Total Pageviews

Wednesday, December 29, 2010

Tử Vi và Duy Thức

(Tử Vi Dưới Mắt Nghiệp Quả, bài 2)
Như trên, chúng ta thấy rằng vòng lộc tồn (Thiên Can) khi khởi đẩu bằng Bác Sí, nó mang khái niêm cũa dòng Ý thức. Bản thân Bác sĩ nó không hẳn mang khái niêm Ý thức, nhưng khi hội nhập và khởi đầu vòng Thiên can, khi mang khái niệm mãi mãi là học hòi, mãi mãi là sinh viên trong nghành nghề, khi kết qủa tối hậu là Quốc Ân được chứng thực thì khái niêm dòng Ý thức mới thành hình, nghĩa là qua sự tu tâp và chúng đạt tối hâu của trí tuệ mới có thể nói vòng thiên can chính là dòng Ý thức.

Theo Duy thức học

(trích từ Tâm Lý Phật Giáo / Đại đức Thích Tâm Thiện http://www.quangduc.com/tamly/34tamluhocpg.html )

Các đặc tính và sự liên hệ của ý thức

Ý thức có phạm vi hoạt động bao quát hơn cả so với Tàng thức và Mạt na thức.

- Trong ba tánh: Ý thức có đầy đủ các tính chất: thiện (Kusala), bất thiện (Akusala) và vô ký (Advaya hay Avyàkrta).

- Trong ba lượng: Ý thức có đầy đủ hiện lượng (Pramana), tỷ lượng (Anumana) và phi lượng (Apramana).

- Trong ba cảnh: Ý thức có đầy đủ Tánh cảnh (realm of things in themselves), Đới chất cảnh (realm of representations) và Độc ảnh cảnh (realm of mere images)

- Trong ba cõi và chín địa: Ý thức có mặt đầy đủ, tùy theo nhân duyên.

- Trong 51 tâm sở: Ý thức có mặt và liên hệ đầy đủ, bao gồm: 5 tâm sở biến hành, 5 tâm sở biệt cảnh, 11 thiện tâm sở, 6 tâm căn bản phiền não, 20 tâm tùy phiền não và 4 tâm bất định."

(hết đoạn trích)

Đâu là 4 tâm bất định, 20 tâm tùy phiền não, 6 tâm căn bản phiền não, 11 thiện tâm sở, 5 tâm sở biệt cảnh, 5 tâm sở biến hành,, ba còi chín địa, ba cảnh-lương-ý ?

Trở lại khoa vật lý Newton, một vật có khối lượng m, di chuyển với gia tốc a thì F=ma.

Khối lương m không nhất thiết là xe, tau, phi đan ... và nếu là chiếc xe thì cũng không nhất thiết xe đó hiệu gì, mảu gì, mây cửa, hình dạng.. chỉ cẩn có khối lương và gia tốc thì có đươc lực F.

Tử vì dưới mắt Nghiêp quả là một ham hạt do vây nó không nhất thiết mang theo 4 tâm bất định, 20 tâm tùy phiền não, 6 tâm căn bản phiền não, 11 thiện tâm sở, 5 tâm sở biệt cảnh, 5 tâm sở biến hành,, ba còi chín địa, ba cảnh-lương-ý . Điều chũ yếu là Tư vi là một hàm viết lại dòng nghiêp lực thì Tử vi phãi hội đủ thành phân tàng thức, mạt na thức, Ý thức, Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức và Thân thức theo Duy thức hoc.

Mạt na thức : (Tâm lý học Phật giao / Thich Tâm Thiên)

"Tánh của thức Mạt na là hữu phú vô ký, sinh khởi ở đâu thì chấp ngã ở đó, [cho đến khi đạt đến] quả vị A La Hán, Diệt tận định và đạo xuất thế thì nó không còn [hiện hữu] nữa".

Như đã trình bày, Mạt na là Chuyển thức, nó một mặt chấp Tàng thức làm ngã ; mặt khác, nó lại là nền tảng cho sự nhiễm và tịnh của sáu chuyển thức trước (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý thức).

Vì sao nói Mạt na làm nền tảng cho sự nhiễm và tịnh của 6 thức trước ? Vì lẽ, sáu chuyển thức luôn luôn liên hệ chặt chẽ với sự hiện diện của Mạt na, và Mạt na luôn luôn tác động - chức năng lưu chuyển, đối lưu (interchange) giữa chủng tử và hiện hành - đến sáu chuyển thức. Do đó, nếu sự cuồng si của Mạt na càng lớn thì khả năng sáng suốt của sáu chuyển thức càng nhỏ heo quan hệ tỉ lệ nghịch. Ngược lại, Mạt na được giải thoát chừng nào, nghĩa là qui giảm lần mức độ cuồng si trong bốn phiền não (si, kiến, mạn, ái) v.v... đến mức nào, thì khả năng thanh tịnh sáng suốt của sáu chuyển thức càng lớn lên chừng đó, cũng theo quan hệ tỉ lệ nghịch.

Cần xác định rõ, tính khí của Mạt na là vừa thẩm reflecting) - khảo sát, thẩm sát - lại vừa hằng (always) - luôn luôn có mặt suốt 24 giờ trong một ngày.

Khái niệm chung về Mạt na thức

Về tên gọi, Mạt na thức có nhiều cách gọi khác nhau như: Ý căn (căn nguyên của ý thức - thức thứ 6), thức thứ bảy (vì đứng dưới thức thứ tám - Tàng thức), Truyền tống thức (vì có chức năng lưu chuyển hai chiều, đưa các pháp [dharmas] hiện hành [current] vào Tàng thức, và làm cho các chủng tử trong Tàng thức biến thành các pháp hiện hành) và ý thức (vì thức này sinh và diệt tương tục, không gián đoạn. Tuy nhiên, để tránh lẫn lộn với thức thứ sáu [Ý thức], Mạt na thường được gọi là Ý căn hay là ý, gọi chung là Mạt na thức.

Về cội nguồn, Mạt na thức được sinh khởi từ Căn bản thức (Tàng thức Alaya), do nương vào Tàng thức để hiện hành và có tác năng (function) lưu chuyển, đối lưu (interchange) nên Mạt na được gọi là Chuyển thức (Pravrtti vijnàna). Duy thức học có một Căn bản thức (Alaya) và bảy chuyển thức (Mạt na thức + 6 thức giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể và ý thức). - evolving consciousness.


Khi một con cá lội ở vùng nước trong, vùng chung quanh nó bi xáo trộn, vì nước trong chúng ta rất khó thấy sự quấy đông của dòng nước, chỉ khi con cá ấy lội gần vùng bùn, dòng nước đục vẫn, con cá mất di tùy vào sự đâm đặc của bùn.

Cũng như thế, khi đương số đi vào một cung nào đó tùy vào nghiêp mà sự xáo động nhiều hay ít, sự tương tác của nghiêp lên dương số nhiếu hay ít, sự tương tác đó là Mạt na thức. Mạt na thức chức năng lưu chuyển, đối lưu giữa chủng tử và hiện hành (nghiêp) - đến sáu chuyển thức.(ý thức, nhãn thức,..).
Đoạn trên đươc trich từ Tâm Lý Học Phật giáo/Thich Tâm Thiện/Bản in lần thứ hai/NXB Tp.HCM)

Qua vận dụng Y-lỳ mả các thức trước được khí hóa thành âm dương ngũ hành mà tạo tác, nhồi nặn, nuôi dương cơ thể, mà mỗi người có 1 hình tướng riêng biệt tùy vào nghiêp lực chi phối, 1 hình tướng cho 1 lá số.

Ngoài cáí hình tướng riêng biệt đó, ở mỗi thới điễm, mỗi không gian, khi nói 12 cung bị đông thì cũng có nghĩa âm dương ngũ hành cũng bị động, cũng tạo tác, cũng nhồi nặn, nuôi dương cơ thể, cũng tạo nên 1 hình tướng lồng lên cái hình tướng ban đầu.

Thí dụ:

Anh An là được nhận biết là anh An nhờ vào cái tướng ban đầu "anh AN".

anh An là 1 giáo sư giãng dạy tai trường Chu van An, mỗi khi bướt lên bục giãng thì anh An đươc nhận biết qua vai tró giáo sư, lới nói, ánh mắt, cử chỉ, khuôn mặt... : ta nói anh An đang dóng vai trò Giáo sư, cái Mặt Nạ Giáo Sư

Khi anh An gặp chị Yến, là vợ của anh ta, thí anh An dươc nhân biết qua vai tró người Tình, người Chồng, lới nói, ánh mắt, cử chỉ, khuôn mặt... : ta nói anh An ta nói anh An đang dóng vai trò người Chồng, cái Mặt Nạ Người Chồng

Với người con , với người bạn, với tập đoàn X, với ... muôn ngàn cái "với" đó, vai trò, lới nói, ánh mắt, cử chỉ, khuôn mặt... anh An cũng thay đổi tùy vào mỗi thời điễm, mỗi không gian nào đó. Ta nói anh An với muôn ngàn cái vai trò muôn ngàn mặt nạ....

Khi tâm biến, các thức trước biến, âm dương ngũ hành biến, 12 cung Tử vi bị động, sự tương tác (hê thống chiếu) các sao tạo nên khuôn mặt, vai trò cử chỉ, sắc khí hình tướng .... đó chinh là Mạt na Thức, và mỗi cái vai trò, lới nói, ánh mắt, cử chỉ, khuôn mặt... đó gọi là "Thọ giả Tướng"

Mạt Na = Mặt Nạ ?


Dưới mắt Tử Vi nghiệp quả, khi đương số tại một cung, lập tức có 3 tam hợp chiếu, một xung chiếu một nhị hợp chiếu, một lục hại chiếu, và một ám hợp cục, mỗi cung trên lại có 7 tương tác trở lại địa bàn và cứ như vây, một cung bị động lập tức bảy cung liền biến theo đó, hay một "sao" / chũng tử bị đông lập tức có bảy cung liên hệ bi động.... và địa bàn được nhìn như là Tạng thức trong hệ Tám Thức của Duy thức học.

Tạng Thức

Đây là một thức rất quan trọng , Tử vi viết lai dòng nghiêp lực, lại đặt để Tang thức lên địa bàn (lá số) do vậy xin trích lại phần tạng thức của đại đức Thích Tâm Thiện trong Tâm lý Phật giao, hầu mong làm nỗi bật ý nghĩa Địa bàn hay Tàng thức trong tử vi.

* * *

TÀNG THỨC ALAYA

A- Khái niệm chung về Tàng thức

Tụng ngôn viết rằng:

[01] "Do giả lập nên nói có Ngã và Pháp [chủ thể và đối tượng], có tất cả sự vật hiện tượng, [nhưng] tất cả Ngã và Pháp đó đều nương vào Thức mà sinh ra; [bản chất] của thức - năng biến có ba [đặc tính]".

[02] "[Đó là]: Dị thục và Tư lương, cùng với Liễu biệt cảnh. Trước hết là thức A-lại-da, cũng gọi là Dị thục hay Nhất thiết chủng".
Tiền đề của Duy thức học được xác định ngay bài tụng thứ nhất [01]. Tất cả các pháp (hiện tượng sự vật) là không thật có tự tính (vô tự tánh). Do đó, khi nói về Ngã (chủ thể) và Pháp (đối tượng) chỉ là sự giả định của tâm thức.

Tỉ dụ như:
như thế này thì gọi là cái bàn; như thế kia thì gọi là cái ghế. Sự giả định như thế đối với tất cả hiện tượng sự vật (tâm lý cũng như vật lý) luôn luôn tùy thuộc vào sự trôi chảy năng động của tâm thức (gọi là thức - năng biến). Từ đó, tâm thức được chia thành ba loại cụ thể theo các tác năng cụ thể như được trình bày ở bài tụng số [02]. Ba đặc tính của thức được phân chia theo tác năng cụ thể bao gồm:

1- Dị thục (Vipàka) chỉ cho Tàng thức Alaya (thức thứ 8)
2- Tư lượng (Manana) chỉ cho thức Mạt na (thức thứ 7)
3- Liễu biệt cảnh (Vijnapti) chỉ cho 5 thức cảm giác

Ở đây, chúng ta trước hết khảo sát về Dị thục thức.

Dị thục thức (Vipàkavijnàna), như được nói rõ trong bài tụng số [02], còn được gọi là Tàng thức (Àlayavijnàna) và Nhất thiết chủng thức (Sarvabijaka). Các danh từ này không phải là đồng nghĩa mà mỗi danh từ có một ý nghĩa khác nhau, nhằm giải minh các tính năng của thức thứ tám.

* Tàng thức (Àlayavijnàna): chữ tàng (storehouse) nghĩa là kho tàng, có chức năng dung chứa (storing) tất cả chủng tử (bijas) tức là hạt giống tâm thức (seeds of mind). Tàng thức, do đó, được ví như là nền tảng của tâm thức, là đất để tâm phát triển. Vì thế, Tàng thức được xem như là tự tướng - hay thể của tâm.

Ở đây, nó có ba tính chất:

1- Năng tàng: là chủ thể dung chứa
2- Sở tàng: là đối tượng được dung chứa hay của sự dung chứa
3- Ngã ái chấp tàng: bị ngộ nhận là ngã tính vĩnh hằng.

Như thế, tâm được nhận thức luôn luôn bao gồm hai phần, đó là chủ thể nhận thức và đối tượng được nhận thức. Tỉ dụ, giám đốc viện bảo tàng là chủ thể cất giữ và bảo trì các hiện vật, gọi là Năng tàng; các hiện vật được cất giữ và bảo trì bởi ông giám đốc viện bảo tàng gọi là Sở tàng. Như vậy, Năng tàng là chủ thể cất giữ và bảo trì, Sở tàng là đối tượng được cất giữ và bảo trì. Tại đây, tác dụng đầu tiên của tâm là tàng (storing) - cất giữ và bảo trì. Và khi nói đến tàng thì phải nói đến Năng tàng (chủ thể) và Sở tàng (đối tượng). Tác dụng thứ hai của tâm là [bị] "Ngã ái chấp tàng" - tức là bị thức thứ bảy (Manas) chấp làm ngã tính: cái tôi, cái của tôi, cái tự ngã của tôi ... Tác năng thứ nhất của tâm, như vừa trình bày, mang tính cách năng động. Và tác năng thứ hai này (Ngã ái chấp tàng) mang tính chất bị động, tức là bị thiên chấp bởi một thức khác, đó là Mạt na thức. Tại sao Tàng thức là đối tượng bị chấp như là ngã thể (The object of attachment as a self) sẽ được giải thích ở phần trình bày về thức Mạt na.

* Nhất thiết chủng thức (Sarvabijaka)

Một tính năng khác của tâm là Nhất thiết chủng. Sarva là tất cả (Nhất thiết), Bija là hạt giống (chủng). Nghĩa là tính năng của Tàng thức có thể dung chứa tất cả hạt giống (chủng tử) thiện, ác trong tâm thức.
Thông thường mọi hiện tượng diễn biến trong thế giới thực tại khách quan cũng như trong tâm thức luôn luôn được sinh khởi từ các hạt giống (ý niệm) tiềm tàng trong tâm thức. Tại đó, khi các hạt giống đang ngủ yên trong Tàng thức thì gọi là nhân, và sự hiện khởi của nó được gọi là quả. Tỉ dụ, trong tâm thức chúng ta có đầy đủ các hạt giống thiện và bất thiện, khi nào gặp thuận duyên là nó hiện khởi (hiện hành). Như sự sân hận luôn luôn sẵn có trong ta, khi gặp thuận duyên (như bị ai mắng chửi, đánh đập...)thì hạt giống sân hận đó sẽ biến hiện. Cũng như hoa cam và trái cam dầu chưa xuất hiện, nhưng mầm mống của hoa và trái cam có sẵn trong cây cam. Sự kiện này được gọi là Căn bản thức. Trong luận thư của Nhất Thiết Hữu Bộ cũng có đề cập đến Căn bản thức (Mulavijnàna); và Đồng Diệp Bộ (Tamrasatiya) thì gọi là Hữu phần thức (Bhavangasota) - nghĩa là các hạt giống tâm thức như biểu hiện của sóng-nước luôn luôn hiện hữu trong dòng nước.

Về khái niệm Căn bản thức, nghĩa là thức cơ bản, như hạt giống sản sinh ra mọi hiện tượng sự vật như: vui, buồn, mê, ngộ, sinh tử, Niết bàn, thân, tâm, thế gian, giới, địa v.v... Ở đây nên chú ý rằng, theo quan điểm của Duy thức, thì thân thể của con người cũng được nhận diện hay phát sinh từ trong tâm thức, vì tâm ở đây được hiểu là Nhất thiết chủng thức.

* Dị thục thức (Vipàkavijnàna)

Dị thục (Vipàka) có nghĩa là sự chín muồi của nghiệp quả hay sự kết tinh "khí chất" của mỗi con người; nói đến Dị thục là nói đến tính năng tương quan nhân quả của dòng tâm thức. Dị thục được chia thành ba loại:

1/ Dị thời nhi thục: Thời điểm chín muồi của quả khác với thời điểm gieo nhân.

Tỉ dụ: trái cam, thời điểm sinh ra và thời điểm chín muồi là khác nhau.

2/ Dị loại nhi thục: khi chín muồi thì đã biến chất Tỉ dụ: trái cam khi mới sinh ra thì chua, đến khi chín vàng thì ngọt.

3/ Biến dị nhi thục: khi chín muồi thì đã biến thái (biến tướng).
Tỉ dụ: trái cam lúc nhỏ thì màu xanh, đến khi chín muồi thì ngả sang màu vàng.

Ở đây, sự phân biệt khái niệm "Dị thục" cốt là để soi sáng cái bản chất vô ký (không thể xác định là thiện ác) hay bất định của Tàng thức, tức là Dị thục thức. Như thế, sự biện biệt về các danh từ Tàng thức, Nhất thiết chủng thức và Dị thục thức là nhằm giải minh các tính năng cơ bản của tâm thức (thức thứ tám).

B- Các đặc tính của Tàng thức

Tụng ngôn viết rằng:

[03] "[Đặc tính của nó là] bất khả tri: chấp thủ và duy trì, [nhưng] trong sự biểu biệt các xứ [ các quan năng của căn thân] nó thường biểu hiện cùng với xúc, tác ý, thọ, tưởng và tư; [và trong các thọ] nó chỉ tương ưng với xả thọ".

[04] "Thức này và các tâm sở của nó là vô phú và vô ký, [nó] trôi chảy như dòng sông, [khi đạt đến] quả vị A La Hán [thì tất cả] đều buông xả".

Như vừa được trình bày ở hai bài tụng [03 và 04], tính chất của Tàng thức có những điều không thể biết được (bất khả tri) so với tri giác thường nghiệm của con người, đó là:

1/ Sự cất giữ và duy trì các chủng tử của căn thân (thân thể) và khí thế gian (thế giới thực tại khách quan), làm cho nó không biến mất và chờ nhân duyên để hiện hành.

2/ Tính chất năng động (năng duyên - thuộc chủ thể, lối dịch cũ là kiến phần) của Tàng thức vô cùng nhiệm mầu và tinh tế.

Do đó, đặc tính của Tàng thức bao gồm hai tính chất; một là năng động - tức là chủ thể cất giữ và duy trì các chủng tử của thân thể và thế giới thực tại khách quan, lối dịch cũ là kiến phần - tức chủ thể; hai là bị động - tức là đối tượng (chủng tử của thân thể và thế giới thực tại khách quan) được cất giữ và duy trì bởi chủ thể (subject), lối dịch cũ là tướng phần - tức đối tượng.

Tuy nhiên, trong sự biểu biệt (phân biệt) các xứ (Àyatana) - nghĩa là căn thân và thế giới thực tại khách quan - nó thường biểu hiện cùng với các tâm sở (Cetasika), tức là tác dụng của tâm, bao gồm năm loại cơ bản: Xúc (Sparsa), tác ý (Manaskara), thọ (Vedana), tưởng (Samjna) và tư (Cetana). Trước hết, về khái niệm tâm sở (Cetasika), đó là tác năng hoạt động (tác dụng)
của tâm. Tỉ dụ tâm sở như những ngọn/làn sóng ba đào phát sinh từ nước; hay cây cối, núi rừng phát sinh từ đất. Tâm sở là những thuộc tính sở hữu của tâm (Citta). Có 51 loại tâm sở, nhưng ở đây chúng ta chỉ đề cập đến năm tâm sở (xúc, tác ý, thọ, tưởng và tư); năm tâm sở này là các hiện tượng tâm lý (mental formations) hiện hành cùng với hệ thống tám thức một cách phổ quát (universally operating), bao gồm cả trong Tàng thức, Mạt na thức, ý thức và năm thức giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể).

1/ Xúc (Sparsa): là sự cảm xúc, xúc chạm, hay giao tiếp giữa thế giới tâm lý và vật lý, giữa thân thể (con người) và cảnh vật (thế giới tự nhiên), hay giữa tâm và tâm. Tỉ dụ: sự tri giác về một sự thể nào đó, như một cành hoa chẳng hạn, chỉ có mặt khi xuất hiện sự giao tiếp và tiếp biến giữa con mắt và cành hoa; cũng như khi tâm thức con người tiếp xúc với nỗi buồn hay niềm vui của tâm thức chính nó v.v... Sự giao tiếp giữa các căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể, ý thức) và trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) là cơ sở để hình thành tri giác (sự hiểu biết, phân biệt hay liễu biệt và biểu biệt) của tâm thức như: mắt-thấy, tai-nghe, mũi-ngửi, lưỡi-nếm, thân-cảm xúc, ý-suy tư.

2/ Tác ý (Manaskara): là sự tập trung (Manas) hay chú ý về một đối tượng nào đó. Tỉ dụ: như khi cưỡi ngựa xem hoa, giữa một rừng hoa mênh mông bỗng dưng ta dừng lại và để ý một cành hoa thơ dại nào đó. Như thế, sự hiện khởi ý niệm về một đối tượng nào đó gọi là tác ý.

3/ Thọ (Vedana): là sự cảm thọ các hiện tượng như vui, buồn và trung tính (không vui, không buồn). Cảm thọ có ba loại cơ bản:

- Khổ thọ: cảm thọ bất an, khổ đau...
- Lạc thọ: cảm thọ an lạc, hạnh phúc...
- Xả thọ: cảm thọ trung tính không bị chi phối bởi vui, buồn, khổ, lạc...

Thọ (feeling) là thức ăn để nuôi sống tâm thức đối với con người. Cảm thọ như là một dòng sông trôi chảy tương tục trong đời người, nó không hề dừng nghỉ. Do đó, con đường giải thoát chính là sự thoát ly mọi nô lệ của con người về các sự cảm thọ của tâm thức vô minh.

4/ Tưởng (Samjna): là ấn tượng hay tưởng tượng của tri giác chớ không phải là tư tưởng. Tỉ dụ, sau khi nhìn thấy một cành hoa nào đó, người nhìn tưởng tượng và nghĩ ngợi về nhan sắc và tính chất của cành hoa đó. Tưởng là một trong những tác dụng chính của tâm thức; tuy nhiên, giữa tưởng và thực tại thì hoàn toàn khác biệt. Một tri giác (a cognition, a perception) về một sự thể nào đó, nghĩa là, tri giác đó chỉ phảng phất hay là ảnh tượng của thực tại. Giữa tri giác và thế giới thực tại là một khoảng cách xa vời; do đó, không thể dùng tri giác hay ấn tượng của tri giác để lĩnh hội thực tại. Vì thế những sự nhận thức, tri giác, hiểu biết v.v... về một sự thể hay hiện tượng nào đó đều được gọi là tưởng. Và theo quan điểm của Duy thức nói riêng hay Phật giáo nói chung, phần lớn tri giác (tưởng) thường nghiệm của con người là sai lầm (58). Và nữa, cần ghi nhận rằng, ngoài thế giới tri giác và tư tưởng của con người còn có các thế giới như Trời
Vô tưởng (Asannasatta), Phi tưởng và các cảnh giới thiền định bậc cao Diệt thọ tưởng định (Nirodha - samàpatti - State of meditation of annihilation).

5/ Tư (Cetana): Tư không phải là tư duy theo quan niệm tầm (Vitaka) và tư (Viccara) trong thiền quán, mà tư (Cetana) ở đây là một động lực tâm lý đưa đến một quyết định (volition). Nói theo ngôn ngữ của Nghiệp (Karma), tư chính là hành động tác ý (volitional action), và tất nhiên nó là nghiệp. Có thể nói, Thọ - Tưởng là đại dương mênh mông, và Tư-sở-tác (Cetana) là sóng gió ba đào. Sóng nước "thọ-tưởng-tư" vừa là năng tàng (chủ thể) vừa là sở tàng (đối tượng), lại vừa là kiến phần (tác năng của chủ thể nhận thức), vừa là tướng phần (diệu dụng của đối tượng được nhận thức). Do đó, xúc, tác ý, thọ, tưởng và tư là năm tâm hành vốn là biểu hiện của thức (Vijnàna). Tâm hành là sóng, tâm vương là nước; sóng cũng là nước và nước cũng là sóng. Sự tương tác (một là hai, hai là một) này là biểu hiện của các hiện tượng tâm lý của cả tâm (Citta), ý (Manas) và thức (Vijnàna).

Các danh từ như Duy tâm (Citta matra), Duy thức (Vijnànavada) và Duy biểu (Vijnaptimatra) trong luận thư và kinh tạng đều có nghĩa tương tự như vậy.

Như thế, thức thứ tám này tương ưng với 5 tâm sở biến hành (Universal mental factors), và sự biểu hiện của nó rất tinh tế, không hiển thị sự khổ và vui, do đó nó chỉ tương ưng với xả thọ.

Bài tụng [04] nói tiếp rằng; tính chất của Tàng thức và các tâm sở của nó là vô phú (Anivrta) - tức không bị vây bủa, ngăn che - và vô ký (Àvyàkrta) - tức không bị chi phối bởi thiện hay ác (being neither good nor bad); tiếng Anh gọi là non-defiled (vô phú) và non-defined (vô ký). Sự hiện hữu của nó trôi chảy như dòng sông (hằng chuyển như bộc lưu), không thể nói là thường hằng hay đoạn diệt.

Cho đến khi nào thăng chứng A La Hán vị thì tất cả đều tan biến, buông xả. Tuy nhiên, ở đây chỉ xả bỏ cái danh tự Alaya, nghĩa là từ vọng thức chuyển thành thánh trí, ở đó là thể tính thanh tịnh thường trú của Alaya nhưng không phải là biến hiện của Alaya ở mặt hiện tượng, và cũng không khác với Alaya ở mặt tự thể. Đây là ý nghĩa của tư tưởng "Phật pháp tức phi Phật pháp thị danh Phật pháp" trong kinh tạng và luận thư Đại thừa.

C- Các mối quan hệ của Tàng thức

Như đã trình bày, một nhận thức bao giờ cũng được nhận diện khi có sự giao tiếp giữa chủ thể nhận thức, và đối tượng nhận thức và biểu hiện ra một hệ quả của nhận thức đó. Vì thế trong Tàng thức, đặc biệt là ở khái niệm Nhất thiết chủng thức, (tất cả hạt giống trong Tàng thức) đã nói lên các mối quan hệ cơ bản như: khổ-vui, mê-ngộ, phàm-thánh, chung-riêng, v.v... Do đó, ở đây chúng ta cần xét đến một số quan hệ cơ bản trong diễn tiến của Tàng thức.

Trong Mahàyàna - Satadharma - Vidyàdvara - Sàstra (Đại thừa Bách pháp minh môn luận), ngài Vasubandhu đề cập đến những quan hệ của Tàng thức như sau:

1/ Tàng thức và ba cảnh

Ba cảnh là: Tánh cảnh (The realm of things in themselves), Đới chất cảnh (The realm of representations) và Độc ảnh cảnh (The realm of mere images). Ba cảnh này là đối tượng của nhận thức (Visaya) cũng gọi là tướng phần (Nimittahaga) hay sở duyên (Alambhaga). Nói theo triết học phương Tây, ba cảnh là đối tượng (Object) của chủ thể (Subject) nhận thức.

a) Tánh cảnh: là tự thân của thế giới thực tại khách quan, cái mà Kant gọi là "ding un sick" (La chose en soi, hay Thing in itself) và J.P. Sartre gọi là "être en soi" - hiện hữu chính nó. Tánh là bản chất, cảnh là đối tượng; như vậy Tánh cảnh có nghĩa là bản chất của đối tượng hay bản chất của thế giới thực tại khách quan. Ở đây, chúng ta không thể đạt đến hay lãnh hội được bản chất của
thực tại khách quan. Tỉ dụ, tự thân của đỉnh Lanbiang thì hoàn toàn khác với cái tri giác của chúng ta về nó. Đỉnh Lanbiang trong thực tại và trong tri giác không thể giống nhau vì bản thân tri giác của con người thường bị méo mó và rất sai lầm. Do đó, tri giác thường nghiệm của con người không thể đạt đến Tánh cảnh (The realm of things in themselves).

b) Đới chất cảnh: là ảnh tượng được nương gá vào và hiện sinh bởi Tánh cảnh. Có thể nói hình ảnh về một thực tại nào đó trong tri giác của ta là Đới chất cảnh (cảnh được mang theo, được phản ánh từ thực tại). Tỉ dụ, khi ta thương ghét một mẫu người nào đó, thì hình ảnh của mẫu người đó là hình ảnh được sáng tạo bởi tâm thức chứ không phải là hình ảnh của người đó trong thực tại. Có thể người mình ghét trong thực tại thì rất dễ thương và ngược lại v.v...; do đó, con đường thiền quán trong Phật giáo chính là con đường buông bỏ mọi Đới chất cảnh (ảo ảnh) để thể nhập vào Tánh cảnh (thực tại) của tự thân và thế giới. Dưới ánh sáng của Duy thức học, sự sống của con người hầu như là sống với Đới chất cảnh nhiều hơn là với Tánh cảnh; và đây là nguyên nhân tác thành khổ đau, dục vọng...

c) Độc ảnh cảnh: là thế giới ảnh tượng chỉ có trong tâm thức chứ không có trong thực tại; đó là hình ảnh của ý thức trong mộng, một biểu hiện của Tàng thức Alaya. Ở đây cần ghi nhận rằng cái mà chúng ta gọi là Phật trong tâm và cho rằng mình đã từng sống với Phật v.v... thực chất đó chỉ là Phật của Đới chất cảnh và Độc ảnh cảnh. Và chỉ khi nào con người thật sự giác ngộ mới có thể đạt đến Phật trong Tánh cảnh, tức là Phật tánh. Tuy nhiên, cả Đới chất cảnh và Độc ảnh cảnh đều là những hình ảnh vay mượn hay được sinh khởi từ Tánh cảnh. Cả ba cảnh này đều là biểu hiện của Tàng thức Alaya.

Do đó, trong quan hệ giữa Tàng thức và ba cảnh, thì Tàng thức chỉ quan hệ hay duyên với Tánh cảnh.

2/ Tàng thức và ba tánh

Ba tánh trong triết học Duy thức là thiện (good), bất thiện (bad) và vô ký (neither good nor bad) - tức không thiện, không ác hay là trung tính. Trong ba tánh (tính chất) này, Tàng thức chỉ quan hệ với vô ký (Avyàkrta).

3/ Tàng thức và ba lượng

Lượng (Pramana) là hình thái của nhận thức (Valuable source of knowledge) bao gồm ba lượng:

a) Hiện lượng (Direct perception): là sự nhận thức trực tiếp hay trực giác (Direct cognition) về một đối tượng nào đó mà không cần phải đi qua suy luận hay logic. Tỉ dụ, khi nhìn thấy cây viết thì biết rõ là cây viết chứ không cần suy luận mới nhận diện ra cây viết...

b) Tỷ lượng (Inferance): là sự nhận thức phân biệt gián tiếp (Indirect perception) hay dùng đến suy luận để nhận diện một đối tượng nào đó. Vì thế, nếu suy luận tốt, chính xác thì có thể đạt đến sự thật, nhưng phần nhiều là sai lầm.

Tỉ dụ, đứng bên này đồi ta thấy bên kia đồi có một làn khói, ta suy luận có khói tức có lửa. Nhưng khi leo qua đồi thì sự thật là có khói mà không có lửa, vì đó là khói mây chứ không phải khói lửa. Trong trường hợp này, Tỷ lượng sai; do đó nó được gọi là tợ tỷ lượng (the wrong perception).

c) Phi lượng (Apramana): Tỷ lượng sai và Hiện lượng sai thì gọi là Phi lượng (Wrong perception).

Như vậy trong hai lượng: Hiện lượng (Pratyaksa) và Tỷ lượng (Anumana), trừ Phi lượng (Apramana), được chia thành hai loại: nếu đúng thì gọi là chân hiện lượng và chân tỷ lượng, nếu sai thì gọi là tợ hiện lượng và tợ tỷ lượng.

Như thế, trong ba lượng Tàng thức chỉ quan hệ với Hiện lượng.

4/ Tàng thức và ba thọ

Thọ (Vedana) là cảm thọ (feeling). Trong Duy thức đề cập đến ba thọ (khổ thọ, lạc thọ và xả thọ) hay năm thọ (khổ thọ, lạc thọ, ưu thọ, hỷ thọ và xả thọ). Trong các thọ trên, Tàng thức chỉ quan hệ hay tương ưng với xả thọ.

5/ Tàng thức ba cõi và chín địa

* Giới (Dhatu) là cõi của tâm thức (States of mind), gồm có ba cõi:

a) Cõi dục (realm of desire): thế giới của con người và các loài sinh thú (dục là dục vọng khát vọng, ham muốn, thèm khát...)

b) Cõi sắc (realm of form): thế giới vật chất nhưng nhẹ nhàng và tinh tế hơn cõi dục.

c) Cõi vô sắc (realm of no form): thế giới phi vật chất, vật thể (matters) hay thế giới của năng lượng (energy). Tâm thức cũng là một dạng năng lượng (mental energy).

* Địa (Bhumi) là thế giới tâm, bao gồm chín địa:

a) Dục giới:

1- Ngũ thú tạp cư

b) Sắc giới:

2- Sơ thiền
3- Nhị thiền
4- Tam thiền
5- Tứ thiền

c) Vô sắc giới:

6- Không vô biên xứ
7- Thức vô biên xứ
8- Vô sở hữu xứ
9- Phi tưởng phi phi tưởng xứ

6/ Tàng thức và chín duyên

Thức này chỉ có 4 duyên:
a) Căn (Mạtna),
b) Cảnh (căn thân, thế giới và chủng tử,
c) Tác ý,
d) Chủng tử.

- Thế gian (The world) được chia thành 2 loại là Khí thế gian (vô tình chúng sinh) và Tình thế gian (hữu tình chúng sinh) hay các loài sinh thú - hàm thức (sentient beings)

- Khí thế gian (non-sentient beings) như: sông, núi, không khí, trái đất, tầng ozone, thực vật v.v...

- Tất cả giới, địa và thế gian đều là biểu hiện của Tàng thức. Ở đây, trong ba cõi và chín địa Tàng thức đều quan hệ tùy theo nhân duyên. Tuy nhiên, khi đạt đến Bát địa (Bất động địa), hành giả đã đoạn trừ câu sinh pháp chấp, không còn cảm thọ sinh tử. Do đó tên gọi Dị thục thức không còn nữa mà được gọi là Vô cấu thức và chuyển thành Đại viên cảnh trí (tuệ giác vĩ đại)

Trên đây chúng ta vừa khảo sát đại cương về các mối quan hệ duyên sinh của Tàng thức, giờ đây chúng ta đi vào tìm hiểu hình thái của Tàng thức.

D- Hình thái của Tàng thức

Như vừa trình bày, Tàng thức quan hệ đầy đủ ba cõi và chín địa, tùy theo nhân duyên, nghiệp lực (Volitional force). Tuy nhiên, hình thái cơ bản của Tàng thức là vô hình, vô tướng (vô sắc); hình thái của Tàng thức và các thức khác nói chung là phi vật thể (non-form), nó là một dạng của năng lượng (energy) - năng lượng tâm lý (mental energy). Theo quan điểm của khoa học hiện đại, "Vật chất là sự cô kết của năng lượng và năng lượng là sự pha loãng của vật chất". Tỉ dụ, về vật chất như một gram Uranium, khi biến thành năng lượng nguyên tử (atomic energy) sức công phá và tiêu diệt của nó không thể tưởng tượng được. Hay mặt trời chẳng hạn, ánh sáng của nó cũng là một dạng năng lượng, do ánh sáng năng lượng mặt trời mà muôn loài phát sinh.

Như vậy, hình thái của thức có thể ví như sự chuyển động của vật chất và năng lượng, của sóng và nước..., nó vừa là phi vật thể vừa là vật thể. Tuy nhiên, hình thái cơ bản của nó là năng lượng - tức phi vật thể; do đó, năng lượng vừa thuộc về sắc lại vừa là vô sắc. Ở đây cần ghi nhận rằng, mọi sự phân biệt đều là tương đối. Đây là ý nghĩa của chân như - Duyên khởi (của Bồ tát Mã Minh), tức là Chân như = hiện tượng, và hiện tượng = Chân như; và, Chân như và hiện tượng không hai, không khác.

Trên đây là phần trình bày đại cương về các khái niệm cơ bản của Tàng thức, cũng gọi là A-lại-da-thức, thức thứ tám, Dị thục thức hay Nhất thiết chủng thức.

Đoạn trên đươc trich từ Tâm Lý Học Phật giáo/Thich Tâm Thiện/Bản in lần thứ hai/NXB Tp.HCM)


Đâu là ba tánh , ba thọ, ba lượng, chín duyên..? Hảy trở lại với F=ma.

Hai đặt tính rất quan trọng của Tàng thức là dung chứa và duy tri chủng tử.

Thử tìm hiêu công dụng Phần cứng của máy diên toán, có chức năng dung chứa các sự kiện, tư liệu, hình ảnh,.. của một cá nhân trong không gian thời gian nào đó. Ở bất cứ thời điểm nào, không gian nào, khi máy điện toán xử dụng, ta cũng có thể thay đổi nội dung của một tâp tin nhở chương trình ứng dụng( ms word, notepad, painter, photoshop, audiotorium..)

Và nếu không may, máy điện toán bi hư hỏng, ta vẫn có thể lấy lại tất cả dư kiện chuyển sang máy điện toán mới, hoặc dùng lai hard drive này. Ở đây không nhấn mạnh phần cứng bị cháy, nghĩa là phẩn cứng bi hư hỏng..

Tạng thức trong khái niện phần cứng máy điện toán, chắc hẳn cũng tìm được những gì muốn tìm. Truy lùng một tính gian phi, tinh bương bỉnh, thông minh, ngu đần, tháo vát, biếng nhác siêng năng, lệ thuộc, tư lập, bác sĩ, kỷ sư, buôn bán, trung hậu, nhân đạo, qua các tinh sao ân quang thiên quý, không kiêp, kinh đà, hao, hinh,.. Chương trình ứng dụng ở đây chính là hàm Tử vi.

Cũng trong khái niệm phần cứng dung chứa và duy trì, ngày nay kỷ thuật cất giữ tâp tin rất khả quan trong hình thành dĩa CD, DVD, hế thống Back up.

Như vậy, chúng ta đã đi qua ba thức quan trọng (Ý thức, Mạc na thức, Tạng thức) trong Duy thức học. Còn lại năm thức (Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức.) sẽ trở lai sau phần nguồn gốc âm dương.

Tuesday, December 28, 2010

Lộc Tồn Hay Thiên Lộc là Ruộng Phước cho tất cả mọi người.

(Tử Vi Dưới Mắt Nghiệp Quả, bài 1)

Tưởng cũng nên nhắc lại, Tử Vi Dưới Mắt Nghiêp Quả (TVDMNQ) không lý luân Âm Dương Ngũ hành ở trạng thái Tỉnh của lá số mả luận xét tính Động của Âm Dương Ngũ hành qua Tâm Tương, Hình Tương, Sắc khí, Âm thanh, Bênh Lý, Chì tay,..

Thí dụ: Tư vi thủ mệnh, Thổ mệnh, Mộc cục có được Trán là Phục tê quán đính, sắc khí tươi nhuân, Phúc có đủ ở lưng, tinh quang sáng mà không phạm hung, nô, sát khí, bụng có 3 lằn (ngấn, văn), Âm thanh trầm mà có âm vang, chỉ tay có trí đao và tâm đao cách nhau rông rãi, nạng ba lên các gò Mộc, Thổ, Thái dương, Quyền xương, pháp lệnh dai nỡ rộng và rỏ nét, ngón cái và ngón trỏ mâp chắc (tránh dẹp yếu đuối có thể gây sát quân)

Theo Tử vi Nghiêm Lý cũa cụ Thiên Lương : "Lôc tồn là Thiên Lộc được ấn đinh theo hàng Thiên-Can của tuổi, là Lộc Định-Mênh đã được đặt sẵn ở thiên bàn phát cho từng hạng người, đã được sắp xếp theo tuổi nhất định ỡ vị trí nhất định, nếu kẻ bàng quang lạm dụng sẽ có hâu quả bù trừ. Đây là căn quả luân hồi không thể Tham Sân Si mà được.".

Thật vậy, đó là sự thừa hưởng Quả Phước Thiện mà đương số đã tạo trong nhiều kiếp trước.

Tử vi gắn liền với Phậc học qua lý Nhân Duyên Quả và là hàm Hạt (Từ=Hạt,Vi=sóng) cơ bản của dòng nghiêp lực. Tỉm hiểu Tử vi không thể bỏ qua việc tìm hiểu Phật pháp. Phật Pháp cao thâm, trí huệ trong sạch thì sự hướng dẫn, dẫn dắt đương số sẽ vô cùng chính xác, phát huy khả năng, tái năng phù hợp vói thiện nghiệp trong nhiều kiếp trươc, triệt tiêu bất thiện nghiệp dọn đương cho đương số một khi được nhân lảnh vai trò xã hội giao phó.

Theo Tử Vi dưới mắt Nghiệp Qủa (Nhân Duyên Quả) thì Lộc tồn là Ruộng phước và người chăm sóc thủa ruông ấy là Bác Sĩ., Lộc tồn đâu thì Bác sĩ ở đó, "ruông phước luôn đi theo người cho".

1- Bác sĩ đươc đinh nghỉa là người cứu nhân độ thế, dưới một góc độ nào đó, Bác sỉ có thể đươc xem là Bố thí độ trong Phật giáo. Con người chính là con bênh, trước tiên, con bệnh của dòng nghiêp lực.

Lời Thề Hải Thượng Lãn Ông :

"Nhân danh sự đau khổ của nhân loại, với sự khiêm nhường, lòng trắc ẩn và sự tận tuỵ với sức khoẻ của bệnh nhân, tuỳ vào khả năng và lí trí, tôi xin hứa sẽ giữ những nguyên tắc sau đây:

Tôi sẽ luôn thành thật với bệnh nhân. Khi báo tin buồn cho bệnh nhân, tôi sẽ hết sức khéo léo với một tinh thần hiểu biết và thông cảm.

Tôi hứa sẽ lựa chọn cách chuẩn đoán và điều trị thích hợp cho mỗi bệnh nhân, giải thích rõ nhất cái lợi và cái hại mà tôi biết.

Tôi sẽ để cho bệnh nhân lựa chọn cách chăm sóc của họ. Khi bệnh nhân không quyết định được thì thân nhân của bệnh nhân sẽ lựa chọn thay cho bệnh nhân.

Tôi sẽ tích cực hết mình điều trị cho mọi bệnh nhân trong mọi hoàn cảnh.

Tôi sẽ thông cảm cho những bệnh nhân nghiện rượu, nghiện ma tuý.

Biết rằng mình không hoàn toàn và bản thân y khoa cũng không hoàn thiện, tôi sẽ cố gắng trị khỏi khi có thể, nhưng luôn luôn xoa dịu bệnh nhân.

Tôi sẽ chỉ làm xét nghiệm khi tin rằng kết quả xét nghiệm có thể cải thiện việc điều trị cho bệnh nhân.

Tôi sẽ tự nguyện đưa bệnh nhân đến một bác sĩ khác nếu tôi tin rằng ở đó bệnh nhân được điều trị tốt hơn tôi.

Tôi sẵn sàng cung cấp các hồ sơ bệnh án cho bệnh nhân và giai đoạn họ khi được yêu cầu.

Tôi chỉ thực hiện trên bệnh nhân và gia đình họ những gì tôi muốn thực hiện trên chính tôi và gia đình tôi .

Tôi sẽ không dùng bệnh nhân làm thí nghiệm trừ khi họ bằng lòng.

Tôi sẽ là sinh viên trong suốt thời gian hành nghề, luôn cố gắng học hỏi ở sách vở và trên bệnh nhân.

Tôi sẽ cố gắng làm tròn trách nhiệm của thầy thuốc để săn sóc bệnh nhân tốt hơn và học hỏi ở họ để phục vụ bệnh nhân khác.

Tôi sẽ phục vụ cho tất cả bệnh nhân không phân biệt giới tính, nòi giống, màu da, và tín ngưỡng, không phân biệt lối sống và giàu nghèo.

Tôi sẽ hy sinh một số thời gian để chăm sóc miễn phí cho người nghèo, kẻ vô gia cư, người bất hạnh và người cô đơn.

Tôi khuyến khích bệnh nhân tìm ý kiến khác trước khi chấp nhận ý kiến của tôi.

Tôi sẽ không bỏ mặc một bệnh nhân nào dù họ mắc bệnh lây nhiễm kinh tởm nhất.

Tôi luôn luôn đối xử với các đồng nghiệp với sự kính trọng và ngưỡng mộ, nhưng không ngần ngại tố cáo công khai những bác sĩ hay bệnh viện làm những việc xấu, tham lam hay lừa đảo.

Tôi sẽ nhiệt tình bảo vệ những đồng nghiệp tốt khi họ bị vu khống là làm việc xấu, tham lam hay lừa đảo".

2- Quốc Ấn luôn luôn ờ vị trí Tam hợp cùng Bác Sĩ có ý nghĩa: Cái "học" (mọi ngành nghê / Bác sĩ) có chứng nhận, bằng cấp (Quốc Ấn) cũng thay đổi được con tạo. Sự chăm chỉ chăm sóc cái học đạt thành quã là bẳng cấp, chứng nhân là nhân tố thay đổi Lộc tồn dễ nhận biết.

Bác sĩ theo nghĩa thông thường, hẳn nhiên có bằng cấp cao nhất, thế nhung, Quốc Ấn vẫn theo sau (tam hợp). Đây chính là Ý thức trong Duy thức học. Cái học cũa Ý thức là cái học bất tận từ kiêp này qua kiếp khác :

" Ý thức đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình giáo dục, giúp cho con người vươn đến một sự toàn tri (giác ngộ). Ý thức là người cầm đuốc soi sáng cho toàn thể ngôi nhà tâm thức và thế giới hiện tượng khách quan. Và chỉ có ánh sáng của ý thức mới có thể đem lại cho cuộc đời của chính mỗi con người một đời sống hiểu biết thật sự. Tuy nhiên, nên nhớ rằng ý thức là vô ngã và không vĩnh hằng, chỉ trợt té một cái và ngất xỉu là ý thức băng tiêu. Những gì còn lại ở đây là hạt giống, tập khí và nghiệp nằm trong lòng Tàng thức, ngay cả khi thân thể này đã yên giấc nghìn thu. Do đó, con người sẽ mãi mãi chìm đắm trong thế giới luân hồi - tái sinh ; và con người sẽ thật sự giải thoát - giác ngộ khi và chỉ khi nào mọi hạt giống ô nhiễm, mọi tập khí trần lao, và mọi nghiệp thức cấu uế, bất thiện không còn hiện hữu trong lòng Tàng thức.

(http://www.quangduc.com/tamly/34tamluhocpg.html)

Và Ý thức "Cái học Bác Sĩ" đạt tới Chứng Thực của Trí Huê (Quốc ấn) chính là lúc Tử vi chuyển qua Phập học, đó là con đường Giải thoát, như đã nói "Không một ai có thể nhảy từ lá số này sang lá số khác ngoại trừ người đó đã rủ bỏ Nghiêp." và Tử vi bây giờ, chỉ là loài hoa bằng lăng mang sắc tím, tên gọi Tử vi, được dùng tô điễm các đại sảnh đương bên Trung Quốc nhiều thế kỷ.

3- Sinh Bênh Lão Tử. Con người sinh ra không tránh được già hóa rồi chết, chĩ có Bệnh thì còn có thầy có thuốc, Bác sĩ là người đại diên chính thức điều tri Bệnh. Vòng Thiên Can lại khởi đầu bằng Bác Sĩ. Ý và nghĩa đã rõ rệt.

Vòng Lộc tôn không an trực tiếp như vòng Tràng Sinh hay Thái Tuế mà khởi đầu bằng hành động Gieo Chủng Tử (Tân Huân Tử), nói một cách khác hành động Tâm ÝThức đó có khả năng thay đổi những biến số theo sau nó.

Cụ Nguyễn Du trong Truyện Kiều viết
Sư rằng phúc họa đạo trời
Cõi nguồn cũng ở lòng người mà ra
Có trời mà cũng có ta

Vòng Thiên can (Hoạ phúc đạo Trới) , Chử Hiếu của nàng Kiều ( Ta / Bác Sĩ ).

Có người nói:" tai sao tôi bố thi rất nhiều mà không thấy gì cả"," Bác ơi, 12 người con bác vượt biên không môt chút khó khắn, đó là cái quã mà bác gặt được ." .

Có người hỏi:" tôi vẫn thường tụng kinh, cúng dường, bố thí mà sao vẫn gặp tai nạn, sa thải....", Nhìn vào anh ấy hắc khí, ám khí đang phân tán, nhuận khí đang trở về trên trên khuôn mặt anh ta, "Cuộc đối thoại này không nói lên cái trân quý mà anh đang có? Sự sống lành lặng?"

Có lẻ cái Tham Sân Si đã khuất lấp cái bao dung của đạo trới, cái hảnh động mang tên "Bác Sĩ" chỉ trả lại cho họ cái phúc khí âm thầm chở che khi ác nghiệp bùng vỡ, mà không ầm ỉ bộc phát vật chất như họ mong đợi, một núi vàng ở đàng sân sau.

Chúng ta nên dừng lại, một chút suy nghỉ về cụm từ Bác sĩ và thử hỏi: tai sao Bác-Sĩ mà không là Đại-Phu, hay Y-sỹ, như người Trung Hoa vẫn dùng? đây chính là chìa khóa tìm về cội nguồn Tử Vi, là chia khóa tìm về cội nguồn Âm Dương Ngũ hành mà người sáng tạo dể lại. Cũng như lần theo dấu chân Đức Phật đã một lần Đản Sinh trước đó. Bác sỉ là một danh từ vượt thới gian khi các linh mục Francesco de Pina, Gaspar d'Amaral, Antonio Barbosa và Alexandre De Rhodes chưa bướt chân lên dất Lạc việt vào thế kỷ 17 sau Tây Lịch, thì Ý vả nghĩa Bác-Sỉ được dùng trong Tử vi trước đó rất lâu.

Đoạn sau được trích từ
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_H%C3%A1n-Vi%E1%BB%87

Có nhiều từ Hán-Việt đã mang ý nghĩa khác với nghĩa gốc trong tiếng Hán. Ở Trung Quốc, bác sĩ = PhD và y sĩ = medical doctor; ở Việt Nam, tiến sĩ = PhD và bác sĩ = medical doctor trong khi y sĩ = "nhân viên y tế được đào tạo ngắn hạn (3 năm), được quyền khám và điều trị bệnh" (hệ đào tạo này chỉ tồn tại trong điều kiện đất nước còn chiến tranh hoặc khó khăn kinh tế, nay không còn nữa.

Cụm từ Bác-Sỉ chỉ có nghĩa cứu nhân độ thế với người Lac Việt và chỉ người Lạc Việt. Tử vi qua ông kính Lac Việt hướng dẫn bời Phật pháp mới có thể lột hết sự thâm thuý của bộ môn này qua Lý Nhân Duyên Quả.

Tìm hiễu Bác Sĩ, bướt khởi đầu của vòng Lộc tồn, vòng con tạo trong Tử vi là tìm hiểu Bố thí Độ, là tìm hiểu phát triên "Ý-thức" để đạt đến Trí Huệ Bát Nhã.

Bố thi là gì? Bố thí trong ý niệm mộc mạc nhất là cho không, biếu không, cúng dường, tặng không.

Để thực hiện được sự Bố thí thì phải có người cho(Ta), người nhận (là ruộng phước vi chính ở nơi họ mà ta gieo hạt giống phước đức nên gọi là ruộng phước) và vật cho (Vật bố thí).

Có hai loại ruộng phước:

1) Ruộng phước nhỏ (Karunàpunyaksetra) : Vì lòng thương hại (karunà) người nhận nên ta phát tâm bố thí. Những hạt giống thương hại sẽ cho ra những cây lúa nhỏ, nên gọi là ruộng phước nhỏ.

2) Ruộng phước lớn (satkàrapunyaksetra) : Vì có tâm kính trọng (satkàra) người nhận nên ta phát tâm bố thí. Những hạt giống kính trọng sẽ cho ra những cây lúa lớn, nên gọi là ruộng phước lớn. (Bố Thí Ba-La-Mật / Thích Trí Siêu )

Theo Phật giáo thì Vật bố thi đươc chia ra làm Tài thi, Pháp thí và Vô-úy thí :
1- Tài thi : của cải , tiền bạc và hiến tặng thân thể. Hiến tặng thân thể là một hành động cao quý nhất cùa Tài thí, một chiến sĩ hy sinh một phẩn thân thể cho Tỗ Quốc, hiến tặng một cơ quan trong cơ thể cho bênh nhân nan y. Tuy nhiên trai gái yêu nhau chết cho nhau không có nghĩa là hiên tặng thân thể !!

2-Pháp Thí : đem giáo lý hay Phật pháp giảng dạy cho người khác nhằm tu thân hướng thiên với mục dích tối hậu là giải thoát khòi vòng sinh từ. Thiếu mục đích tối hâu là Giải thoát thì Pháp thí mất ý nghĩa rất nhiều.

3-Vô Úy thí : trân an tinh thần, xoa dịu tinh thần cho những ai bi khủng khoàng, lo sợ trong mọi tình huông như sa thải, khủng khoàng tâm lý, mất thân nhân, sắp chết..

Lục tổ, kinh Kim cang chư gia :

Tuy có ăn mặc mà tánh ngu mê, là kiếp trước bố thí cúng dường mà không thọ trì kinh điển.

Còn thông minh trí huệ nhưng lại nghèo hèn thiếu ăn thiếu mặc là kiếp trước trì kinh nghe pháp mà không bố thí cúng dường.

"Bố thí là một kho tàng phước đức luôn luôn đi theo người chủ (tức người cho) đời này sang đời khác; bố thí xây dựng hạnh phúc và tiêu trừ đau khổ; người biết bố thí thì ai cũng thương mến; bố thí làm cho tâm (người cho) được an vui, khi gần chết tâm không sợ hãi; bố thí tiêu trừ lòng tham lam bỏn xẻn; người biết bố thí thì chư Thiên ủng hộ; bố thí là con đường trong sạch mà tất cả thánh nhân đều đã đi qua; bố thí là một thiện nghiệp sẽ cho ra quả báo tốt; bố thí là hành động của những người hùng; bố thí sẽ tiêu trừ sự nghèo và đóng cửa dẫn đến ba đường ác (địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh); bố thí giữ gìn công đức; bố thí là điều kiện đầu tiên của con đường dẫn đến Niết Bàn; bố thí là gốc rễ của tất cả thiện pháp; bố thí là nhà ở của những người cao quý, là thú vui của những bậc Thánh (Arya) và Vĩ nhân; bố thí là một cái gương sáng đáng để cho những người thiếu phước đức và trí huệ noi theo"

(trích từ http://www.thuvienhoasen.org/trisieu-botathanh-00.htm)

Để thay đổi dỏng định mệnh, một trong những hạnh đâu tiên, theo Tử vi Dưới Mắt Nghiêp Quả là thực hiên hạnh bác sĩ, thực thi lời thề Hãi thượng Lãn Ông, là sinh viên trong suốt thời gian hành nghề, phục vụ cho tất cả moi người không phân biệt giới tính, nòi giống, màu da, và tín ngưỡng, không phân biệt lối sống và giàu nghèo, hy sinh một số thời gian để chăm sóc cho người nghèo, kẻ vô gia cư, người bất hạnh và người cô đơn.

Bố thí gìn giữ công đức qua Thiên quan Thiên phúc, chuyển nghiệp Song Hao thành dòng Thiện nghiệp tiêu trừ chương ngại và sự ngheo khó, đốc thúc Tướng Quân quẵng Kinh Dương , thu hồi Đà La mỡ kho Lộc tồn.

Mười hai cung, mười hai tương quan, chì một Hạnh Bố thí đủ để thay đổi những gì tưởng đã an bải.

Mười hai cung, mười hai tương quan, chì một Thiện Tân Huấn Tử đủ để thay đổi Dòng Nghiêp Lực.