Total Pageviews

Friday, January 7, 2011

Nguồn Gốc Ngũ Hành 4

(Tử Vi Dưới Mắt Nghiệp Quả, bài 4.4)

Theo Duy Thức:

1. Nhãn thức: sự nhận thức của thị giác - mắt.
2. Nhĩ thức: sự nhận thức của thính giác - tai.
3. Tỷ thức: sự nhận thức của khứu giác - mũi.
4. Thiệt thức: sự nhận thức của vị giác - lưỡi.
5. Thân thức: sự nhận thức của thân giác - cơ thể.

Thức thuộc phi vật thể (năng lượng, KHÔNG) khi qua "sự vân dụng của Y Lý" thì Thức trở thành Khí (vật chất, SẮC), tiến trình này gọi là Khí Hoá, và thông qua các khiếu mà ta nhận được khi kết hợp Thận, Tỳ, Can, Tâm Phế (Đông Y)và Nhãn, Nhỉ, Tỷ, Thiệt, Thân. (Duy Thức)

-"Thận khai khiếu ở Tai". Thận thuộc Thủy
-"Tỳ khai khiếu ở miệng" hay "Thân nhục khai khiếú ở Miệng". Tỳ thuộc thuộc Thổ
-"Can khai khiếu ở mắt". Can thuộc Mộc
-"Tâm khai khiếu ở lưỡi". Tâm thuộc Hỏa
-"Phế khai khiếu ở mũi". Phế thuộc Kim

1. Nhãn thức ---> hóa khí--->"Can khai khiếu ở mắt". Can thuộc Mộc
2. Nhĩ thức---> hóa khí--->"Thận khai khiếu ở Tai". Thận thuộc Thủy
3. Tỷ thức---> hóa khí--->"Phế khai khiếu ở mũi". Phế thuộc Kim
4. Thiệt thức---> hóa khí--->"Tâm khai khiếu ở lưỡi". Tâm thuộc Hỏa
5. Thân thức---> hóa khí--->"Tỳ khai khiếu ở miệng"/" Thân nhục khai khiếú ở Miệng". Tỳ (Thân nhục) thuộc Thổ

Chú ý
---- Tâm vương và Tâm sỡ
---- Các đặc tính của năm thức.
---- Tám thức cùng xuất hiện mất 1 thức mất tất cả Tám thức.

Do Tâm mà Thiên Ác được giả lập, Vì Thiện Ác mà con người tái sinh, cùng một lúc sự vân hành của tám thức cũng bắt đầu,không trước không sau Âm Dương, Ngũ hành được hình thành và con người tiếp tục trôi nỗi trong vòng sanh tử.

Tâm ---> Thiện Ác --->[Vận hành của Tám Thức --->Lộ Trinh Tâm] ---> Bát Quái(Âm Dương) Ngũ Hành

Tâm ---> Thiện Ác ---> Mat Na Thức(Thiện/Ác) / Ý Thức(Thiện/Ác) ---> Bát Quái (Âm Dương) Ngũ Hành

Tâm --->Lương Nghi ---> Tứ Tượng ---> Bát Quái(Âm Dương) Ngũ Hành


Điều đáng chú ý là không một danh từ nào có thể thoát ra khỏi sự bao hàm của Âm và Dương. Để phân tách hai hóa chất tương tự hóa tính hay lý tính người ta dủng phương pháp Sắc ký, sự trôi chảy qua cột sắc ký hay sắc ký trên giấy mà lần lượt thâu lươm lai từng hóa chất, và đó cũng là phương tiên duy nhất để tách rời "Âm-Dương" và "Thiện-Ác" là qua sự vận hành của hệ tám thức trên dòng trôi nỗi nghiêp lực..

Đến đây ta có ba bản đồ 1-- Tử vi 2-- Bát quái Thái cực đồ 3-- Y hoc Đông phương.
Được nối liền nhau qua hệ tám thức. Mặc dù thới điễm xuất hiện các bộ trên không đồng niên đại, không cùng một soạn gia.
Nhưng, nếu liên tưởng tới phương pháp truy tầm kho tàng của Tây phương.

Bản đồ 1 Tử vi có Tàng Thức, Mạc Na Thức, Ý thức (ngũ hành chỉ kết hợp sau khi tìm được bản đồ 3, và danh từ vượt thới gian "Bác Sĩ"

Bản đồ 2 cũng tìm ra ba chử Tàng Thức, Mạc Na Thức, Ý thức

Bản đồ 3, qua danh từ vượt thới gian "Bác sĩ" mà tìm lại đươc Ngũ hành, do 5 Thức được Khí hóa.
"Bác sỉ "chỉ tới Bản đồ thứ ba mà Hệ tám thức mới có khả năng nối liền các mảnh (bản đồ) thành một, nói khác Thời điểm xuất hiện của bản đồ xưa cũ nhất là Thời diễm chung cho cả ba (bản đồ), người sáng tạo cũng chỉ là MỘT NGƯỜI duy nhất.

Trần Đoàn Tiên Sinh Là Ai? Nếu Đại Lạt Ma có thể là một hoá thân của 5000 ngàn năm trước thì Trần Tiên Sinh cũng là một hoá thân,(Qua quá trinh dựng nước, nhiếu hóa thân của Lac việt lần lượt xuất hiện để bảo vệ, dẫn dắt dân tộc chúng ta qua những thời kỳ hung hiễm, gần như bị đồng hóa, từ Tàu Mông cổ, Thanh, Tây.. Lý do tại sao sẽ nói ở chương sau.) với nhiệm vụ bảo vệ phát huy, gìn giữ Tư vi, một trong ba bộ kinh điễn: Y-học (Hoàng đế nội Kinh), Dich Lý, Tử Vi. Theo người viết thì còn một cuốn nũa, mà người viết đang tìm hiểu, theo thiễm nghỉ , có lẽ về Luyện khí (nội công)?

No comments:

Post a Comment