Total Pageviews

Sunday, January 9, 2011

Giải Mã Huyền Sử

(Tử Vi Dưới Mắt Nghiệp Quả, bài 4.5)

Chử Đồng Tử

Người lảnh đạo Lac việt sẽ phải làm gì trươc cái xã hội lúc bấy giờ, khi mà tự do ngôn luân, tư tưởng bi giai cấp khống chế ngăn cấm, tham vọng đồng hóa từ phong tục tập quan của giai cấp thống trị áp đạt lên người dân Lạc việt. Gần một ngàn năm dưới ách thống trị của người Trung quốc chắc chắn sẽ không bỏ qua một hình thức nội dung chất chứa hình ảnh con dân Lạc việt,
Thử nghĩ, với 30 năm ,với chủ nghĩa Mác Lê-nin (1945-1975),sử sách, văn chương phải phục tùng chế độ.. thì 1000 năm Bắc thuộc, khi mà khác giông khác nói thì cái ách gông xiềng như thế nào.?? nếu không là:

Trăm năm bia đá thì mỏn
ngàn năm bia miêng hảy còn trơ trơ.

và Huyền sử được hình thành chất chúa sữ liệu ẩn dấu bên trong. Linh mục Dominique Luong Kim Đinh trong Kinh Hùng có đoạn:

"Huyền thoại chính là tự truyện của một dân tộc bao hàm những kinh nghiệm tích luỹ từ không biết bao đời tiên tổ kết tinh lại. Xuyên qua đó thường được kể lại bằng những nét lung linh cái sứ mệnh của dân tộc, nên đó quả là những di bảo thiêng liêng chứa chấp những giá trị thâm sâu nằm giáp miền tiềm thức.

Có thể nói tác giả đã dựng nên những huyền thoại cũng chính là tiềm thức cộng thông của tất cả tiên tổ đã góp phần vào việc kiến tạo dân nước. Nói đến tiềm thức là nói đến sự vượt biên cương lý trí phân minh, nên trở thành âm u.

Vì thế những niên đại, những địa danh, cũng như các nhân vật phải được hiểu một cách co dãn chập chờn, vì đó chỉ là những mảnh vụn của lịch sử được huyền sử dùng như tiêu biểu để nói lên những tư tưởng hướng dẫn cuộc sống của dân tộc, nên mang tên này hay tên khác, xảy ra nơi nọ hay nơi kia đều không quan trọng.

Huyền sử thuộc vòng trong tiềm ẩn không nhằm ghi chép sự kiện hay biến cố ngoại diện như sử kýmà cốt nhằm phác họa những hình ảnh văn hóa, những mẫu mực chung của lối sống, nghĩ, cảm, là những dạng thức có liên hệ mật thiết với hoàn cảnh nơi ấy, nên khi nào con cháu muốn tìm ra những làn sóng ngầm của lịch sử dân tộc cùng những cái nhìn soi dọi vào đời sống hiện đại để tìm ra những mẫu mực căn bản thì cần phải mở một cuộc hội thoại thâm thiết với những di bảo nọ. Việc đó có thể gọi theo tiếng nói ngày nay là làm triết lý. Như thế triết lý ở đây là một cuộc đào sâu kinh nghiệm sống của tiên tổ để lấy chất liệu tạo dựng những dạng thức canh tân hợp cảm quan thời đại. "

Sử Thần Ngô Sỹ Liên trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đã xếp phần này vào Ngoại Kỉ, dù là phân ngoại kỳ nhưng vân mang ngụ ý, ông vẫn thiết tha ngày kia từ huyền sử, một trang sử sẽ được viết lại, những ẩn dụ sẽ được phơi bày, trã lại cho lịch sử Việt những trang sữ bị xáo nhòa trong qúa khứ.


Lỉnh nam Trích quái: Chừ Đồng Tử

Hùng Vương truyền ngôi đến vua cháu ba đời, có sinh được một người con gái tên là Tiên Dung Mỵ Nương, tuổi vừa mười tám, dung mạo tú lệ, nguyện không lấy chồng, chỉ thích ngao du thiên hạ. Vương chiều mà nghe theo. Mỗi năm khỏang tháng hai, tháng ba, nàng sửa soạn thuyền ghe, lênh đênh ngòai biển, vui chơi quên cả ngày về. Lúc bấy giờ ở làng Chử Xá có người tên là Chử Vy Vân sinh được một người con trai tên là Chử Đồng Tử, hai cha con tính vốn hiền lành, nhà ngheo lại gặp nhà cháy, của cải khánh kiệt tận chỉ còn một cái khố vải, cha con ra vào thay đổi nhau mà mặc. Bị bệnh già, cha bảo con rằng:- Ta chết thì chôn lộ thể cũng được, để cái khố lại cho con mặc kẻo xấu hổ.

Cha chết, người con không nỡ làm thế, cứ để cả khố mà chôn. Chử Đồng Tử bấy giờ thân hình trần truồng, đói rét khôn xiết, mới cầm cần câu đi đến bờ sông câu cá, trông thấy thuyền buồm đi qua, đứng dưới nước mà xin ăn. Nào ngờ thuyền của Tiên Dung bỗng đến đó; nghe thấy tiếng chuông trống đàn sáo, thấy những nghi trượng cờ xí, Đồng Tử sợ hãi, không biết trốn vào đâu, trông thấy trong bãi phù sa có chòm lau sậy, lơ thơ năm ba gốc, bèn ẩn thân vào đó, đào cát thanh huyệt để giấu mình, lại lấy cát vùi lên trên. Giây lát, thuyền của Tiên Dung ghé vào đó; nàng dạo chơi trên bãi cát, truyền lấy mùng màn vây kín cả chỗ lau sậy để tắm.

Tiên Dung vào trong màn, cởi áo múc nước dội tắm; cát chảy, thân hình Đồng Tử lộ ra, hồi lâu Tiên Dung biết là con trai. Tiên Dung nói:- Ta đã không thích lấy chồng, nay lại gặp người này cùng lộ thân với nhau trong một huyệt cát, có lẽ trời khiến thế chăng? Thôi ngươi hãy dậy mà tắm rửa đi. Rồi ban cho áo quần, cùng nhau xuống thuyền ăn uống hoan lạc; người trong thuyền đều cho là mộtsự gặp gỡ tốt lành xưa nay chưa từng có. Đồng Tử nói rõ sự tích cho Tiên Dung nghe; Tiên Dung thương xót, bảo làm vợ chồng.

Đồng Tử cố từ. Tiên Dung nói:- Việc này tự trời tác hợp, việc gì mà từ chối?

Những người tháp tùng vội đem việc ấy tâu lên với Hùng Vương; Hùng Vương giận bảo rằng:- Tiên Dung không biết trọng danh tiết, không biết tiếc tiền của ta, đi chơi giữa đường lại hạ giá, lấy người nghèo, còn mặt mũi nào mà thấy ta nữa, từ nay mặc kệ nó, không cho trở về nước nữa.
Tiên Dung nghe tin, sợ không dám trở về mới cùng với Đồng Tử mở chợ búa, lập phố xá, cùng nhân gian mậu dịch, dần dần nơi ấy thành một ngôi chợ lớn (nay là chợ Hà Lõa); thương nhân ngọai quốc qua lại buôn bán, kính sự Tiên Dung Đồng Tử làm chủ.

Có một nhà đại thương đến nói với Tiên Dung rằng:- Quý nhân xuất ra một thoi vàng, năm nay cùng với người nhà buôn ra ngòai biển mà mua vật quý, sang năm sẽ lời được một thoi.Tiên Dung bảo Đồng Tử rằng:- Vợ chồng ta do trời định khiến, ăn mặc là của trời cho, bây giờ nên lấy một thoi vàng cùng với người nhà buôn đi ra biển mà mua hàng đem về làm kế sinh nhai.

Đồng Tử bèn cùng đi với người nhà buôn; ngòai biển có một hòn núi tên là Quỳnh Viên Sơn; trên núi có một chiếc am nhỏ, người đi buôn ghé thuyền ở đấy mà múc nước; Đồng Tử lên chơi trên am, có một tiểu tăng tên là Phật Quang truyền phép cho Đồng Tử.



(Ánh sáng phát ra từ Đức Phật : Phật Quang)


Đồng Tử mới lưu lại am nghe thuyết pháp, giao vàng cho người đi buôn mua hàng, dặn lúc nào trở về thì ghé lại am để cho Đồng Tử về.

Nhà sư mới tặng cho Đồng Tử một cái gậy và một cái nón, bảo rằng:- Linh thông tại đây đó.
Đồng Tử trở về, đem chuyện đạo Phật nói hết với Tiên Dung, từ đó giác ngộ, bỏ chợ búa, nghề buôn, đem nhau đi tìm thầy học đạo. Một hôm trời đã tối mà chưa đến nhà trọ, họ mới ở lại giữa đường, cắm gậy úp nón lên trên để che. Đêm đến canh ba, thấy hiện ra thành quách, lầu son đền báu, đài các lăng miếu, kho tàng miếu xà, vàng bạc châu ngọc, chiếu giường, mùng màn, tiên đồng ngọc nữ, tướng sĩ thị vệ la liệt đầy ở trước mặt.

Sáng ngày ai trông thấy cũng lấy làm kinh dị, tranh nhau đem những vật hoa hương, ngọc thực đến dâng hiến và xưng thần. Văn võ bá quan phân quân túc vệ, biệt lập thành một nước.
Hùng Vương hay tin cho là con gái mình làm loạn mới phát binh đi đánh; quan quân đến rồi, quần thần xin phân quân án ngữ.

Tiên Dung rằng:- Chuyện này không phải tự ta làm ra, cũng là trời giun gửi; sinh tử tại thiên, ta đâu dám chống cha, phải thuận chịu điều chính, chờ lệnh chém giết.

Lúc bấy giờ những người mới tập họp, sợ hãi mà chạy tán loạn, chỉ còn bọn người cũ ở lại với Tiên Dung.

Quan quân kéo đến đóng doanh ở bãi Tự Nhiên, chỉ còn cách một con sông lớn; ngày sắp tối nên chưa kịp tiến binh. Chừng đến nửa đêm, hốt nhiên gió lớn thổi làm nổi sóng đổ cây; quan quân đại loạn; bộ đảng, thành quách của nàng Tiên Dung nhất thời nhổ đi bay lên trời; đất ở chỗ ấy sập xuống thành một cái đầm lớn.

Sáng ngày, dân gian không trông thấy thành nữa, cho là linh dị bèn lập miếu đường, thời thường đến tế, gọi đầm ấy là Nhất Dạ Trạch, châu ấy là Man Trù Châu (hoặc gọi là Tự Nhiên Châu), chợ ấy là Hà Lõa Thị.

[ ---- Sau đến thời Nam Đế, binh nhà Lương sang xâm chiếm nước ta, vua sai Triệu Quang Phục làm tướng đem binh ngăn giữ. Quang Phục điều động dân chúng tàng ẩn ở trong đầm, cái đầm ấy sâu rộng bùn lầy, khó bề tiến lui; Quang Phục cỡi chiếc thuyền độc mộc qua lại cho tiện, thường nhân đêm tối, dùng thuyền mà đột xuất đánh phá cướp lấy lương thực, làm kế trĩ cửu cho giặc kiệt quệ. Ba bốn năm trường giặc không đánh được. Bá Tiên than rằng:- Đời xưa gọi là đầm nhất dạ thăng thiên, ngày nay lại là cái đầm nhất dạ đạo kiếp. Gặp lúc Hầu Cảnh tác loạn bên Trung Hoa, vua Lương triệu Bá Tiên về, ủy quyền cho tỳ tướng Dương Sằn thống lĩnh quần chúng. Quang Phục trai giới thiết đàn ở trong đầm, đốt hương cầu đảo. Thóat thấy thần nhân cỡi rồng giáng xuống giữa đầm, bảo Quang Phục rằng:- Ta lên trời nhưng linh dị còn ở đây, người có lòng thành cầu đảo, ta đến để giúp bình loạn tặc.Rồi cởi vuốt rồng đưa cho Quang Phục bảo giắt vào đầu đâu mâu, hễ đánh đâu là được đó. Nói đoạn lại bay lên trời. Quang Phục y như lời dặn đem binh đột kích, binh Lương đại bại, chém được tướng Dương Sằn ở trận tiền, binh Lương lui chạy. Quang Phục nghe tin Nam Đế mất, bèn tự lập lên làm Triệu Vương, đóng đô ở quận Vũ Ninh núi Trâu Sơn. ]

Chử Hiếu
"Chừng đến nửa đêm, hốt nhiên gió lớn thổi làm nổi sóng đổ cây; quan quân đại loạn; bộ đảng, thành quách của nàng Tiên Dung nhất thời nhổ đi bay lên trời; đất ở chỗ ấy sập xuống thành một cái đầm lớn. Sáng ngày, dân gian không trông thấy thành nữa, cho là linh dị bèn lập miếu đường, thời thường đến tế, gọi đầm ấy là Nhất Dạ Trạch, châu ấy là Man Trù Châu (hoặc gọi là Tự Nhiên Châu), chợ ấy là Hà Lõa Thị. "

và:

"Tiên Dung rằng: Chuyện này không phải tự ta làm ra, cũng là trời giun gửi; sinh tử tại thiên, ta đâu dám chống cha, phải thuận chịu điều chính, chờ lệnh chém giết."

Kết hơp hai đoạn trên :
1- "bay lên trời" Trời = Thiên = quẻ Càn = Cha2- "chờ lệnh chém giết."3- "chỉ còn bọn người cũ ở lại với Tiên Dung. "
Nhu vây Tiên Dung trở về với phụ vương cùng với Đông tử và gia nhân củ, không có gia nhân mới. "người mới" chỉ là hư cấu, không thật, làm nội bật sự trở về với Phụ vương, lúc đi và lúc vể. Chử hiêu của Tiên Dung củng được nhấn mạnh qua câu nói.
Chúng ta sẽ thấy cái nghi kỵ của câp lảnh đạo và hành xử của cấp thuộc hạ là một ám ảnh của dân tộc.(xin đoc lại chủ đề Chu Nguyen Chương / Mai Thôn / TuviLySo.net)

Ý nghĩa của Gậy và Nón

"Nhà sư bèn tặng cho Đồng Tử một cây gậy và một cái cái nón, vừa bảo:
"Các việc linh thông đều ở đó rồi!."

Đồng Tử trở về, đem chuyện đạo Phật nói hết với Tiên Dung, từ đó giác ngộ, bỏ chợ búa, nghề buôn, đem nhau đi tìm thầy học đạo.

Một hôm trời đã tối mà chưa đến nhà trọ, họ mới ở lại giữa đường, cắm gậy úp nón lên trên để che.
"gậy" và "NÓN" có nghĩa :

1 - Gây = rắn / Ác nhân --------- "NÓN" = che chở /Thiên nhân ---> Thiện /Ác
2 - Gậy = có hình dáng số 1 ----- "NÓN= có hình dáng Zero ----> nhi phân .

Cách tính toán dựa vào nhị phân. Có lẻ bàn tính là một trong ứng dụng nhị phân. Và dĩ nhiên không thể bỏ qua chử viết vì một khi đả có con số, bài tình, con toán, thì nền văn minh phải đả xuất hiện.

Sự phát triễn của văn minh này, nền văn minh dựa trên Tâm lý Phật giáo và Lộ trình Tâm (Đạo Tâm / Dịch), mà người Trung quốc thời du mục khởi lòng tham chiêm đoạt. và cũng chính vì thấy được hiễm họa người Trung Quốc, hiễm họa 1000 năm mất nước mà các bộ kinh đươc an bài rất tế nhị, kín đáo qua hệ tám thức, bí mật cũa huyền sử, với danh từ vượt thời gian "Bác sĩ" và chỉ có thể mỡ ra bởi người Lạc việt.

3 --------"cắm gậy úp nón lên trên " có nghỉa sự phối hợp của Gây và Nón hay 1 và Zero,3a ------ là nói đến sự xữ dụng Âm Dương qua Dich hay Lộ trình tâm3b ------ là nói đến sự xử dụng của 1 và Zero trong phép nhị phân mà người phương Tây nhìn thấy qua quẻ dich.
(Xin đọc Từ vi dưới mắt Nghiệp quả / nguồn gốc Âm Dương Ngũ Hành ; Tuvilyso.net, Nhớ Huế.Org)

4 - "Gậy và Nón", khi đi chung với nhau thì mang nghỉa luật pháp. Gậy là dùng sửa sai Ác nhân, "Nón" che chở người vô tội, nhân dân,... nghĩa là cơ cấu nhà nước, hành chính, luật pháp đã hình thành. Một cơ cấu được dụa trên căn bản "Tâm lý Phật giáo" xuyên qua hệ tám thức và Lộ trình tâm, Đạo của tâm.

Một sự hài hòa tất yếu, được minh chứng qua thới đại Hùng vương, người dân Lac việt đã có 2622 năm yên bình, một văn minh chảy dài 2622 năm, trong lich sử của cà thế giới không một quốc gia nào có thể so sánh và chỉ một triều đại, trước sau như một: Hùng Vương.
Tách riêng Dich (lộ trình tâm) chỉ dẫn tới Lảo tử, Không tử, Trang Tử , Mạnh Tử...nghĩa là vẫn "đi bên cạnh" dòng lich sử Trung quốc.

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, 18 đời vua Hùng: 2879-258 TCN
Trải qua 18 đời
1, Kinh Dương Vương, Lộc Tục
2, Lạc Long Quân, Sùng Lâm
3, Hùng Quốc Vương, Lân Lang
4, Hùng Diệp Vương, Bảo Lang
5, Hùng Hy Vương, Viên Lang
6, Hùng Huy Vương,
7, Hùng Chiêu Vương
8, Hùng Vi Vương
9, Hùng Định Vương
10, Hùng Úy Vương
11, Hùng Chinh Vương
12, Hùng Vũ Vương
13, Hùng Việt Vương
14, Hùng Ánh Vương
15, Hùng Triều Vương
16, Hùng Tạo Vương
17, Hùng Nghị Vương
18, Hùng Duệ Vướng

18 đời Hùng Vương :

nếu đọc con số 18 như sau "Mười" viết 10 , đọc con số "Tám" viết 8 và "18 đời" bây giờ là 108 đời, do đó trung bình một đời Vua Hùng khoảng 24 năm.

Với người phật tử thì con số 108 có ý nghĩa là chuổi Tràng Hạt. Tràng hạt xuất hiên có nghỉa Phập Pháp xuất hiện, và đây cũng là đất nước của Phật, đất nước được lảnh đạo bởi chánh pháp, Tâm lý phật Giáo và Đạo của Tâm.. Nếu như Do Thái với Thiên Chúa là tổ phụ của họ.(??? người viết không rành về Thiên Chúa giáo, xin đính chánh nêu sai sót) .

Khi liệt kê 18 đời Hùng Vương thì lại có nghĩa 18 vị A la Hán của chúng ta, của người Lac việt. 18 vị A la hán cùng với Phật tử sẽ theo lich sử dưng nước mà lẩn lượt xuất hiện bảo vệ, thông lảnh, dẫn dắt người dân Lạc việt vượt gềnh vượt thác, vượt chông gai hiểm nguy..

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Thời đại Hùng vương có từ lúc nào ? Nói đền Dich, nói đến Tử vi, ... bói toán nói chung, ta không thề tách rời hệ thống lich pháp. Không có lich pháp làm căn bản cho Ngũ hành nạp âm thì không một môn, gọi là huyền bí- bói toán đươc hình thành.

Lịch Pháp Việt Nam

(Trich Luc Độ Tâp Kinh/ Ts Lê Manh Thát)
Lục độ tập kinh ngày nay có cả thảy 91 truyện. Trong số các truyện này có một số truyện ta có thể truy về thời các vua Hùng còn nắm giữ quyền hành, nghĩa là trước biến cố năm 43sdl, khi cuộc kháng chiến vệ quốc do Hai Bà Trưng lãnh đạo thất bại. Cơ sở cho một việc truy tìm như vậy dựa trên một hiện tượng khá đặc thù của những truyện này. Đó là hiện tượng sử dụng lịch pháp. Trong Lục độ tập kinh có 10 truyện đề cập đến đơn vị thời gian, tức các truyện:
Truyện 9, ĐTK152, tờ 4b19, cl và c9:"Một thời 90 ngày" (nhất thời cửu thập nhật), "hai thời 180 ngày" (nhị thời bánh bát thập nhật), "thỉnh ở lại ba thời" (thỉnh lưu tam thời).


Truyện 14, tờ 9a13 "Hai mươi mốt ngày thì đến núi Đàn Đặc" (Tam thất nhị thập nhật nãi chí Đàn Đặc sơn) Truyện 24, tờ 14c23: "Bố tát thấy Phật, vui vẻ qui y, thỉnh Phật và Tăng ở lại nhà mình bảy ngày cúng dường trọn lễ" (Bồ tát đồ Phật, hân nhiên tự quy, thỉnh Phật cập Tăng thất nhật lưu gia, dĩ lễ cúng dường); cùng truyện tờ 15a2: "Bảy ngày như thế, đều không lười mõi" (thất nhật nhược tư đô vô giải)
Truyện 25 tờ 15c27: "Ở thai mười tháng" (Xử thai thập nguyệt).
Truyện 61, 34a2: "Mười ngày sau" (thập nhật chi hậu)
Truyện 76 tờ 40b12: "Bé trong bụng mẹ... ba tam tuần ngày, thân thể thành hình" (Nhi tại mẫu phục.. tam thập bát thất nhật, thân thể giai thành)
Truyện 79, tờ 42b9-12: "... rồng vui vẻ làm mưa gió bảy ngày bảy đêm. Đức Phật ngồi ngay không động không lay, không thở, không hít. Bảy ngày không ăn thì được thành Phật. Lòng vui, không còn tưởng. Rồng rất vui mừng, cùng bảy ngày không ăn, mà không có niệm đói khát. Hết bảy ngày, mưa gió tạnh" (... Long hỉ, tác phong vũ thất nhật thất dạ. Phận đoạn tọa, bất dộng bất dao bất suyễn bất tức. Thất nhật bất thực, đắc Phật. Tâm hỉ, đô vô hữu tưởng. Long đại hoan hỉ, diệc thất nhật bất thực, vô cơ khát niệm. Thất nhật tốt, phong vũ chỉ)
Truyện 83, tờ 44c17: "Vua vui vẻ bày tiệc, rượu nhạc bảy ngày" (Vương hỉ, thiết tửu vi nhạc thất nhật); cùng truyện tờ 45a8: "Bẻ trúc để ghi thì đi đường bảy ngày mới về tới vương quốc" (dĩ trúc vi soán hành đạo thất nhật, nãi chí vương quốc); tờ 46a14-16: "Vua nói: Hãy ở lại bảy ngày nữa [...] sau bảy ngày có đại thần vương đến chỗ vua trời chúc mừng" (Vương viết "Thả lưu thất nhật [...], thất nhật chi hậu, hữu đại thần vương chỉ thiên vương sở hạ viết...); tờ 45c1 "Bố thí bảy ngày; không ai thiếu thốn mà không được đầy đủ" (bố thí thi thất nhật, vô phàm bất túc).
Truyện 88, tờ 50b13-23: "Trong một trăm năm, phàm có ba trăm mùa xuân, hạ đồng. Mỗi mùa có một trăm. Lại trong 1200 tháng, các tiết Xuân, Hạ, Thu, Đông, mỗi thứ bốn trăm thánh. Trong ba vạn áu ngàn ngày, xân một vạn hai ngàn ngày. Hạ nóng, đông lạnh, mô4i thứ một vạn hai ngàn ngay. Trong một trăm năm, một ngày hai bữa... Trong 100 năm, đêm ngủ trừ năm mươi năm... Con người thọ 100 tuổi chỉ vui có mười năm" (Bách tuế chi trung phàm cánh tam bách thời, xuân hạ đông nguyệt các cánh kỳ bách dã. Cánh thiên nhị bách nguyệt xuân hạ đông tiết các cánh tứ bách nguyệt. Cánh tam vạn lục thiên nhật, xuân cánh vạn nhị thiên nhật, hạ thử đông hàn, các vạn nhị thiên nhật. Bách tuế chi trung, nhất nhật tái phạn... Bách tuế chi trung, dạ ngọa trừ ngũ thập tuế... Nhân thọ bách tuế, tài đắc thập tuế nhĩ). Ta thấy truyện 98 này ghi nhận một năm có 360 ngày, chia thành ba mùa [thời], mỗi mùa có 120 ngày, ậy mỗi mùa có 3 tháng: "Trong một trăm năm phàm lại có 300 mùa, xuân hạ đông mỗi mùa có 100, tức 1200 tháng, xuân hạ đông tiết, mỗi tiết có 400 tháng, tức 36.000 ngày, mùa xuân lại có 12.000 ngày, mùa hạ nóng, mùa đông lạnh, mỗi mùa 12.000 ngày". Rõ ràng, một ghi nhận như thế bộc lộ quan điểm lịch pháp của Phật Giáo Ấn Độ, mà ta ngày nay còn tìm thấy trong Xá đầu luyện thái tử nhị thập bát tú kinh, ĐTK1501 tờ 419c1-2 & b4-6 và Phạn bản Sàradùlakarnàvadàna của nó hiện còn bảo lưu: "Ba mươi ngày là một tháng, kể 12 tháng là một năm", và một năm chỉ có ba mùa là dông, xuân và hạ. Điểm lôi cuốn là Xá đâu luyện thái tử nhị thập bát tú kinh do Trúc Pháp Hộ dịch vào khoảng những năm 265-313, thì trước đó hơn nửa thế kỷ", Trúc Luật Viêm và Chi Khiêm lại thực hiện một bản dịch sớm hơn dưới tên Ma đăng già kinh gồm hai quyển thượng hạ. Ngoài chuyện ghi nhận ở quyển hạ ĐTK1500 tờ 409a13-4 là "ba mươi ngày đêm gọi là một tháng, 12 tháng này gọi là một năm"; còn nói ở tờ sau [410a18-9]: "Hễ năm thì có 365 ngày... tháng có 30 ngày". Dầu sao đi nữa, việc chia một năm có 360 ngày thành 12 tháng và ba mùa của Lục độ tập kinh có vẻ là một phản ảnh khá trung thành quan điểm lịch pháp của Phật giáo vào những thế kỷ trước và sau dl. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu tiếp, ta thấy truyện 9 của Lục độ tập kinh 1 ĐTK152 tờ 4b19 và 4c1& c9 lại nói đế "một mùa 90 ngày" (nhất thời cửu thập nhật) và "hai mùa 180 ngày" (nhị thờ bách bát thập nhật). Thế cũng có nghĩa một năm có tới bốn mùa, chứ không phải ba mùa. Lịch pháp Ấn Độ thời tiền Phật giáo của giai đoạn Vệ đà tiền kỳ, tức khoảng những năm 1500-100tdl, thường chia 12 tháng cuả một năm thành 6 mùa là lạnh ['sarad] và rét [vasanta], hạ [grìsma], mưa [varsa], thu ['sarad] và rét [hemanta], như Rigveda x.90; 6; i.131, 4 v.v... đã ghi. Đến giai đoạn Vệ đà hậu kỳ [1000-300tdl], sáu mùa vừa kể trên rút gọn lại còn ba mùa là đông, hạ và mưa, và xếp đặt các tháng còn lại cho phù hợp, mà ta có thể thấy trong Taittiriya samhità. Việc rút gọn lại còn ba mùa này sau đó đã được nền lịch pháp Phật giáo chấp nhận, như đã nói trên. Vậy, rõ ràng sự kiện truyện 9 nói tới bốn mùa dứt khoát không liên hệ với lịch pháp Ấn Độ và Phật giáo. Thế phải chăng nó chịu ảnh hưởng của lịch pháp Trung Quốc?.


Đúng là lịch pháp Trung Quốc từ thời Ngũ đế [2550-2140tdl] đã đề cập tới bốn mùa xuân hạ thu đông, như Nghiêu điển trong Thượng thư chú sở 2 tờ 5b10-6b3 dã viết [vua Nghiêu] bèn sai hai họ Hy, Hòa xét chuyển vận của trời, trăng và sao, để thế mệnh trời, mà báo cho dân biết thời tiết [...] Khi ngày dài nhất, sao là Hỏa, thì là giữa hạ [...]. Khi đêm dài nhất, sao là Hư, thì là giữa thu [...] Khi ngày ngắn nhất, sao là Mão, thì là giữa đông [...]. Tuy vậy, nó cũng viết tiếp: "Vua nói: Này các ngươi Hy, Hòa năm quay lại sau ba trăm với 6 tuần và 6 ngày, lấy tháng nhuận đặt đúng bốn mùa, để nên năm".


Viết như thế, không những lịch pháp Trung Quốc từ xa xưa đã xác định mỗi năm có 365 ngày, mà còn dùng chế độ 10 ngày là một tuần. Chế độ 10 ngày một tuần này được sử dụng rất là phổ biến. Đọc Tả truyện chú sở 43 tờ 2b11 và 44 tờ 2b5 các năm Lỗ Chiêu Công thứ 5 và 7, ta thấy nói "số của ngày là mười" (nhật chi số thập), "trời có mười ngày" (thiên hữu thập nhật). Thiên Chu quan của Lễ Ký cũng ghi nhận : "Họ Phùng tướng giữ các việc 12 năm, 12 tháng, 12 giờ, 10 ngày (thập nhật), 28 ngôi sao". Đặc biệt, hệ thống 10 ngày đây không chỉ tồn tại trên sách vở hiện lưu truyền, mà còn thấy trên các văn tự giáp cốt mới khai quật, như Quách Mạt Nhược_1 đã chứng tỏ. Nói cách khác đi, lịch pháp Trung Quốc chỉ dùng hệ thống 10 ngày, để chia ngày của tháng, mà thời Nghiêu Thuấn đã gọi là tuần. Hệ thống này Lục độ tập kinh 6 ĐTK 152 tờ 34a2 trong truyện 61 chỉ sử dụng một lần, và chỉ dùng chữ 10 ngày trơn, tức "sau mười ngày", mà không dùng đến chữ tuần. Ngược lại, hệ thống tuần ngày được nói đến một cách rộng rãi. Cụ thể là các truyện 14 tờ 9a13, 24 tờ 14c23, 54 tờ 31b12, 79 tờ 42b9-12 và 83 tờ 44c17, tờ 45a8 & c1 và tờ 46a15. Đặc biệt, truyện 76 tờ 40b12 để tính thời gian thai nhi ở trong bụng mẹ, đã dùng số 38 bảy ngày [tam thập bát thất nhật]. Điều này có nghĩa dù truyện 9 có nói tới hệ thống bốn mùa, hệ thống ấy không nhất thiết phải xuất phát từ lịch pháp Trung Quốc.


Kết luận đây hoàn toàn phù hợp với một báo cáo của Lưu An [? - 122tdl] về quan hệ lịch pháp giữa Trung Quốc và Việt Nam thời cổ đại còn ghi lại trong Tiền Hán thư 64 thượng tờ 2a10-b1 nói rằng: "Việt là đất phương ngoài, là dân cắt tóc xăm mình, không thể lấy phép tắc của nước mủ đai mà xử lý nó. Từ thời Tam đại hưng thịnh, Hồ và Việt không chịu nhận chính sóc, chẳng mạnh không thể phục chúng, chẳng uy không thể ngăn chúng, cho là đất không thể ở, là dân không thể chăn, không đáng làm phiền Trung Quốc".


Bảo là "từ thời Tam đại, Hồ và Việt không chịu nhận chính sóc", Lưu An muốn xác nhận rằng từ những triều đại nhà Hạ (2140-1711tdl), nhà Thương (Ân 1711-1066tdl) và nhà Chu (1066-256tdl), người Việt ta đã không "chịu chính sóc", tức đã không dùng lịch pháp Trung Quốc. Do thế, việc truyện 9 chia 360 ngày của một năm thành 4 mùa, mỗi mùa 90 ngày, phải nói là xuất phát từ lịch pháp Việt Nam thời Hùng Vương hậu kỳ, nếu không phải là tiền kỳ cùng lúc với thời Ngũ đế (2550-2140tdl) bên Trung Quốc.


Xác định này càng được củng cố thêm, khi ta phân tích lịch pháp Ấn Độ, để xem thử tình trạng sử rộng rãi hệ thống 7 ngày có xảy ra, như đã xảy ra trong Lục độ tập kinh hay không. Đúng là người Ấn Độ từ xa xưa rất thích con số 7, mà chứng cớ có thể tìm thấy dễ dàng trong Rigveda i.62,7 [nói đến phần của thế giới, 7 rặng núi, 7 tiên nhân], i.63,7 [7 suối, 7 đại cương, 7 thành phố], i.72,6 [7 ngọn lửa, 7 âm, 7 lễ, 7 bước lên trời..] v.v... Tuy nhiên trong lịch pháp của họ không dùng tới hệ thống tuần 7 ngày. Mahàbhàrata 1.1.35 sau khi kể về sự hình thành thế giới và mọi vật sinh xuất, đã viết:
samvatsarartavo màsàh paksàhoràtrayah kramàt / yac cànyad api tat sarvam sambhùtam lokasàk sikam / 35 năm, mùa, tháng, tuần, ngày, đêm cũng lần lượt xuất sinh và đó là sự sinh của tất cả mọi vật được biết trên thế gian này.
Chữ mà chúng tôi dịch là tuần, trong tiếng Phạn là paksa. Và chữ paksa thực tế không có nghĩa là tuần, như ta thường hiểu theo dạng 10 ngày cuả tuần Trung Quốc hay dạng 7 ngày của tuần hiện nay. Ngược lại, trong lịch pháp Ấn Độ nó dùng để chỉ đơn vị 15 ngày, mà trong lịch pháp tiền kỳ gọi là nguyệt tiền [pùrva/apùryamàna-paksa] và nguyệt hậu [apara/apa-ksìyamàna], rồi sau đó gọi là bạch nguyệt ['sukla/'suddha] và hắc nguyệt [krisna/tàmisra], như có thể thấy trong Áo nghĩa thư Kausìtaki upanisad, các kinh Kausika, Kàtyàyanasrauta, 'Sankhàya nasrauta, bộ luật Manu v.v... Đặc biệt lối chia hắc nguyệt bạch nguyệt này được sử dụng rất phổ biến trong lịch pháp Phật giáo, để qui định các lễ tiết của mình, cụ thể là lễ bố tát [posadha] trong Luật tạng và các lễ khác trong mật giáo. Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát cập chư tiên sở thuyết cát hung thời nhật thiên ác tú diệu kinh, quyển thượng ĐTK 1299 tờ 393a 1-2, viết rất rõ: "Hễ tháng thì có hai phần hắc và bạch. Từ ngày mồng một đến ngày 15 là bạch nguyệt. Từ ngày 16 đến ngày 30 là hắc nguyệt".
Thế rõ ràng trong lịch pháp Ấn Độ và Phật Giáo rất ít sử dụng hệ 7 ngày. Cần chú ý ngay trong tạng kinh Nam truyền bằng tiếng Ba lỵ, thời gian thai nhi nằm trong bụng mẹ cũng chỉ dùng hệ 9 hay 10 tháng [M.i.4.u. Mahàtanhà sankhayasuttam: màtà nava và dasa và màse gab- bham kucchinà pariharati...], chứ không dùng hệ 7 ngày. Còn tuần của lịch pháp Trung Quốc thì dứt khoát có 10 ngày, như câu trong Nghiêu điển dẫn trên cho thấy.

Nói tóm lại, theo chúng tôi, hệ thống lịch chia năm ra làm 360 ngày, rồi phân bổ thành bốn mùa, mỗi mùa gồm có 3 tháng, mỗi tháng có 30 ngay cùng với việc dùng hệ 7 ngày làm tuần là một di sản của lịch pháp thời Hùng Vương còn được bảo lưu trong Lục độ tập kinh qua 10 truyện đã dẫn trên, trừ truyện 88 phản ảnh hệ thống lịch pháp của Phật giáo Ấn Độ. Và để bảo lưu được một hệ thống lịch sử như thế, các truyện ấy phải lưu hành vào thời hệ thống lịch đó đang còn hiệu lực, tức đang còn sử dụng chính thức và công khai. Đối cách nói, chúng phải xuất hiện tại Việt Nam trước biến cố năm 43 sdl, khi nhà nước Hùng Vương bị quân đội nhà Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại. Nếu xuất hiện sau, khi bộ máy cai trị đàn áp của Mã Viện đã thiết lập, thì dứt khoát một bảo lưu như thế không thể nào xảy ra, vì Viện đã cố tình thực hiện một chính sách huỷ diệt tàn bạo chưa từng thấy trong lịch sử, như bắt đày những người lãnh đạo chính trị và tinh thần [cừ soái>, điều tấu lại Việt Luật "hơn mười việc" và thu gom trống đồng, ngoài việc giết sạch những người chống đối vũ trang và xây dựng thêm đồn canh để bảo vệ cho bạo quyền do Viện mới thiết lập.
Xác định được một phần nào hệ thống lịch pháp thời Hùng Vương như vậy không những giúp ta sửa sai một quan niệm lưu hành khá phổ biến trước đây là "Nay không thấy dấu tích gì giúp ta biết cách xếp đặt ngày tháng của dân Lạc Việt xưa", mà còn giúp khẳng định lời đoán của Hoàng Xuân Hãn rằng "văn hóa Trống đồng của nước Văn Lang chắc đã dùng năm 12 tháng, tháng lần lượt 29-300 ngày cũng không hẳn là vô lý"_1. Nhưng quan trọng hơn đối với chúng ta là việc xác định được hệ thống lịch vừa nói đưa ta đến một nhận thức mới không những về Phật giáo nước ta, mà còn về thời đại Hùng Vương cùng những thành tựu nhiều mặt của nó, trong đó có cả tư tưởng, văn học và khoa học kỹ thuật. Riêng đối với Phật giáo nhờ xác định hệ thống lịch, ta cũng xác địhnh được những kinh truyện nào đã truyền vào và lưu hành ở nước ta, khi triều đại Hùng Vương đang còn tồn tại. Và do việc nghiên cứu các kinh truyện ấy, ta sẽ biết học thuyết nào của Phật giáo được nhân dân ta chấp nhận và sinh hoạt Phật giáo vào giai đoạn ấy ra sao. Hiện có 7 truyện như thế đang có mặt trong Lục độ tập kinh và chúng tất phải lưu hành, khi hệ thống lịch Việt Nam đang có hiệu lực, nghĩa là trước năm 43 sdl, lúc triều đại Hùng Vương còn thực hiện chức năng quản lý đất nước của mình."

(Hết đoạn trich)


Theo TS Lê mạnh Thát, ta có thể suy rằng hệ thống lịch pháp TQ với 365 ngày một năn không thỏa mãn diều kiện “Lục thập hoa giáp” ma chỉ con số 360 của lich pháp Lạc việt mới thỏa điều kiện “Lục thập hoa giap” qua ngũ hành nạp âm. Thiếu cơ sỡ này không một môn khoa hoc “Huyền bí” nào có thề hình thành và ứng dụng.


Bảo là "từ thời Tam đại, Hồ và Việt không chịu nhận chính sóc", Lưu An muốn xác nhận rằng từ những triều đại nhà Hạ (2140-1711tdl), nhà Thương (Ân 1711-1066tdl) và nhà Chu (1066-256tdl), người Việt ta đã không "chịu chính sóc", tức đã không dùng lịch pháp Trung Quốc. Nói khác Lich Pháp Lạc việt chắc hẳn đã xuất hiên rât lâu trước nhà Hạ, nói xa Ngũ đế [2550-2140tdl]. Và như thế xác định đươc một phần nào thới đại Hùng vương như sử sách đã ghi 2879-258 không gi sai trái.

No comments:

Post a Comment