Total Pageviews

Thursday, December 22, 2011

Trí Tuệ Bát Nhã Tâm Kinh 1.2

1- Nương vào công đức vô lượng, Bồ tát Quán Thế Âm, an định, tự tại tiến sâu vào nguồn kinh mạch Kim, Thủy, Hỏa, Môc, Thỗ và rằng khi vượt qua khiếu đó (cỗng, gate) hợp thể năm chất đều là Không, liền thóat khòi mọi khổ ách.

2- Này người con Xá Lợi, hinh tướng cũng là Không, Không cũng là hình tướng, rằng phi vật chất, vật chất là không hai không khác. Thọ Tưởng Hành Thức đều như vậy

3- Này người con Xá Lợi: Hết thảy các pháp đều không. Không sanh cũng không diệt, không dơ cũng không sạch, không thêm cũng không bớt. Và rằng tánh không, không có hình tướng, cho nên không có nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, nên không có đối tượng của mắt, tai, mủi, lưởi, thân, cũng không có cái biết của sắc, thanh, hương, vị, xúc. Không có vô minh, không có hết vô minh, không có già chết và cũng không có hết già chết. Không có khổ nạn nên không có tập, diệt, đạo, không có tri thức hiểu biết, cũng không có được mất, vì không có gì được hay mất.

4- Giờ đây Đại bồ Tát nương vào trí tuệ Bát Nhã, nên tâm không còn chướng ngại, nên không còn sợ hãi, lìa xa được điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn. Các vị Phật trong quá khứ, hiện tại, tương lai đều nương theo Trí Tuệ Bát Nhã nầy mà đắc quả vô thượng chánh đẳng chánh giác.

5- Cho nên phải biết rằng Trí Tuệ Bát Nhã" là đại thần Lực, là vô thượng lực, là lực vô đối vô song có khả năng tiêu trừ khổ nạn, là chân thật, là sự thật không gian dối.

6- Vì thế, nên biết rằng Trí Tuệ Bát Nhã được tuyên nói trong kinh rằng:
"Vượt qua, vượt qua, vượt qua cổng đó, thể nhập vào trái tim vô thượng, Giác ngộ rồi!"
-------------------------------------
Giải nghĩa Tâm Kinh

1- Tâm kinh được mỡ đầu bằng "Nương vào công đức" xác định không một ai có thề chứng đạt, kiến tánh mà không hôi đủ công đức, tiếp liền đó danh hiệu Bổ tát Quán thế Âm được nêu lên như một cảnh tỉnh, một nhấn mạnh "công đúc viên mãn" là điều kiện ắt có và đủ.

Vậy Công đức là gì? Tại sao lại cần thiết đề vươt qua cổng đó(Kim_Mộc_Thủy_Hỏa_Thổ)

(Đọc thêm:Tử Vi Dưới Mắt Nghiệp Quả, bài 4.5 "Giải mã huyền sử")
GiaiMaHuyenSu_ChuDongTu
Tưởng cũng cần nhắc lại vào thời kỳ Hùng Vương thứ ba (2879-258 BC) Chử đồng tử và Tiên Dung đươc Đại bồ tát Phật Quang (PHÁP VÂN ĐỊA), truyền lại 4 bộ chân kinh Lộ trình tâm(Dich), Y hoc , Tử vi và Luyên khí .

Bôn chân kinh này liên hệ mật thiết lẫn nhau không thề tách rời nhau đươc vì nó là một tiến trinh tu học cứu cánh Giác Ngộ. Ứng xử (Lộ trình tâm), quản trị nhân lưc (Tử vi), Hành thiện ( Y học), Rèn luyện thân tâm (Luyên khí).

Tử vi (Tử là Hạt, Vi là sóng) là hàm lương tử viết lại dòng Nghiệp lực, Tử Vi đã sử dụng hệ tám thức tức là khoảng 3000 năm trước khi ngài Vô Trươc và ngài Thế Thân (316 AC hay 860 năm sau khi Đức Phật diệt độ) xiêm dương Duy thứ hoc, duy thức thuộc tông Pháp tướng. Nói khác Tử vi nói lên cái Thực Tướng của dòng nghiêp lực. Mọi biến hiện hình tướng đều xuất phát từ biến động từ Tạng thức. Một biến đổi của dòng Nghiêp lực là một hay nhiểu thay đổi qua 12 cung trên địa bàn Mệnh, Phụ, Phúc, Điền, Quan, Nô, Di, Tật, Tài, Tử, Phu(Thê), Bào và từ đó tương tác lên bộ vị trên tướng, thanh, sắc (màu sắc, bức xạ ánh sáng, sóng), y tướng của đương số, như ta vẫn thường nghe "Tướng tùy tâm sanh tướng tùy tâm diệt" cũng không ngoài khái niêm này.

Biển Thước đi chơi khắp thiên hạ, cứu được nhiều người lắm. Một hôm đi đến đất Lâm Tri, vào yết kiến Tề Hoàn công, nói với Hoàn công rằng :
Chúa công có bệnh ở thớ thịt ; nếu không chữa thì thành ra bệnh nặng.
Hoàn công nói :
- Tôi chẳng có bệnh gì cả !
Biển Thước lui ra. Sau năm ngày lại vào yết kiến ; nói với Tề Hoàn công rằng :
- Bệnh chúa công đã ở mạch máu, làm thế nào cũng phải chữa.
Hoàn công không trả lời. Sau năm ngày nữa lại vào yết kiến, nói với Hoàn công rằng :
Bệnh chúa công đã ở trong ruột và dạ dày rồi, phải chữa ngay đi Hoàn công lại không trả lời. Biển Thước lui ra. Hoàn công than rằng :
Tệ quá ? Thầy thuốc chỉ nghề hay vẽ trò ! Người ta không có bệnh mà cứ bảo là có bệnh ?
Qua năm ngày nữa, Biển Thước lại vào yết kiến Tề Hoàn công, vừa trông thấy nét mặt Hoàn công đã vội lui ra mà bỏ chạy. Hoàn công sai người hỏi. Biển Thước nói :
- Bây giờ bệnh chúa công đã vào đến tủy rồi ! Bệnh ở da thịt còn xoa thuốc được, bệnh ở mạch máu thì còn tiêm thuốc được, bệnh ở ruột và dạ dày còn uống thuốc được, nay bệnh đã vào đến tủy thì dẫu trời cũng không chữa được nữa, bởi vậy tôi không nói mà lui ra.
Lại qua năm ngày nữa. Hoàn công quả nhiên ốm nặng, sai triệu Biển Thước. Người nhà Biển Thước nói :
- Thầy tôi bỏ đi đã năm hôm rồi ?
(Đông châu liệt quốc hồi 32 @ 4phuong.net)
Sắc khí là bức xạ phát ra từ kinh mạch bị đồn nén, bế tắt phát ra khi đi xuyên qua da thịt làm thay đổi màu sắc tại đó như tia laser đỏ để lại vết đỏ khi qua cừa kính.

"The religion of the future will be a cosmic religion. It should transcend personal God and avoid dogma and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense arising from the experience of all things natural and spiritual as a meaningful unity. Buddhism answers this description. If there is any religion that could cope with modern scientific needs it would be Buddhism."
Lới phát biều trên của Albert Einstein gây nhiều dĩ ứng tôn giáo " Tôn giáo tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ . Nó cần phải vượt qua Đấng tạo hóa, tránh giáo điều và thần học. Hàm chứa phi vật chất (tinh thẩn) lẫn vật chất, và (nếu) phải là một tôn giáo thì tôn giáo đó phải bắt nguồn từ kinh nghiêm về vật chất lẫn Phi vật chất (tinh thần) là một tổng thể đồng nhất đầy ý nghĩa. Phật giáo trà lời cho sự mô tả này và nếu có bất kỳ tôn giáo nào có thể đáp ứng với những nhu cầu khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo."
Vũ trụ, thật là đầy ý nghĩa vì không phải chỉ có trái cầu này là hành tinh duy nhất có sinh vật. Theo Tử vi đưới mắt nghiệp quả thì chúng sinh là kết quả của xâu chuổi Vô minh -Lão tử, là thai tạng của dòng nghiêp lực, là biến hiện của tám thức mà thực tướng, hiện tướng của nó là tổng thể đồng nhất cũa vật chất và Phi vật chất.

(Đoạn sau trich từ :CÁC TÔNG PHÁI ĐẠO PHẬT / Đoàn Trung Còn)
"Pháp tướng tông khi truyền sang Nhật Bản cũng tạo ra rất nhiều ảnh hưởng tích cực trong đời sống của dân tộc này. Khi nhận biết rằng những giá trị vật chất trong cuộc sống vốn là không thật, họ không rơi vào chỗ bi quan yếm thế hay lười nhác, trốn tránh. Trái lại, họ vận dụng được nhận thức này để rèn luyện sự kiên tâm và một nghị lực vững vàng trước mọi biến động trong cuộc sống. Nhờ vậy, họ có thể chịu đựng được những cơn động đất, bão tố, nạn đao binh... Trải qua thảm họa, họ thản nhiên xây dựng lại cuộc sống; gặp những mất mát đau thương, họ mỉm cười chấp nhận để nỗ lực vượt qua. Họ biết rằng không có gì là trường tồn. Những điều tốt đẹp hay xấu xa, thảy đều sẽ qua đi với thời gian. Và nhờ đó, họ không bao giờ đánh mất đi những nỗ lực vươn lên hoàn thiện cuộc sống. Họ tin tưởng rằng, tuy mọi cái đều không thật, đều giả tạm, nhưng chính phần tâm thức, nghị lực của mỗi con người là thật có."
PhapTuongTong.DoanTrungCon
"tuy mọi cái đều không thật, đều giả tạm" và theo Tử vi dưới mắt nghiệp quả thì Thế giới này chỉ không còn hiện hữu khi chúng sinh cuối cùng trong vũ tru được giác ngộ.. Có lẽ đây cũng là lý do Đức Phật muốn nhập diệt ngay sau khi thành đạo, Làm sao đây để chúng sinh hiểu được rằng thế giới này là giã tạm khi mà chúng sinh hiện hữu thì thế giới này còn hiện hữu hay nói khác Vật chất sơn hà địa đại, 12 cung tử vi 12 tương quan Mệnh, Phụ, Phúc, Điền, Quan, Nô, Di, Tật, Tài, Tử, Phu(Thê), Bào là một thực tại khó bác bỏ. Với con đưòng tu đạo nếu hiểu được là giã tạm, là không thực, là hư vọng, là do nhân duyên sinh, là không, là giã danh thì sự giác ngô sẽ không còn bao xa.

Trở lại với Công đức:

Theo Tử vi dưới mắt nghiệp quả thì khi làm một việc thiên có nghĩa một chủng từ thiện được gieo vào tàng thức. chủng tử đó được goi là chủng từ Công đức. Khi hội đủ điều kiện (duyên) thì sẽ trở thành Phúc đức (phước đức) ở hiện kiếp. Nêu việc thiên đó do Tham Sân Si, Ích kỷ thì nó cũng là chủng tử Công đức nhưng có thêm cái đuôi TSS, IK thí dụ Công-Đức_TSS, Công-Đức_IK, và như thế khó có duyên để thành Phúc đức, nói như vậy không có nghĩa là vô phương cứu chữa chỉ cẩn thực hành Tứ vô lương tâm chuyển hóa Công-Dức_TSS, Công-Dức_IK thành Công đức. Nói như vậy còn có ý nghĩa chỉ cần trong một thoáng giây hành thiện mà tâm tỉnh lặng, không ích kỷ, tâm vi tha, tâm hỹ, tâm xã thì cơ hội chuyển hóa vẫn luôn còn đó. Tâm bồ đề chĩ có thề có khi tạo được thói quen hành thiện, qua kinh nghiệm hoc tâp, qua hành động dấn thân làm thiện mà tâm bổ đề dẩn hiện rõ.

Chuyện kể rằng:

Khi Ðức Ðạt Ma Tổ Sư được rước vào Kim Lăng, vua Lương Võ Ðế hỏi rằng:
- Từ khi lên ngôi, trẫm cất chùa, chép kinh, độ tăng không xiết kể, thế có Công đức chăng?
Tổ Sư nói: - Các việc làm ấy không có Công đức.

Ấy là Tổ Đat Ma ấy nói tới công đức khó có thể biến đổi thành phúc đức trong kiếp hiện tai hay tương lai (Công-Đức_TSS, Công-Đức_IK)

"Lương Võ Ðế làm vua 48 năm, thọ 86 tuổi, 45 năm quy y đầu Phật, chẳng những thâm tín mà còn thông hiểu giáo lý đạo Phật, ông đã một đời hoằng dương chánh pháp như độ tăng, cất chùa, xây tháp, giảng kinh, chú sớ, từ bỏ ngai vàng, tránh cuộc chiến tranh. Người hiểu đạo, mới thấy ông là bậc bồ tát hiện thân, cho nên ông được người đương thời xưng tán là Phật tâm thiên tử."
(Đoạn trên trich từ : LuongVoDe)

Như đã nói Tâm bồ đề chĩ có thề có khi tạo được thói quen hành thiện, qua kinh nghiệm hoc tâp, qua hành động dấn thân làm thiện mà tâm bổ đề dẩn hiện rõ. Với hành trang dấn thân của vua Lương Võ Đế như trên ông quả xứng đáng là bậc bồ tát hiện thân, Công đức vô lượng đáng được xưng tán là Phật tâm thiên tử. Và như thế lời nói của Tổ Đạt Ma chì mang ý nghĩa cùa cây gậy "Thiền" !!

Làm thế nào xây dựng một nền tảng công đức vô lương cứu cánh Niết bàn:
Theo người viết thì giữ giới là yếu tố tiên quyết thưc hành bồ tát đạo như Đức phật đã dạy:

Trong Tăng Chi Bộ kinh, 3B – trang 73, Ðức Phật dạy 10 mục đích hình thành giới bổn như sau:
1. Ðể Tăng chúng được cực thịnh
2. Ðể Tăng chúng được an ổn
3. Ðể chặn đứng các người khó điều phục
4. Ðể các vị Tỳ kheo tốt được sống an ổn
5. Ðể chế ngự các lậu hoặc ngay trong hiện tại
6. Ðể chặn đứng các lậu hoặc trong tương lai
7. Ðể đem lại niềm tin thanh tịnh chính đáng cho những người chưa tin
8. Ðể làm tăng trưởng niềm tin thanh tịnh chính đáng cho những ai đã có lòng tin
9. Ðể cho chánh pháp được tồn tại
10. Ðể cho giới luật được chấp nhận

Với những điều kiện trên, chúng ta thấy mục đích hình thành giới bổn cũng là để ngăn ngừa điều ác, làm và tăng trưởng điều thiện. Như Luật tạng nói: "Giới là để chế ngự, chế ngự là để khỏi hối hận, không hối hận là để được hân hoan, hân hoan là để được hỷ, hỷ là để được khinh an, khinh an là để được lạc, lạc để được định, định để được chánh kiến, chánh kiến để được vô dục, vô dục để được ly tham, ly tham để được giải thoát, giải thoát để có giải thoát tri kiến, giải thoát tri kiến để đi đến vô thủ trước Niết bàn"
Đọc thêm : TamVoLauHoc

Giới theo quan điểm Ðại thừa gồm
Ngũ giới, Bát quan trai giới, Thập thiện giới cho hàng Phật tử tại gia.
Sa di và Sa di ni có 10 giới, Thức xoa ma na ni thêm 6 học giới,
Tỳ kheo 250 giới, Tỳ kheo ni 348 giới (311? http://en.wikipedia.org/wiki/Patimokkha)
Bồ Tát (tại gia và xuất gia) có 10 giới trọng và 48 giới khinh.

Chương 53- Bài học do Bồ tát Phổ hiền dạy "Phương Pháp Hành Bồ Tát Ðạo".

"Thiện Tài chiêm ngưỡng thân tướng của Bồ tát tỏa ánh hào quang sáng ngời soi tỏa khắp mười phương pháp giới, phát ra vô lượng hạnh nguyện Ba la mật thanh tịnh. Bồ tát xoa đầu Thiện Tài nói:

" Người có thấy thần lực của ta chăng? Thuở quá khứ, trong nhiều vi trần số kiếp, ta đã thực hành Bồ Tát Ðạo để thanh tịnh tâm Bồ đề và kính thờ vô lượng chư Phật. Ta ở trong vô số kiếp mà chưa từng có một niệm nhỏ chẳng theo lời giáo huấn của Như Lai. Ta chẳng bao giờ có tâm sân hận và trụ vào ngã và ngã sở, không một sát na nào rời bỏ Bồ đề. Ta chỉ an trụ tâm trong đại bồ đề thượng và dùng tâm đại bi cứu giúp chúng sinh, trang nghiêm cõi Phật. Trong nội tâm và ở ngoài cảnh giới đều xả hết, cho đến cả mạng sống của ta cũng không hề tiếc rẻ. Nếu nói những việc ta đã làm thì vô cùng tận. Ðại dương bát ngát còn có thể cạn khô, chứ những hạnh nguyện của ta bình đẳng, thanh tịnh, tùy thuận chúng sinh mà ứng hiện khắp nơi, làm cho ai nấy đều được an vui, hết khổ."
(trich từ: http://www.thuvienhoasen.org/tdn-hoanghiem-02B.htm)

" Sự quán tưởng bằng lý trí luật nhân quả của Phật, dầu toàn hảo và tuyệt luân đến mấy, vẫn không chắc gì quyết định được sự chiến thắng vô minh, đau khổ, sanh tử và ô nhiễm"
(Trich từ Thiền Luận D.T.Suzuki /Đại đức Tuệ Sĩ chuyển dịch)

Mà ta phải sống thân thiết với cảnh giới tự chứng ấy của người mở đạo. Cảnh giới tự chứng đó là vô lương kiếp tu hành Bồ Tát Đạo, thực hiện lời Đại nguyện Từ Bi Hỷ Xã. (Tứ Vô Lương Tâm). Điếu cực kỳ quan trong ở đây là qua tứ vô lương tâm mà dung chứa đươc tất cả chúng sinh vào tâm thức của mình như người mẹ dung chứa đứa con một trong tâm thức người mẹ, mọi vui buồn khổ đau của con chinh là vui buồn khổ đau của mẹ.

Lòng mẹ

Vào một đêm Giáng sinh, một thiếu phụ mang thai lần bước đến nhà một người bạn nhờ giúp đỡ. Con đường ngắn dẫn đến nhà người bạn có một con mương sâu với cây cầu bắc ngang. Người thiếu phụ trẻ bỗng trượt chân chúi về phía trước, cơn đau đẻ quặn lên trong chị. Chị hiểu rằng mình không thể đi xa hơn được nữa. Chị bò phía bên dưới cầu.

Ðơn độc giữa những chân cầu, chị đã sinh ra một bé trai. Không có gì ngoài những chiếc áo bông dày đang mặc, chị lần lượt gỡ bỏ áo quần và quấn quanh mình đứa con bé xíu vòng từng vòng giống như một cái kén. Thế rồi tìm thấy được một miếng bao tải, chị trùm vào người và kiệt sức bên cạnh con.

Sáng hôm sau, một người phụ nữ lái xe đến gần chiếc cầu, chiếc xe bỗng chết máy. Bước ra khỏi xe và băng qua cầu, bà nghe một tiếng khóc yếu ớt bên dưới. Bà chui xuống cầu để tìm. Nơi đó bà nhìn thấy một đứa bé nhỏ xíu đói lả nhưng vẫn còn ấm, còn người mẹ đã chết cóng.

Bà đem đứa bé về và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, cậu bé thường hay đòi mẹ nuôi kể lại câu chuyện đã tìm thấy mình. Vào một ngày lễ Giáng sinh, đó là sinh nhật lần thứ 12, cậu bé nhờ mẹ nuôi đưa đến mộ người mẹ tội nghiệp. Khi đến nơi, cậu bảo mẹ nuôi đợi ở xa trong lúc cậu cầu nguyện. Cậu bé đứng cạnh ngôi mộ, cúi đầu và khóc. Thế rồi cậu bắt đầu cởi quần áo. Bà mẹ nuôi đứng nhìn sững sờ khi cậu bé lần lượt cởi bỏ tất cả và đặt lên mộ mẹ mình.

"Chắc là cậu sẽ không cởi bỏ tất cả - bà mẹ nuôi nghĩ - Cậu sẽ lạnh cóng!". Song cậu bé đã tháo bỏ tất cả và đứng run rẩy. Bà mẹ nuôi đến bên cạnh và bảo cậu bé mặc đồ trở lại. Bà nghe cậu bé gọi người mẹ mà cậu chưa bao giờ biết: "Mẹ đã lạnh hơn con lúc này, phải không mẹ?". Và cậu bé òa khóc.
Truyện này do bạn Dang Hoang (Email: danghoang@operamail.com) gởi đến Xitrum.net

Lời bình của Nguyen Vinh Trung :
"Trên đời này không co tình cảm nào thiêng liêng hơn tình mẹ. Mẹ là tất cả, bởi vậy câu chuyện đã làm bạn rơi nước mắt, phải không nào? Nếu bạn rơi nước mằt, có nghĩa là con người thánh thiện trong bạn vẫn còn. Chỉ sợ những bạn đọc xong câu chuyện này mà vẫn "tỉnh rụi" thì thật đáng sợ."
Trich từ: LongMe
(còn tiếp)

No comments:

Post a Comment