Total Pageviews

Thursday, December 22, 2011

Trí Tuệ Bát Nhã Tâm Kinh 1.2

1- Nương vào công đức vô lượng, Bồ tát Quán Thế Âm, an định, tự tại tiến sâu vào nguồn kinh mạch Kim, Thủy, Hỏa, Môc, Thỗ và rằng khi vượt qua khiếu đó (cỗng, gate) hợp thể năm chất đều là Không, liền thóat khòi mọi khổ ách.

2- Này người con Xá Lợi, hinh tướng cũng là Không, Không cũng là hình tướng, rằng phi vật chất, vật chất là không hai không khác. Thọ Tưởng Hành Thức đều như vậy

3- Này người con Xá Lợi: Hết thảy các pháp đều không. Không sanh cũng không diệt, không dơ cũng không sạch, không thêm cũng không bớt. Và rằng tánh không, không có hình tướng, cho nên không có nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, nên không có đối tượng của mắt, tai, mủi, lưởi, thân, cũng không có cái biết của sắc, thanh, hương, vị, xúc. Không có vô minh, không có hết vô minh, không có già chết và cũng không có hết già chết. Không có khổ nạn nên không có tập, diệt, đạo, không có tri thức hiểu biết, cũng không có được mất, vì không có gì được hay mất.

4- Giờ đây Đại bồ Tát nương vào trí tuệ Bát Nhã, nên tâm không còn chướng ngại, nên không còn sợ hãi, lìa xa được điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn. Các vị Phật trong quá khứ, hiện tại, tương lai đều nương theo Trí Tuệ Bát Nhã nầy mà đắc quả vô thượng chánh đẳng chánh giác.

5- Cho nên phải biết rằng Trí Tuệ Bát Nhã" là đại thần Lực, là vô thượng lực, là lực vô đối vô song có khả năng tiêu trừ khổ nạn, là chân thật, là sự thật không gian dối.

6- Vì thế, nên biết rằng Trí Tuệ Bát Nhã được tuyên nói trong kinh rằng:
"Vượt qua, vượt qua, vượt qua cổng đó, thể nhập vào trái tim vô thượng, Giác ngộ rồi!"
-------------------------------------
Giải nghĩa Tâm Kinh

1- Tâm kinh được mỡ đầu bằng "Nương vào công đức" xác định không một ai có thề chứng đạt, kiến tánh mà không hôi đủ công đức, tiếp liền đó danh hiệu Bổ tát Quán thế Âm được nêu lên như một cảnh tỉnh, một nhấn mạnh "công đúc viên mãn" là điều kiện ắt có và đủ.

Vậy Công đức là gì? Tại sao lại cần thiết đề vươt qua cổng đó(Kim_Mộc_Thủy_Hỏa_Thổ)

(Đọc thêm:Tử Vi Dưới Mắt Nghiệp Quả, bài 4.5 "Giải mã huyền sử")
GiaiMaHuyenSu_ChuDongTu
Tưởng cũng cần nhắc lại vào thời kỳ Hùng Vương thứ ba (2879-258 BC) Chử đồng tử và Tiên Dung đươc Đại bồ tát Phật Quang (PHÁP VÂN ĐỊA), truyền lại 4 bộ chân kinh Lộ trình tâm(Dich), Y hoc , Tử vi và Luyên khí .

Bôn chân kinh này liên hệ mật thiết lẫn nhau không thề tách rời nhau đươc vì nó là một tiến trinh tu học cứu cánh Giác Ngộ. Ứng xử (Lộ trình tâm), quản trị nhân lưc (Tử vi), Hành thiện ( Y học), Rèn luyện thân tâm (Luyên khí).

Tử vi (Tử là Hạt, Vi là sóng) là hàm lương tử viết lại dòng Nghiệp lực, Tử Vi đã sử dụng hệ tám thức tức là khoảng 3000 năm trước khi ngài Vô Trươc và ngài Thế Thân (316 AC hay 860 năm sau khi Đức Phật diệt độ) xiêm dương Duy thứ hoc, duy thức thuộc tông Pháp tướng. Nói khác Tử vi nói lên cái Thực Tướng của dòng nghiêp lực. Mọi biến hiện hình tướng đều xuất phát từ biến động từ Tạng thức. Một biến đổi của dòng Nghiêp lực là một hay nhiểu thay đổi qua 12 cung trên địa bàn Mệnh, Phụ, Phúc, Điền, Quan, Nô, Di, Tật, Tài, Tử, Phu(Thê), Bào và từ đó tương tác lên bộ vị trên tướng, thanh, sắc (màu sắc, bức xạ ánh sáng, sóng), y tướng của đương số, như ta vẫn thường nghe "Tướng tùy tâm sanh tướng tùy tâm diệt" cũng không ngoài khái niêm này.

Biển Thước đi chơi khắp thiên hạ, cứu được nhiều người lắm. Một hôm đi đến đất Lâm Tri, vào yết kiến Tề Hoàn công, nói với Hoàn công rằng :
Chúa công có bệnh ở thớ thịt ; nếu không chữa thì thành ra bệnh nặng.
Hoàn công nói :
- Tôi chẳng có bệnh gì cả !
Biển Thước lui ra. Sau năm ngày lại vào yết kiến ; nói với Tề Hoàn công rằng :
- Bệnh chúa công đã ở mạch máu, làm thế nào cũng phải chữa.
Hoàn công không trả lời. Sau năm ngày nữa lại vào yết kiến, nói với Hoàn công rằng :
Bệnh chúa công đã ở trong ruột và dạ dày rồi, phải chữa ngay đi Hoàn công lại không trả lời. Biển Thước lui ra. Hoàn công than rằng :
Tệ quá ? Thầy thuốc chỉ nghề hay vẽ trò ! Người ta không có bệnh mà cứ bảo là có bệnh ?
Qua năm ngày nữa, Biển Thước lại vào yết kiến Tề Hoàn công, vừa trông thấy nét mặt Hoàn công đã vội lui ra mà bỏ chạy. Hoàn công sai người hỏi. Biển Thước nói :
- Bây giờ bệnh chúa công đã vào đến tủy rồi ! Bệnh ở da thịt còn xoa thuốc được, bệnh ở mạch máu thì còn tiêm thuốc được, bệnh ở ruột và dạ dày còn uống thuốc được, nay bệnh đã vào đến tủy thì dẫu trời cũng không chữa được nữa, bởi vậy tôi không nói mà lui ra.
Lại qua năm ngày nữa. Hoàn công quả nhiên ốm nặng, sai triệu Biển Thước. Người nhà Biển Thước nói :
- Thầy tôi bỏ đi đã năm hôm rồi ?
(Đông châu liệt quốc hồi 32 @ 4phuong.net)
Sắc khí là bức xạ phát ra từ kinh mạch bị đồn nén, bế tắt phát ra khi đi xuyên qua da thịt làm thay đổi màu sắc tại đó như tia laser đỏ để lại vết đỏ khi qua cừa kính.

"The religion of the future will be a cosmic religion. It should transcend personal God and avoid dogma and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense arising from the experience of all things natural and spiritual as a meaningful unity. Buddhism answers this description. If there is any religion that could cope with modern scientific needs it would be Buddhism."
Lới phát biều trên của Albert Einstein gây nhiều dĩ ứng tôn giáo " Tôn giáo tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ . Nó cần phải vượt qua Đấng tạo hóa, tránh giáo điều và thần học. Hàm chứa phi vật chất (tinh thẩn) lẫn vật chất, và (nếu) phải là một tôn giáo thì tôn giáo đó phải bắt nguồn từ kinh nghiêm về vật chất lẫn Phi vật chất (tinh thần) là một tổng thể đồng nhất đầy ý nghĩa. Phật giáo trà lời cho sự mô tả này và nếu có bất kỳ tôn giáo nào có thể đáp ứng với những nhu cầu khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo."
Vũ trụ, thật là đầy ý nghĩa vì không phải chỉ có trái cầu này là hành tinh duy nhất có sinh vật. Theo Tử vi đưới mắt nghiệp quả thì chúng sinh là kết quả của xâu chuổi Vô minh -Lão tử, là thai tạng của dòng nghiêp lực, là biến hiện của tám thức mà thực tướng, hiện tướng của nó là tổng thể đồng nhất cũa vật chất và Phi vật chất.

(Đoạn sau trich từ :CÁC TÔNG PHÁI ĐẠO PHẬT / Đoàn Trung Còn)
"Pháp tướng tông khi truyền sang Nhật Bản cũng tạo ra rất nhiều ảnh hưởng tích cực trong đời sống của dân tộc này. Khi nhận biết rằng những giá trị vật chất trong cuộc sống vốn là không thật, họ không rơi vào chỗ bi quan yếm thế hay lười nhác, trốn tránh. Trái lại, họ vận dụng được nhận thức này để rèn luyện sự kiên tâm và một nghị lực vững vàng trước mọi biến động trong cuộc sống. Nhờ vậy, họ có thể chịu đựng được những cơn động đất, bão tố, nạn đao binh... Trải qua thảm họa, họ thản nhiên xây dựng lại cuộc sống; gặp những mất mát đau thương, họ mỉm cười chấp nhận để nỗ lực vượt qua. Họ biết rằng không có gì là trường tồn. Những điều tốt đẹp hay xấu xa, thảy đều sẽ qua đi với thời gian. Và nhờ đó, họ không bao giờ đánh mất đi những nỗ lực vươn lên hoàn thiện cuộc sống. Họ tin tưởng rằng, tuy mọi cái đều không thật, đều giả tạm, nhưng chính phần tâm thức, nghị lực của mỗi con người là thật có."
PhapTuongTong.DoanTrungCon
"tuy mọi cái đều không thật, đều giả tạm" và theo Tử vi dưới mắt nghiệp quả thì Thế giới này chỉ không còn hiện hữu khi chúng sinh cuối cùng trong vũ tru được giác ngộ.. Có lẽ đây cũng là lý do Đức Phật muốn nhập diệt ngay sau khi thành đạo, Làm sao đây để chúng sinh hiểu được rằng thế giới này là giã tạm khi mà chúng sinh hiện hữu thì thế giới này còn hiện hữu hay nói khác Vật chất sơn hà địa đại, 12 cung tử vi 12 tương quan Mệnh, Phụ, Phúc, Điền, Quan, Nô, Di, Tật, Tài, Tử, Phu(Thê), Bào là một thực tại khó bác bỏ. Với con đưòng tu đạo nếu hiểu được là giã tạm, là không thực, là hư vọng, là do nhân duyên sinh, là không, là giã danh thì sự giác ngô sẽ không còn bao xa.

Trở lại với Công đức:

Theo Tử vi dưới mắt nghiệp quả thì khi làm một việc thiên có nghĩa một chủng từ thiện được gieo vào tàng thức. chủng tử đó được goi là chủng từ Công đức. Khi hội đủ điều kiện (duyên) thì sẽ trở thành Phúc đức (phước đức) ở hiện kiếp. Nêu việc thiên đó do Tham Sân Si, Ích kỷ thì nó cũng là chủng tử Công đức nhưng có thêm cái đuôi TSS, IK thí dụ Công-Đức_TSS, Công-Đức_IK, và như thế khó có duyên để thành Phúc đức, nói như vậy không có nghĩa là vô phương cứu chữa chỉ cẩn thực hành Tứ vô lương tâm chuyển hóa Công-Dức_TSS, Công-Dức_IK thành Công đức. Nói như vậy còn có ý nghĩa chỉ cần trong một thoáng giây hành thiện mà tâm tỉnh lặng, không ích kỷ, tâm vi tha, tâm hỹ, tâm xã thì cơ hội chuyển hóa vẫn luôn còn đó. Tâm bồ đề chĩ có thề có khi tạo được thói quen hành thiện, qua kinh nghiệm hoc tâp, qua hành động dấn thân làm thiện mà tâm bổ đề dẩn hiện rõ.

Chuyện kể rằng:

Khi Ðức Ðạt Ma Tổ Sư được rước vào Kim Lăng, vua Lương Võ Ðế hỏi rằng:
- Từ khi lên ngôi, trẫm cất chùa, chép kinh, độ tăng không xiết kể, thế có Công đức chăng?
Tổ Sư nói: - Các việc làm ấy không có Công đức.

Ấy là Tổ Đat Ma ấy nói tới công đức khó có thể biến đổi thành phúc đức trong kiếp hiện tai hay tương lai (Công-Đức_TSS, Công-Đức_IK)

"Lương Võ Ðế làm vua 48 năm, thọ 86 tuổi, 45 năm quy y đầu Phật, chẳng những thâm tín mà còn thông hiểu giáo lý đạo Phật, ông đã một đời hoằng dương chánh pháp như độ tăng, cất chùa, xây tháp, giảng kinh, chú sớ, từ bỏ ngai vàng, tránh cuộc chiến tranh. Người hiểu đạo, mới thấy ông là bậc bồ tát hiện thân, cho nên ông được người đương thời xưng tán là Phật tâm thiên tử."
(Đoạn trên trich từ : LuongVoDe)

Như đã nói Tâm bồ đề chĩ có thề có khi tạo được thói quen hành thiện, qua kinh nghiệm hoc tâp, qua hành động dấn thân làm thiện mà tâm bổ đề dẩn hiện rõ. Với hành trang dấn thân của vua Lương Võ Đế như trên ông quả xứng đáng là bậc bồ tát hiện thân, Công đức vô lượng đáng được xưng tán là Phật tâm thiên tử. Và như thế lời nói của Tổ Đạt Ma chì mang ý nghĩa cùa cây gậy "Thiền" !!

Làm thế nào xây dựng một nền tảng công đức vô lương cứu cánh Niết bàn:
Theo người viết thì giữ giới là yếu tố tiên quyết thưc hành bồ tát đạo như Đức phật đã dạy:

Trong Tăng Chi Bộ kinh, 3B – trang 73, Ðức Phật dạy 10 mục đích hình thành giới bổn như sau:
1. Ðể Tăng chúng được cực thịnh
2. Ðể Tăng chúng được an ổn
3. Ðể chặn đứng các người khó điều phục
4. Ðể các vị Tỳ kheo tốt được sống an ổn
5. Ðể chế ngự các lậu hoặc ngay trong hiện tại
6. Ðể chặn đứng các lậu hoặc trong tương lai
7. Ðể đem lại niềm tin thanh tịnh chính đáng cho những người chưa tin
8. Ðể làm tăng trưởng niềm tin thanh tịnh chính đáng cho những ai đã có lòng tin
9. Ðể cho chánh pháp được tồn tại
10. Ðể cho giới luật được chấp nhận

Với những điều kiện trên, chúng ta thấy mục đích hình thành giới bổn cũng là để ngăn ngừa điều ác, làm và tăng trưởng điều thiện. Như Luật tạng nói: "Giới là để chế ngự, chế ngự là để khỏi hối hận, không hối hận là để được hân hoan, hân hoan là để được hỷ, hỷ là để được khinh an, khinh an là để được lạc, lạc để được định, định để được chánh kiến, chánh kiến để được vô dục, vô dục để được ly tham, ly tham để được giải thoát, giải thoát để có giải thoát tri kiến, giải thoát tri kiến để đi đến vô thủ trước Niết bàn"
Đọc thêm : TamVoLauHoc

Giới theo quan điểm Ðại thừa gồm
Ngũ giới, Bát quan trai giới, Thập thiện giới cho hàng Phật tử tại gia.
Sa di và Sa di ni có 10 giới, Thức xoa ma na ni thêm 6 học giới,
Tỳ kheo 250 giới, Tỳ kheo ni 348 giới (311? http://en.wikipedia.org/wiki/Patimokkha)
Bồ Tát (tại gia và xuất gia) có 10 giới trọng và 48 giới khinh.

Chương 53- Bài học do Bồ tát Phổ hiền dạy "Phương Pháp Hành Bồ Tát Ðạo".

"Thiện Tài chiêm ngưỡng thân tướng của Bồ tát tỏa ánh hào quang sáng ngời soi tỏa khắp mười phương pháp giới, phát ra vô lượng hạnh nguyện Ba la mật thanh tịnh. Bồ tát xoa đầu Thiện Tài nói:

" Người có thấy thần lực của ta chăng? Thuở quá khứ, trong nhiều vi trần số kiếp, ta đã thực hành Bồ Tát Ðạo để thanh tịnh tâm Bồ đề và kính thờ vô lượng chư Phật. Ta ở trong vô số kiếp mà chưa từng có một niệm nhỏ chẳng theo lời giáo huấn của Như Lai. Ta chẳng bao giờ có tâm sân hận và trụ vào ngã và ngã sở, không một sát na nào rời bỏ Bồ đề. Ta chỉ an trụ tâm trong đại bồ đề thượng và dùng tâm đại bi cứu giúp chúng sinh, trang nghiêm cõi Phật. Trong nội tâm và ở ngoài cảnh giới đều xả hết, cho đến cả mạng sống của ta cũng không hề tiếc rẻ. Nếu nói những việc ta đã làm thì vô cùng tận. Ðại dương bát ngát còn có thể cạn khô, chứ những hạnh nguyện của ta bình đẳng, thanh tịnh, tùy thuận chúng sinh mà ứng hiện khắp nơi, làm cho ai nấy đều được an vui, hết khổ."
(trich từ: http://www.thuvienhoasen.org/tdn-hoanghiem-02B.htm)

" Sự quán tưởng bằng lý trí luật nhân quả của Phật, dầu toàn hảo và tuyệt luân đến mấy, vẫn không chắc gì quyết định được sự chiến thắng vô minh, đau khổ, sanh tử và ô nhiễm"
(Trich từ Thiền Luận D.T.Suzuki /Đại đức Tuệ Sĩ chuyển dịch)

Mà ta phải sống thân thiết với cảnh giới tự chứng ấy của người mở đạo. Cảnh giới tự chứng đó là vô lương kiếp tu hành Bồ Tát Đạo, thực hiện lời Đại nguyện Từ Bi Hỷ Xã. (Tứ Vô Lương Tâm). Điếu cực kỳ quan trong ở đây là qua tứ vô lương tâm mà dung chứa đươc tất cả chúng sinh vào tâm thức của mình như người mẹ dung chứa đứa con một trong tâm thức người mẹ, mọi vui buồn khổ đau của con chinh là vui buồn khổ đau của mẹ.

Lòng mẹ

Vào một đêm Giáng sinh, một thiếu phụ mang thai lần bước đến nhà một người bạn nhờ giúp đỡ. Con đường ngắn dẫn đến nhà người bạn có một con mương sâu với cây cầu bắc ngang. Người thiếu phụ trẻ bỗng trượt chân chúi về phía trước, cơn đau đẻ quặn lên trong chị. Chị hiểu rằng mình không thể đi xa hơn được nữa. Chị bò phía bên dưới cầu.

Ðơn độc giữa những chân cầu, chị đã sinh ra một bé trai. Không có gì ngoài những chiếc áo bông dày đang mặc, chị lần lượt gỡ bỏ áo quần và quấn quanh mình đứa con bé xíu vòng từng vòng giống như một cái kén. Thế rồi tìm thấy được một miếng bao tải, chị trùm vào người và kiệt sức bên cạnh con.

Sáng hôm sau, một người phụ nữ lái xe đến gần chiếc cầu, chiếc xe bỗng chết máy. Bước ra khỏi xe và băng qua cầu, bà nghe một tiếng khóc yếu ớt bên dưới. Bà chui xuống cầu để tìm. Nơi đó bà nhìn thấy một đứa bé nhỏ xíu đói lả nhưng vẫn còn ấm, còn người mẹ đã chết cóng.

Bà đem đứa bé về và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, cậu bé thường hay đòi mẹ nuôi kể lại câu chuyện đã tìm thấy mình. Vào một ngày lễ Giáng sinh, đó là sinh nhật lần thứ 12, cậu bé nhờ mẹ nuôi đưa đến mộ người mẹ tội nghiệp. Khi đến nơi, cậu bảo mẹ nuôi đợi ở xa trong lúc cậu cầu nguyện. Cậu bé đứng cạnh ngôi mộ, cúi đầu và khóc. Thế rồi cậu bắt đầu cởi quần áo. Bà mẹ nuôi đứng nhìn sững sờ khi cậu bé lần lượt cởi bỏ tất cả và đặt lên mộ mẹ mình.

"Chắc là cậu sẽ không cởi bỏ tất cả - bà mẹ nuôi nghĩ - Cậu sẽ lạnh cóng!". Song cậu bé đã tháo bỏ tất cả và đứng run rẩy. Bà mẹ nuôi đến bên cạnh và bảo cậu bé mặc đồ trở lại. Bà nghe cậu bé gọi người mẹ mà cậu chưa bao giờ biết: "Mẹ đã lạnh hơn con lúc này, phải không mẹ?". Và cậu bé òa khóc.
Truyện này do bạn Dang Hoang (Email: danghoang@operamail.com) gởi đến Xitrum.net

Lời bình của Nguyen Vinh Trung :
"Trên đời này không co tình cảm nào thiêng liêng hơn tình mẹ. Mẹ là tất cả, bởi vậy câu chuyện đã làm bạn rơi nước mắt, phải không nào? Nếu bạn rơi nước mằt, có nghĩa là con người thánh thiện trong bạn vẫn còn. Chỉ sợ những bạn đọc xong câu chuyện này mà vẫn "tỉnh rụi" thì thật đáng sợ."
Trich từ: LongMe
(còn tiếp)

Wednesday, December 21, 2011

Vô Minh Là Gì ?

"Tuần này con kiếm được 360 đô', nỗi vui mửng hiên rõ trong mắt Tina. Hằng tuần, vào ngày thứ bảy, chủ nhật học sinh các trường trung học dều có tổ chức thành nhóm làm việc thiên nguyên, việc rất dơn giãn là "Rữa Xe", tiền kiếm đươc sẽ gởi tới hội đoàn bảo trợ ung thư, trẻ mồ côi,người già, vô gia cư...tuy nhiên không phải các trương đều có tổ chức thăm viếng các nơi như trên, cho các em có cơ hội tiếp xúc trực tiêp con bệnh, người già lẻ loi, trẻ em thiếu tình thương, nó có một lợi ich chắc chắn là học sinh cãm nhân đươc sự già nua, bệnh tật, cô đơn, sư ruổng bỏ của thân nhân, gia dinh, , Với số tiền kếch xù kiếm đươc tuần này nhóm Tina đươc giải nhất toàn trương "Dakota high" trong tháng 9, 2008. Nỗi vui mừng đó chắc hẳn vì vinh dự giải nhất đoạt được. Tuy nhiên ẩn sâu trong thâm tâm các em, một thói quen "thiện nguyện" đang đâm chồi nảy lộc. một chủng tử Bồ tát hạnh đang chuyển hóa tâm thức.

"Bố ơi ngày mai thứ bảy, minh đi chùa phải không bố?"
"Ừ con"
"Tuân này bố có good deal nào không"
'Không con ạ, mobo, cpu còn mắc quá, chờ thêm một tuần nữa vậy"
An nghỉ thầm "Đi chùa", là một thói quen mà anh được huấn tập nhiếu năm, xuất phát từ truyền thống gia đình và được giải thich là để tìm sự thanh tịnh tâm hồn, lắng nghe chư Tăng thuyết pháp tìm được hương đí trong chánh pháp, ngửi mùi trầm mùi nhang, mùi bông hoa cúng Phật để thấy lòng an lạc vưng tâm trên con đường chánh đạo. Bố thí cúng dường như đắp lại con đường chông gai, gập gềnh cho chúng sinh bướt nhanh hơn vế cỏi Phật.
An mỡ ví lấy 5 đồng rồi gọi con " Tina, tiền cúng dường ngày mai con đây"
Tina reo lên : "con xin hồi hướng công đức này về tất cã chúng sinh"
Vâng, ngày mai thứ bảy, Tina sẽ đút 5 đồng vào thùng cúng dường thì thầm khấn nguyện như một thói quen, một truyền thống đã đươc trao truyền.

Theo Hồ Ngọc Đức, Free Vietnamese Dictionary Project
Thói Quen :
Lối, cách sống hay hành động do lặp lại lâu ngày trở thành nếp rất khó thay đổi.
Thí dụ:
Thói quen ngủ sớm dậy muộn.
Tập cho thành thói quen.
Thói quen nghề nghiệp.

Rất khó để thay đổi Thói quen, và hình như thói quen không thông qua tri thức hẩu kiểm tra lại hành đông chính cùa mình !

ví dụ khi viết một nốt nhạc, lới ca lần đầu tiên, nhạc công có thể viết sai một nốt nhạc nào đó , nhưng bàn tay họ thoăng thoắt không một chút mảy may sai lầm trên phim đàn.

Với thói quen ăn cắp, ngươi đó cũng không một chút mảy may đắn đo khi tay chạm vào cái vật có giá hay không đó, và đôi khi tài vật đó chỉ ở một xó xỉnh nào đó trong căn phòng chật hẹp.., nói gọn "lấy về chỉ vất đó".

Trong nghề nghiệp thói quen đươc biểu hiện qua kinh nghiêm nhiều năm thao tác một việc , nhiểu việc khác nhau.

Điều suy ngẫm là thói quen không do băn năng mà do thời gian luyện tập mà có, dù xấu hay tốt. Là một tâp khí của Alaida thức, thức thứ tám hệ thông tám thức, có khả năng biến đổi thực tại hôm nay hay xa hơn trong tương lai, một kiếp sống nào đó.

Vijja (vijjaa): Clear knowledge; genuine awareness; science (specifically, the cognitive powers developed through the practice of concentration and discernment).

Minh (明) :Chử nhật và chử nguyêt đứng chung mà thành Minh. Mặt trời, mặt trăng , chú ý tới chuyển động (biến đổi) Trăng lên thì Trời lặn, Trời lên thì trăng lặn, nói khác là 1 thói quen được huấn tâp qua nhiêu tỷ năm và nảy sinh ra kỳ tâm (minh).

Có thể nào thói quen Bố thí, thói quen yêu thương mọi người, thói quen Tứ vô lương tâm được xem như .. "không là gì cả".

Có thể lắm, một mai thức dậy bỗng thây yêu thương mọi người không một chút đăn do vì ai tôi làm vậy, vì có đối tượng hay không.

Qua vijjaa và Minh nếu Kinh nghiệm được xem là hoàn thiện một việc làm, một tư duy, một tư tưởng... Nói rộng ra, theo tư tưởng nhà Phật, là hoàn thiện một tác ý (Thân Khẩu Ý) và tác ý đó được luyên tâp trở thành thói quen, ở đó trung gian của chuổi luận giải này (tác ý này) từng niệm sinh khởi đúng sai, thiên ác đã được kiểm soát nghiêm nhặt, và Thiện tâm Ác tâm được xem xét theo tiêu chuẩn Bát chánh đạo.

Bootup Flowchart



Trích từ : fixingmycomputer.com/flowcharts/boot-up-flowchart.html

Và như thế Vô minh đươc định nghĩa là không có khà năng hoàn thiện một tác ý (thiên tâm/Ác tâm) thành thói quen và như thế không có ngày mai "Vâng, ngày mai thứ bảy, Tina sẽ đút 5 đồng vào thùng cúng dường thì thầm khấn nguyện như một thói quen, một truyền thống đã đươc trao truyền.", và như thế không thể có "không một chút đăn do vì ai tôi làm vậy, vì có đối tượng hay không".

Chúng sanh vô biên thề nguyện độ
Phiên não vô tận thề nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thề nguyện học
Phật đạo vô thượng thề nguyện thành


--------------------------------------

Suy ngẫm 1:

Hành là gì ? là Ước muốn hoàn thiện một tác ý mà cứu cánh là Chân Thiên Mỹ

Thí dụ:

Anh Bê "nói" anh sẽ ăn cướp nhà bamk AAA . Cảnh sát vẫn chưa bắt Bê
Anh Bê "nghỉ" anh sẽ ăn cướp nhà bamk AAA. Cảnh sát vẫn chưa bắt Bê
Anh Bê đã mua súng, có bản đồ nhà bank AAA, họa đồ hệ thống an toàn của nhà bank AAA và nếu có thêm đồng lõa trong việc cướp nhà bank AAA. Anh Bê sẽ bị bắt cùng đồng lõa. Anh Bê có ý muốn cướp nhà bank là một sự thật dù chưa xảy ra hành động

Suy ngẫm 2:

Chú ý "không có khả năng hoàn thiện" không có nghĩa 'không có ý muốn hoàn thiện'
Do hành, ý muốn hoàn thiện. Có gì liên quan tới sự tiến hóa ???

Monday, November 28, 2011

Trí Tuệ Bát Nhã Tâm Kinh 1.1

Tâm Kinh Bản Anh Ngữ
Maha Prajna Paramita Hridaya Sutra
The Heart Sutra

1- Maha Prajna Paramita Hridaya Sutra Avalokiteshvara Bodhisattva, when practicing deeply the Prajna Paramita, perceived that all five skandhas in their own being are empty and was saved from all suffering.

2- O Shariputra, form does not differ from emptiness, emptiness does not differ from form. That which is form is emptiness, that which is emptiness, form. The same is true of feelings, perceptions, impulses, consciousness.

3- O Shariputra, all dharmas are marked with emptiness. They are without birth or death, are not tainted, nor pure; do not increase, nor decrease. Therefore, in emptiness no form, no feelings, no perceptions, no impulses, no consciousness, no eyes, no ears, no nose, no tongue, no body, no mind, no color, no sound, no smell, no taste, no touch, no object of mind, no world of eyes, through to no world of mind consciousness. No ignorance and also no extinction of it, through to no old age and death and also no extinction of it. No suffering, no origination, no stopping, no path, no cognition, also no attainment, with nothing to attain.

4- The Bodhisattvas depend on Prajna Paramita and their minds are no hindrance. Without any hindrance no fears exist. Far apart from every deluded view they dwell in Nirvana.
In the Three Worlds all Buddhas depend on Prajna Paramita and attain unsurpassed, complete, perfect Enlightenment.

5- Therefore know: the Prajna Paramita is the great transcendent mantra, is the great bright mantra, is the utmost mantra, is the supreme mantra, which is able to relieve all suffering and is true, not false.

6- So proclaim the Prajna Paramita mantra, proclaim the mantra that says:
Gyate, gyate, paragyate parasam gyate, bodhi Svaha!



Skandhas: In Buddhist phenomenology and soteriology, the skandhas (Sanskrit) or khandhas (Pāli, aggregates in English) are any of five types of phenomena that serve as objects of clinging and bases for a sense of self.[1] The Buddha teaches that nothing among them is really "I" or "mine".

Bản tiếng Hán của ngài Huyền Trang:

QuánTựTại BồTát hành thâm Bátnhã Balamậtđa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai Không độ nhất thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử, sắc bất dị Không, Không bất dị sắc, sắc tức thị Không, Không tức thị sắc; thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.
Xá Lợi Tử, thị chư pháp Không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.
Thị cố Không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức, vô nhãn nhĩ tỵ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận, vô khổ tập diệt đạo, vô trí, vô đắc, diệc [vô bất đắc].
Dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đỏa y bát nhã ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh niết bàn.
Tam thế chư Phật y Bátnhã Balamậtđa cố đắc Anậuđala Tammiệu Tambồđề.
Cố tri Bátnhã Balamậtđa, [thị đại thần chú,] thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thực bất hư. Cố thuyết Bátnhã Balamậtđa chú, tức thuyết chú viết,
Yếtđế yếtđế balayếtđế balatăng yếtđế bồđề tátbàha.

Trí Tuệ Bát Nhã Tâm Kinh

1- Nương vào công đức vô lượng, Bồ tát Quán Thế Âm, an định, tự tại tiến sâu vào nguồn kinh mạch Kim, Thủy, Hỏa, Môc, Thỗ và rằng khi vượt qua khiếu đó (cỗng, gate) hợp thể năm chất đều là Không, liền thóat khòi mọi khổ ách.

2- Này người con Xá Lợi, hinh tướng cũng là Không, Không cũng là hình tướng, rằng phi vật chất, vật chất là không hai không khác. Thọ Tưởng Hành Thức đều như vậy

3- Này người con Xá Lợi: Hết thảy các pháp đều không. Không sanh cũng không diệt, không dơ cũng không sạch, không thêm cũng không bớt. Và rằng tánh không, không có hình tướng, cho nên không có nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, nên không có đối tượng của mắt, tai, mủi, lưởi, thân, cũng không có cái biết của sắc, thanh, hương, vị, xúc. Không có vô minh, không có hết vô minh, không có già chết và cũng không có hết già chết. Không có khổ nạn nên không có tập, diệt, đạo, không có tri thức hiểu biết, cũng không có được mất, vì không có gì được hay mất.

4- Giờ đây Đại bồ Tát nương vào trí tuệ Bát Nhã, nên tâm không còn chướng ngại, nên không còn sợ hãi, lìa xa được điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn. Các vị Phật trong quá khứ, hiện tại, tương lai đều nương theo Trí Tuệ Bát Nhã nầy mà đắc quả vô thượng chánh đẳng chánh giác.

5- Cho nên phải biết rằng Trí Tuệ Bát Nhã" là đại thần Lực, là vô thượng lực, là lực vô đối vô song có khả năng tiêu trừ khổ nạn, là chân thật, là sự thật không gian dối.

6- Vì thế, nên biết rằng Trí Tuệ Bát Nhã được tuyên nói trong kinh rằng:
"Vượt qua, vượt qua, vượt qua cổng đó, thể nhập vào trái tim vô thượng, Giác ngộ rồi!"

-------------------------------------
Chú Giải Tâm Kinh
1- Tâm kinh được mỡ đầu bằng "Nương vào công đức" xác định không một ai có thề chứng đạt, kiến tánh mà không hôi đủ công đức, tiếp liền đó danh hiệu Bổ tát Quán thế Âm được nêu lên như một cảnh tỉnh, một nhân mạnh "công đúc viên mãn", mọt điều kiên ắc có và đủ.

Vậy Công đức là gì? Tại sao lai cần thiết đề vươt qua cổng đó.



-------------------------------------
Chú thích 1 :

Thức thuộc phi vật thể (năng lượng, KHÔNG) khi qua "sự vân dụng của Y Lý" thì Thức trở thành Khí (vật chất, SẮC), tiến trình này gọi là Khí Hoá, và thông qua các khiếu mà ta nhận được khi kết hợp Thận, Tỳ, Can, Tâm, Phế (Đông Y) và Nhãn, Nhỉ, Tỷ, Thiệt, Thân.

-"Thận khai khiếu ở Tai". Thận thuộc Thủy
-"Tỳ khai khiếu ở miệng" hay "Thân nhục khai khiếú ở Miệng". Tỳ thuộc thuộc Thổ
-"Can khai khiếu ở mắt". Can thuộc Mộc
-"Tâm khai khiếu ở lưỡi". Tâm thuộc Hỏa
-"Phế khai khiếu ở mũi". Phế thuộc Kim

1. Nhãn thức ---> hóa khí--->"Can khai khiếu ở mắt". Can thuộc Mộc
2. Nhĩ thức---> hóa khí--->"Thận khai khiếu ở Tai". Thận thuộc Thủy
3. Tỷ thức---> hóa khí--->"Phế khai khiếu ở mũi". Phế thuộc Kim
4. Thiệt thức---> hóa khí--->"Tâm khai khiếu ở lưỡi". Tâm thuộc Hỏa
5. Thân thức---> hóa khí--->"Tỳ khai khiếu ở miệng"/" Thân nhục khai khiếú ở Miệng". Tỳ (Thân nhục) thuộc Thổ
Đoc thêm (Tử Vi Dưới Mắt Nghiệp Quả, bài 4.4)


"Muốn trở về với Chân Tánh Bổn Nguyên Thanh Tịnh thì phải nương vào Thân Xác Thô Kệch này, là hiện tướng của vô lượng những quang minh đã bị lưu ngại cô động lại. Phải dựa vào Năm Giác Quan Thô Phù của nó gồm Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân " (Trích từ DUY THỨC TAM THẬP TỤNG LƯỢC GIẢI / Thích Trí Châu)

DuyThucTamThapTungLuocGiai ThíchTríChâu : Click here

Như vậy "hiện tướng của vô lượng những quang minh đã bị lưu ngại cô động lại." theo Từ Vi Dưới mắt Nghiệp Quả là sự cô đọng lại cúa Khí trong tiến trình Tiền Ngũ Thức được Khí hóa thành Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân tương tự quá trình hơi nước và nước,..

Chú thích 2 :

Dòng hải lưu là chuyển động trực tiếp, liên tục và tương đối ổn định của nước biển và lưu thông ở một trong các đại dương của Trái Đất. Các dòng hải lưu có thể lưu thông trên một quãng đường dài hàng ngàn kilômét. Chúng là rất quan trọng trong việc xác định khí hậu của các lục địa, đặc biệt ở những khu vực gần biển. Ví dụ nổi bật nhất là dòng Vịnh (còn gọi là hải lưu Gulf Stream từ tiếng Anh Gulf Stream), dòng hải lưu này làm cho phần tây bắc châu Âu có nhiệt độ cao hơn bất kỳ khu vực nào có cùng vĩ độ. Một ví dụ khác là quần đảo Hawaii, ở đó khí hậu có tính cận nhiệt đới và mát hơn đáng kể so với các khu vực có cùng vĩ độ nhiệt đới với nó do dòng hải lưu California gây ra. Tuy nhiên, tầm quan trọng của các dòng hải lưu cũng được làm sáng tỏ thêm bởi hiện tượng El Niño, trong đó sự đảo ngược tạm thời của dòng hải lưu sinh ra những sự thay đổi khí hậu có tính khắc nghiệt hơn dọc theo bờ biển phía tây Nam Mỹ. Các hiệu ứng của El Niño trải rộng đến tận nước Úc.

Các dòng hải lưu bề mặt nói chung được lưu thông bởi gió và có xu hướng chảy theo các xoắn ốc cùng chiều kim đồng hồ ở bắc bán cầu và ngược chiều kim đồng hồ ở nam bán cầu do hiệu ứng Coriolis. Trong các dòng hải lưu chuyển động bởi gió thì hiệu ứng xoắn ốc Ekman làm cho dòng chảy tạo ra một góc nào đó so với hướng gió.

Các dòng hải lưu sâu được lưu thông do các độ chênh lệch (gradient) của mật độ và nhiệt độ. Luân chuyển nhiệt muối, còn được gọi là "băng tải đại dương", được dùng để chỉ các dòng hải lưu sâu chảy trong lưu vực dưới đáy các đại dương. Các dòng lưu chuyển này chảy sâu dưới đáy biển và do đó khó phát hiện và đôi khi còn được gọi là các con sông ngầm dưới đáy biển.

Các dòng hải lưu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình di cư và phân tán của các sinh vật.
HaiLuu

Chú Thich 3

- Thiên 'Kinh Mạch' ghi: "Kinh mạch có nhiệm vụ doanh cho sự vận hành của khí, nó 'chế' để cho khí trở thành 'độ lượng', bên trong nó làm cho khí của ngũ hành vận hành thành thứ tự, bên ngoài nó làm cho lục phủ phân biệt nhau" (LKhu 10, 1).
- Thiên 'Hải Luận' ghi : "12 kinh mạch, trong thì thuộc vào tạng phủ, bên ngoài lạc với tứ chi và cốt tiết" (LKhu 33, 1).
- Nan thứ 23 Nan Kinh ghi: 'Kinh Mạch là nơi vận hành của khí huyết, là nơi để cho khí Âm Dương thông nhau nhằm làm cho cơ thể tươi tốt" (NKinh 23, 6).
Như vậy chức năng của kinh mạch là vận hành khí huyết nuôi dưỡng toàn thân.
Khí tuần hành trong hệ thống kinh lạc gọi là 'Kinh khí'. Dưới sự thúc đẩy của kinh khí, khí huyết tuần hành không ngừng trong kinh lạc, không ngừng đưa dinh dưỡng đến toàn thân, bảo đảm chức năng sinh lý bình thường của các tổ chức trong cơ thể và bảo đảm sự liên hệ ăn khớp giữa các tổ chức đó. Nếu tuần hoàn khí huyết mất điều hoà sẽ gây ra bệnh.
YhocCoTruyen

Kinh (經 - đường dọc, sợi thẳng) là đường chính đi thông mọi chỗ. Lạc (絡 - đan lưới, mạng) là những nhánh phân ra từ Kinh.)

Kinh Lạc làm thành một mạng lưới nối tiếp, chằng chịt, phân bố khắp toàn thân. Kinh Lạc liên kết các tạng phủ, các tổ chức lại với nhau thành một chỉnh thể thống nhất.
Năm 1986, bác sĩ Jean Claude Darras và các nhà y học tại viện Neker đã chụp hình được các đường Kinh Lạc bằng một máy ảnh điện tử đặc biệt. Các nhà khoa học tiêm vào một số huyệt một dung dịch chứa Tecnetic (một hoá chất có tính phóng xạ). Máy ảnh bắt được những tia Gamma phát ra từ chất này. Qua đó người ta thấy: Sau khi tiêm vào các huyệt, dung dịch chứa Tecnetic nói trên đã lan tỏa theo các Kinh phần nào trùng hợp với những Kinh được miêu tả trong các sách châm cứu. Ngược lại, nếu tiêm vào một điểm khác trên cơ thể thì dung dịch chỉ tụ lại một chỗ, không hề lan tỏa.
Đáng chú ý nhất là các nhà y học đã xác định được rằng các Kinh châm cứu được chụp ảnh hoàn toàn không tương ứng với đường đi của mạch máu, đường gân hoặc đường dây thần kinh. Đó là các Kinh chức năng chạy theo những đường mà cho đến nay khoa học chưa hề biết đến.
Hệ thống Kinh chính gồm 12 đường kinh, xếp theo thứ tự tuần hoàn kinh khí: Thủ Thái Âm Phế Kinh, Thủ Dương Minh Đại Trường Kinh, Túc Dương Minh Vị Kinh, Túc Thái Âm Tỳ Kinh, Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh, Thủ Thái Dương Tiểu Trường Kinh, Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh, Túc Thiếu Âm Thận Kinh, Thủ Quyết Âm Tâm Bào Kinh, Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu Kinh, Túc Thiếu Dương Đởm Kinh, Túc Quyết Âm Can Kinh.
KinhMach

Chú thích 4

Tâm-kinh (Hṛdaya Sūtra, 心經) thường đi một tập với kinh Kim-cang, là kinh duy nhất sánh với kinh Kim-cang trong sự thịnh hành phổ biến. Thật ra, hai kinh này là có kết hợp gần gũi với nhau cả về bản chất và hình thức, nhưng hoàn toàn không thích hợp để nói về phương diện so sánh cao thấp lẫn nhau, mặc dù Tâm-kinh là một tác phẩm cực kỳ cô động, nội dung chỉ gồm có một trang giấy duy nhất trong hầu hết các bản, hiện nay có hai bản dịch một dài và một ngắn.
Hai bản này giống nhau về thân bài, nhưng bản dài hơn thì có thêm giới thiệu, kết luận và phần tường thuật về nhân duyên Đức Phật giảng kinh. Kinh này thật ra cũng là một cuộc đối thoại, mặc dù chỉ có một người nói, trong đó hai vấn đề (sắc và không) được hình thành, tức là hai thái cực mà giữa đó một năng lực được tạo ra để thiết lập dòng chuyển hoá biện chứng.
Nhân vật trong kinh là Bồ-tát Quan-thế-âm (Bodhisattva Avalokiteśvara) là hình ảnh nổi bật nhất trong văn học Bát-nhã Ba-la-mật và ngài Xá-lợi-phất (Śāriputra,). Bồ-tát Quan-thế-âm thuyết giảng cho vị đại đệ tử lớn là Xá-lợi-phất. Ngài đã đưa ra quá trình tiến triển tâm linh của ngài đã đạt được Trí tuệ thâm sâu tối thượng.
Đặc biệt, kinh này là một bản tuyên ngôn của lý Tứ-diệu-đế trong ánh sáng nổi bật của tư tưởng Tánh-không. Như trong hầu hết các kinh rất ngắn khác, phần lớn những lời kinh đều lấy từ kinh Bát-nhã Ba-la-mật loại ‘Lớn’ (dài). Tuy nhiên, những phần này được thống nhất với nhau thành một thể khéo léo đầy sức thuyết phục và những nấc thang biện chứng theo tầng bậc cái này tiếp cái khác rất lô-gíc qua pháp thoại của Bồ-tát Quan-thế-âm ban cho tôn giả Xá-lợi-phất. Như thể thông điệp của Tuệ giác Bát-nhã là chưa đủ cô động hoàn toàn, bài kinh lại thêm vào một kết luận chính xác của một đoạn thần chú ngắn tạo thành một sự cô động tinh túy thực sự: "Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề ta bà ha". ‘Vượt qua, vượt qua, vượt qua bờ kia, vượt qua hai bờ, ôi giác ngộ! (堨諦,堨諦波羅堨諦,波羅增堨諦,菩提薩婆訶).332Âm điệu thích đáng của những thần chú này làm cho tâm tư của con người dường như mở ra để thâm nhập vào Trí tuệ tối hậu.
Bát-nhã Tâm-kinh cũng nổi tiếng và gây ân tượng như Kinh Kim-cang. Bản gốc tiếng Phạn của hai kinh này được tìm thấy trên lá buông ở Nhật, bản kinh ngắn hơn được mang đến đó khoảng năm 609 và bản dài hơn được mang đến vào năm 850. Trong khoảng thời gian sáu thế kỷ, bảy bản dịch của kinh được ra đời như của ngài Cưu-ma-la-thập (Kumārajīva, 摎摩羅什) hoặc đệ tử của ngài (năm 400), Huyền-trang (Hsuan-tsang, 玄莊,năm 649), Pháp-nguyệt (Dharmacandra, 法月,năm 741), Đại-huệ (Prajñā,大慧, năm 790), Tuệ-nhãn (Prajñācakra, 慧眼,năm 861), Thi-hộ (Fa-cheng, 施護, năm 856) và Đà-na-ba-la (Dānapala, 陀那杷羅, năm 1000). Kinh Bát-nhã cũng được Vô-cấu-hữu luận sư (Vimalamitra, 無垢有) dịch ra tiếng Tây tạng. Có những bản dịch và những bản sớ giải của Mông cổ và Mãn-chu (Manchu). Ở phương Tây có hơn 10 bản dịch tiếng Anh, bên cạnh đó còn có sáu bản dịch tiếng Pháp và một bản tiếng Đức. Điều này cho thấy sự phổ biến của Tâm-kinh.333
Trung-Anh Phật học Tự điển (Dictionary of Chinese Buddhist Terms, 中英佛學辭典) đã định nghĩa như sau:
"Bát-nhã Tâm-kinh có nhiều bản dịch với nhiều tựa đề khác nhau, bản của ngài Cưu-ma-la-thập được sử dụng phổ biến, đã nói lên bản chất của các kinh Tuệ giác. Có nhiều sớ giải về bản kinh này."334
Nhìn chung, trung bình cứ mỗi trăm năm có hai bản dịch mới của Bát-nhã Tâm-kinh được ra mắt độc giả, mỗi bản có sự cải thiện hơn. Bởi lẽ tính chất cô động và tinh hoa của kinh, nên Bát-nhã Tâm-kinh rất được phổ biến và phát hành rộng rãi khắp Trung hoa, Việt nam và nhiều nước khác.
Bát-nhã Tâm-kinh thuộc đa-hệ phái, bởi lẽ được tất cả các hệ phái Phật giáo chấp nhận như là một giáo nghĩa tinh yếu của Đại-thừa Phật giáo, không chỉ bởi các truyền thống nghiên cứu học giả mà còn các truyền thống tu tập của thiền và tịnh độ. Bởi tính chất ngắn ngũi và cô động, bài kinh này thích hợp cho cá nhân hay tập thể dễ nhớ và đọc tụng. Kinh rất phổ biến cả giới xuất gia và tại gia ở các nước như Việt nam, Trung hoa, Nhật bản, Đại hàn… thường tụng ở cuối mỗi buổi lễ. Sự phổ biến rộng rãi của kinh là một trong những điểm đặc biệt của Phật giáo Đại-thừa ở nửa sau thiên niên kỷ thứ nhất. Nói một cách khác, tinh hoa của toàn thể kinh điển Đại-thừa được chứa trong 262 từ của bản Hán dịch Tâm-kinh. Thế nên, ta mới thấy sự quan trọng của kinh này thế nào!
TâmKinhDocThem

Chú Thich 5

Và khi đạt đến Bát địa (Bất động địa) thì Mạt na chấm dứt câu sinh ngã chấp (sự bám víu vào ngã chấp hay tập khí - ngã chấp, nó có mặt cùng với [together - câu sinh] lúc con người vừa sinh ra). Sự câu sinh chấm dứt nghĩa là Tàng thức được giải thoát (release) mọi ràng buộc, bám víu của Mạt na. Vì thế ở đây, Mạt na thức chuyển thành Bình đẳng tánh trí (Samatàjnàna) - tức năng lực thấu thị của tuệ giác có thể nhận thức và thấy rõ toàn chân pháp giới trong một hiện hữu (existence). Đây là nội dung của "Một là tất cả, tất cả là một", hay "trên đầu sợi lông, tôi thấy suốt cả ba đời chư Phật ", hoặc "trong một niệm tôi thấy ba đời..." v.v... như được trình bày trong Hoa Nghiêm (Gandavyùha), qua sớ giải của ngài Pháp Tạng. 

Cho đến khi hành giả đạt đến Sơ địa (Hoan hỷ địa) thì sự phân biệt ngã và pháp được đoạn trừ, nhưng tập khí câu sinh của ngã và pháp vẫn còn tiềm phục (ngủ yên) trong Tàng thức. Khi đạt đến Thất địa (Viễn hành địa) thì chủng tử Câu sinh của sự chấp ngã được đoạn tận, dòng vận hành của các pháp được điều phục, Tàng thức lúc này chỉ thuần vô lậu. Đến khi sắp bước vào Phật vị, chủng tử câu sinh pháp - chấp được đoạn tận, Ý thức chuyển thành "Diệu quan sát trí" - trí tuệ có năng lực quan sát khắp "ba nghìn thế giới". 

khi đạt đến Bát địa (Bất động địa), hành giả đã đoạn trừ câu sinh pháp chấp, không còn cảm thọ sinh tử. Do đó tên gọi Dị thục thức không còn nữa mà được gọi là Vô cấu thức và chuyển thành Đại viên cảnh trí (tuệ giác vĩ đại)

khi Tàng thức chuyển thành Đại viên cảnh trí thì 5 thức này biến thành "Thành sở tác trí". 

TamLyHocPhatGiao_ThichTamThien

[6]  Bốn trí Bồ đề là trí huệ giác ngộ. Những gì bốn?
1)       Đại viên cảnh trí: Do công năng tu tập chuyển đệ bát thức, tức tàng thức phàm phu, chứa chủng tử hữu lậu thành Nhất thiết chủng trí, tức tổng thể tất cả Như Lai công đức. trí này như gương lớn sáng sạch chiếu soi tất cả sắc tướng trang nghiêm, duyên cảnh thanh tịnh, gồm thâu chiếu soi sự lý pháp giới viên dung, nên gọi là Đại viên cảnh trí.
2)       Bình đẳng tánh trí: Chuyển thức thứ bảy Mạt na chấp ngã đạt thành lý vô ngã. Đối tất cả chúng sanh khởi tâm vô duyên trí đại từ bi, không còn nhiễm chấp, nên gọi là Bình đẳng tánh trí.
3)       Diệu quan sát trí: Chuyển ý thức thứ sáu la thức bén nhạy quán sát lanh lợi tướng của các pháp, đạt thành trí quán sát diệu dụng thuyết pháp đoạn nghi, gọi là Diệu quan sát trí.

4)       Thành sở tác trí: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân. Do tu hành chuyển năm thức này thành thanh tịnh trí, thành trí biến hóa phương tiện quyền xảo làm lợi ích cho tất cả hàng phàm phu Nhị thừa. Như Đức Như Lai hiện thân độ, quốc độ và các thần thông độ đều do sở tác diệu dụng của Thành sở tác trí.

Tóm lại, tám thức của phàm phu do chuyên cần công phu tu tập mà chuyển tám phàm thức thành bốn thánh trí Bồ đề.

ThangMan-ThichDucNiem
(còn tiếp)

Tuesday, November 22, 2011

Mộc đại: Yếu tố thứ năm sau Đất, Gió, Lủa, Nước

Tứ Đại hay bốn cái lớn trong vũ trụ, theo kinh điển của Phật Giáo gồm đất, nước, gió, lửa. (Về Thân tứ Đại tìm đọc Tử Vi Dưới Mắt Nghiệp Quả, bài 4.4)

Mọi sự vật hiện hữu trong vũ trụ đều có một giá trị tương đối, ví dụ khi nói tới kim loại, thì Vàng là kim loại quý phổ biến nhất, ngay chính sự đầu tư vàng cũng là một nơi trú ẩn an toàn chống lại bất kỳ cuộc khủng hoảng, kinh tế, chính trị, xã hội hay tiền tệ dựa trên đó, chẳng hạn như: giảm thị trường đầu tư, tiền tệ thất bại, lạm phát, chiến tranh và bất ổn xã hội. Vàng là không giống như một trái phiếu và vàng không thể trở thành vô giá trị như một trái phiếu có thể.

Và cũng như thế khi tìm hiểu Mộc đại, chúng ta không thể bỏ qua một loài hoa cao quý đươc bàn tới rất phỗ biến trong kinh sách Phật giáo và là biểu tượng của sự thuần khiết, tinh thần bất khuất vô nhiễm, là vươn dậy trong mọi nghịch cảnh, vượt lên trên những bùn lầy trần tục như sự giải thoát khỏi phiền trược, là tiêu biểu đặc trưng cho tinh thần bất nhiễm trần của đấng Giác ngộ và cũng tượng trưng cho trí tuệ, cho triết lý cao siêu của Phật giáo, nếu không muốn nói thì khi nói tới hoa sen là nói tới Phật tánh, là bồ tát, là thánh nhân.

Hoa sen đã được người bình dân tôn quí để ví với những người có tâm hồn thanh cao, sống nơi bụi trần đầy danh lợi mà không bị những thứ ô uế cám dỗ, ràng buộc:
 
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng;
Nhụy vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

hay trong các bài tán :

Nơi hải hội Liên-trì
Đức Phật A Di Đà
Cùng Quán Âm, Thế Chí
Ngự trên đài hoa sen
Phát thệ nguyện rộng lớn
Tiếp dẫn chúng hữu tình
Nguyện mọi loài chúng sinh
Đồng vãng sinh Cực-lạc
Nam mô Liên Trì Hải Hộ Phật Bồ Tát
DocThemTaiDay

(còn tiếp)

Monday, January 17, 2011

Nguồn Gốc Ngũ Hành Nạp Âm 2


Ðức Phật giáng sinh, theo truyền thuyết vào ngày 8 tháng 2 lich Ân Độ tại vườn Lâm tỳ Ni thành Ca Tỳ La Vệ. Song thân Ngài là quốc vương Tinh Phạm và hoàng hậu Ma Da, thuộc dòng dỏi Thich Ca. Một hôm hoàng hậu Ma Da nằm mộng thấy voi trắng sáu ngà khai hông phải mà chui vào, không bao lâu sau đó, hoàng hâu thụ thai. Các chiêm tinh gia đều cho rằng Hoàng hậu sẽ hạ sanh một hoàng từ tài đức song toàn. Theo người viết thì Bạch tượng tương trưng cho tinh thần Dân chủ, nó không mang ý nghĩa cũa một thể chế chinh trị, mà là tinh thân bỉnh đẳng mọi chúng sinh, về trí thức, đạo đức và tâm linh, là cởi trói mọi xiềng xích, sáu ngà là sáu mủi nhọn tiến công, khai thị chúng sanh trên con đương tiến về Giác Ngô.

Theo tục lệ hoàng hậu sẽ phải về quê ngoại, ở nước Câu Ly chớ ngày sinh nỡ. Trên dường đi Hoàng hậu ghé vào vườn Lâm Tỳ Ni.

Vườn Lâm tỳ ni nằm dưới chân Hy mã lạp sơn, cách thành Ca tỳ la vệ khoảng 25 km về hương Tây, Lúc bấy giờ đang vào mùa trăm hoa đua nỡ, khoe sắc khoe hương thơm ngạt ngào, chim chóc hót vang một vùng trời như khát khao chờ đợi, xa xa tiếng róc rách con suối nhỏ chảy về hối hả, bên kia rặng rừng già vang vọng tiêng kèn gã voi già như thúc dục muôn thú. Hoàng hậu Maya đang nghỉ chân dưới tàng cây vô ưu, nhìn lên những cụm mây trôi lựng thửng trên bầu trới trong xanh, bà thấy ẩn hiện các chư thiên đông đủ quy tụ quanh vườn Lâm tỳ ni, đúng lúc dó cơn chuyển bụng cũng vừa tới. Hoàng hâu Ma Da hạ sanh hoàng tử Tất Đat Đa.

Lẫn trong đám đông, có Đạo sĩ A-tư-đa vái chào Thái tử với thái độ rất cung kính, rồi cười và lại khóc. Ðược hỏi, đạo sĩ trả lời: ông cười mừng là vì Thái tử có 32 tướng tốt, với lòng từ thương xót chúng sanh mà truyền bá chánh pháp trên thế gian này.

«. Thái tử này sẽ chứng
Tối thượng quả Bồ đề
Sẽ chuyển bánh xe pháp
Thấy thanh tịnh tối thắng
Vì lòng từ thương xót
Vì hạnh phúc nhiều người
Và đời sống phạm hạnh
Ðược truyền bá rộng rãi... (Sutta-Nipata, Kinh tập, 101)

Và ông khóc là vì tuổi đã quá cao, không còn sống được bao lâu nữa để trực tiếp được giáo hóa bởi Ðức Thế Tôn tương lai này.
«... Thọ mạng ta ở đời
Còn lại không bao nhiêu
Ðến giữa đời sống Ngài
Ta sẽ bị mệnh chung
Ta không được nghe pháp
Bậc tinh cần vô tỉ
Do vậy ta sầu não
Bất hạnh và khổ đau.... (Kinh tập, 103)

Lời tiên đoán làm Vua Suddhodana lặng lẽ không vui. Trong lễ đặt tên, vua đặt tên con là Siddhattha (Sĩ Ðạt Ða-Tất Ðạt Ða), họ là Gotama (Cồ Ðàm), với hàm ý là kẻ phải giữ chức vụ mà mình phải giữ; còn có nghĩa là người được toại nguyện, mọi việc đều thành tựu. Ý nhà vua là muốn gởi gắm tất cả vương quyền của mình vào đứa con yêu quý này.

Hoàng hậu Màyà qua đời sau 7 ngày hạ sanh Thái tử; vì thế, sự nuôi dưỡng đều được chăm sóc trực tiếp bởi dì Ma Ha Ba Xà Ba Ðề, em ruột của Hoàng hậu Ma Da.

Khi một thánh nhân xuất hiện sẽ có nhưng hiện tượng báo trước, cũng như nhưng sự kiên lạ lùng được phát hiện, là nhưng kinh nghiêm tích lủy từ vô lương kiêp chợt trợ lại. Điễm nỗi bật nhất của Phật giáo là lới Thề nguyện, Hạnh nguyên hay Đại nguyện, đó là chủng tử Thân Khẩu Ý đươc gieo vào A Lai da thức mà một khi khi hội đủ nhân duyên sẽ cùng với công đức tich lủy mà hiển hiện trong kiếp hiên tại. Sự phát hiện "điễm lạ lùng ấy" chỉ là một thể nghiệm cần thiết cho một hiện thực bướt vào giai đoạn mới hay một thử thách hạnh nguyện phát nguyện trước đó.

Thái tử Siddhattha được nuôi nấng và dạy dỗ một cách toàn diện cả hai lãnh vực văn chương và võ thuật; những thầy giáo giỏi nhất trong nước được mời đến hoàng cung để dạy cho Thái tử các môn học đương đại như Thanh minh (ngôn ngữ, văn học), Công xảo minh (công kỹ nghệ học), Y phương minh (y học), Nhân minh (luận lý học) và Nội minh (đạo học); lúc ấy, Ngài vừa tròn 7 tuổi. Về đạo học, Thái tử đã được học 4 thánh điển Veda. Kinh ghi lại rằng, chỉ trong khoảng thời gian từ 7 đến 12 tuổi, Thái tử đã học thông thạo 5 môn học trên.

Về thời niên thiếu của hoàng tử kinh sách có ghi chép lời chính Đức Phật thuật lại như sau:

"Đời sống của ta thật là tế nhị, vô cùng tinh vi. Trong hoàng cung, chỗ ta ở, phụ hoàng có đào ao, xây những đầm sen. Khi sen xanh đua nhau khoe màu ở đây thì sen đỏ vươn mình phô sắc phía bên kia, và trong đầm bên cạnh, sen trắng đua nhau tranh đẹp dưới ánh nắng ban mai. Trầm hương của ta dùng đều là loại thượng hảo hạng từ xứ Kāsi mang đến. Khăn đóng, khăn choàn và y phục, tất cả đều từ xứ Kāsi. Ngày như đêm, mỗi khi ta bước chân ra khỏi cung điện là có tàng lọng che sương đỡ nắng.

"Phụ hoàng cũng kiến tạo riêng cho ta ba tòa cung điện. Một để ở mùa lạnh, một mùa nóng và một, mùa mưa. Trong suốt bốn tháng mưa ta lưu tại một biệt điện có đầy đủ tiện nghi, giữa những cung tần phi nữ. Cho đến hàng nô tỳ của phụ hoàng cũng được ăn sung mặc sướng chớ không phải như ở các nhà khác, gia đinh chỉ được ăn cơm hẩm và thức ăn cũ." - (Tăng Nhứt A Hàm, phần I, trang 145)

Và chúng ta điều biết, thái tử Tất Đạt Đa từ chối cái định mệnh ngai vàng, cung diện nguy nga, cung tần mỹ nữ, "đời sống tế nhị, vô cùng tinh vi đó" khoác lên mình tấm y vàng, Có phải chăng, trong sâu thẳm tâm thức, bùng lên lời thề nguyên năm xưa, Ngài cùng nô bộc Xa Nặc lên con tuấn mã Kiền Trắc vượt thành ra đi. Lúc đó Ngài được 29 tuổi.

Vào lễ hạ điền, tất cả mọi người, giàu như nghèo, sang như hèn, ăn mặc tốt đẹp để vui chơi hỉ hả một bữa, trước khi bắt tay vào công việc ruộng nương đồng áng. Sáng ngày, đức vua cùng quần thần, áo mão chỉnh tề, ra tận nơi hành lễ. Hoàng Tử Siddhattha cũng được cung phi mỹ nữ đặt trong một cái kiệu, màn che sáo phủ, khiêng ra để dưới bóng mát một cội cây trâm. Hôm ấy đức vua chủ tọa buổi lễ. Thấy mọi người vui vẻ theo dõi cuộc vui, các cung phi có phận sự trông nom hoàng tử cũng lén chạy xem.

Trái hẳn với cảnh nhộn nhịp tưng bừng của buổi lễ, tàn bóng mát mẻ dưới cội trâm và khung cảnh êm đềm như mời mọc suy niệm. Hoàng tử tuổi tuy còn nhỏ nhưng tâm trí đã thuần thục. Khác với những người chỉ biết tìm thích thú trong cuộc lễ, hoàng tử ngồi tréo chân theo lối kiết già, niệm hơi thở, định tâm và đắc Sơ Thiền. Giữa lúc mọi người vui vẻ thưởng thức, các cung phi bỗng sực nhớ lại hoàng tử, vội vã trở về với phận sự. Khi thấy hoàng tử ngồi trầm ngâm hành thiền thì họ lấy làm ngạc nhiên, đến tâu lại tự sự cho vua. Đức vua hối hả đến nơi, thấy hoàng tử vẫn ngồi tham thiền liền đến trước mặt hoàng tử, xá chào con và nói, "Hỡi này con yêu dấu, đây là lần thứ nhì phụ vương đảnh lễ con".

Thái Tử Siddhattha rời hoàng cung tiếp xúc với sanh, già, bệnh, chết, yêu, chia ly, đắt đươc, hận, oán,... nỗi đau khổ của nhân loại ... và mỗi lần trở lại hoàng cung là với băn khoăn ,với lòng trắc ẩn, và cùng tận trong tâm thức, một "chất liệu vô hình" thúc dục Thái Tử không để yên cho Thái Tử an hưởng những lạc thú tạm bợ của đời vương giả khi bên ngoài hoàng cung vang vọng tiếng nhân loại đang trầm luân trong đau khổ. "chất liệu vô hình" đó, một cách nôn na, lòng từ bi vô lượng vô biên hay đúng hơn: Tứ Vô Lượng Tâm đã đến thới kỳ viên mãn.

Như người lang thang bất định, Thái từ Tất Đạt Đa đến học đạo với đạo sĩ Alarama Kalama, bằng trí thông minh xuất chúng, ý chí sắc đá, thái tử đạt tới cảnh giới Vô Sở Hữu Xứ Thiền, nhưng đạo sĩ Gotama, trong tận cùng thâm tâm vẫn chưa thỏa mãn đáp án cởi bỏ xiềng xích của xâu chuôi nhân duyên, đau khổ, sinh lão bệnh tử, phiền não, ô nhiễm.

Thái từ Tất Đạt Đa đến thọ giáo với một vị đạo sư trứ danh khác tên Uddaka Ramaputta. Không bao lâu, vị đệ tử thông minh xuất chúng Gotama đã thấu triệt giáo lý của thầy và chứng đắc đệ bát thiền Vô Sắc tức là tầng cao nhất của thiền Vô Sắc Giới: cảnh giới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, nhưng vẫn không chứng ngộ được chân lý cao thượng hằng mong mỏi.

Với quyết tâm, sáu năm lặn lội tâm sư học đạo, với thông minh xuất chúng, thái tử không tìm được câu trả lời thỏa đáng.

Dưới gốc bồ đề Thái Tử Siddhattha nhập Định, qua bốn mươi chín ngảy đêm, rồi cuối cùng trong một niệm, bằng trí Bát Nhã, Thái Tử Siddhattha chứng Vô Thượng Bồ Đề. Một sát na then chốt, Thái Tử Siddhattha và Đức Phật không hai không khác.

D.T Suzuki trong thiền luận (Tuệ Sĩ dịch) có đoạn :
(Trich từ Thiền Luận D.T.Suzuki /Đại đức Tuệ Sĩ chuyển dịch)
"Những gì Phật dạy lại các đệ tử chẳng qua chỉ là phần tinh luyện của trí thức Phật nhằm chỉ cho môn đệ thấy và thành những gì Ngài đã thấy và đã thành. Kết quả thuần trí thức ấy, dầu được trình bày dưới hình thức triết lý nào, vẫn không lột được tinh thần của sự tâm chứng ấy của Phật. Bởi vậy, muốn nắm lấy yếu chỉ của Phật giáo - tức nội dung của Giác Ngộ - ta phải sống thân thiết với cảnh giới tự chứng ấy của người mở đạo, vì do sự tự chứng ấy Phật mới là Phật, và là giáo chủ của một hệ thống đạo mang tên Phật. Vậy thử xem kinh điển ghi chép sự chứng nghiệm ấy như thế nào, do đâu mà có, và hậu quả (1) ra sao.

Trong Trường bộ kinh, phẩm Đại bản (2), có đoạn Phật thuyết về sáu vị Phật quá khứ ra đời trước Ngài. Đại khái tiểu sử các vị Bồ Tát và Phật ấy đều hao hao giống như tiểu sử của Phật, trừ vài chi tiết phụ thuộc, vì người ta lập luận rằng chư Phật đều giống nhau hệt ở bổn hạnh. Nên khi Thích Ca, Phật của Kiếp hiện tại, thuyết về chư Phật kiếp quá khứ, thuật lại sự tự giác của các cổ Phật, Thích Ca thật ra chỉ tổng kết lại cuộc giáng sanh của ngài ở cõi trần, và mọi chi tiết Ngài thuật lại về chư cổ Phật đều có thể coi là của chính Ngài, ngoại trừ vài điểm về huyết hệ, giai cấp xã hội, chỗ sanh, thọ mạng, v.v... Nhất là sự tâm chứng của Ngài, gọi là Ngộ (3) càng đặc biệt giống hệt....."

"Đến đây nẩy ra câu hỏi đầy ý nghĩa nhất trong lịch sử Phật Giáo. Thật vậy, thử hỏi cái gì trong sự tâm chứng ấy khiến Phật chiến thắng vô minh, gội sạch hết cảm nhiễm? Cái kiến chiếu ấy là gì phóng vào sự vật khiến Phật thấy những cái từ trước chưa bao giờ thấy? Phải chăng đó là giáo lý “khổ đế” do “ái” và ‘thủ” mà có? Phải chăng đó là giáo lý “nhân quả’ mà Phật đã phăng mối đến tận “vô minh”, coi như nguồn gốc của khổ đau phiền não? Chắc chắn không phải vì vận dụng trí óc nhiều mà Phật ngộ đạo. “Không thể dùng trí suy luận thường mà hiểu được” là câu nói thường gặp luôn trong văn học Phật giáo, Pali và Phạn ngữ. Sự hoan lạc Phật trải qua lúc ấy thật sâu đậm quá, thâm thía quá, và hậu quả vô biên quá, không thể thuộc phạm vi suy luận. Trí suy luận chỉ đủ sức đưa đến một sự thỏa mãn thường khi thắc mắc được đánh tan, nhưng không đủ cương yếu để đi vào chiều sâu của đời sống nội tâm. Không phải tất cả nhà thông thái đều là thánh, mà không phải thánh nào cũng là thông thái. Sự quán tưởng bằng lý trí luật nhân quả của Phật, dầu toàn hảo và tuyệt luân đến mấy, vẫn không chắc gì quyết định được sự chiến thắng vô minh, đau khổ, sanh tử và ô nhiễm."

Đúng vậy," Sự quán tưởng bằng lý trí luật nhân quả của Phật, dầu toàn hảo và tuyệt luân đến mấy, vẫn không chắc gì quyết định được sự chiến thắng vô minh, đau khổ, sanh tử và ô nhiễm". Mà ta phải sống thân thiết với cảnh giới tự chứng ấy của người mở đạo. Cảnh giới tự chứng đó là vô lương kiếp tu hành Bồ Tát Đạo, thực hiện lời Đại nguyện Từ Bi Hỷ Xã. (Tứ Vô Lương Tâm)

(Đoạn sau trích từ http://www.thuvienhoasen.org/tdn-hoanghiem-02B.htm)

Chương 53- Bài học do Bồ tát Phổ hiền dạy "Phương Pháp Hành Bồ Tát Ðạo".

"Thiện Tài chiêm ngưỡng thân tướng của Bồ tát tỏa ánh hào quang sáng ngời soi tỏa khắp mười phương pháp giới, phát ra vô lượng hạnh nguyện Ba la mật thanh tịnh. Bồ tát xoa đầu Thiện Tài nói:

" Người có thấy thần lực của ta chăng? Thuở quá khứ, trong nhiều vi trần số kiếp, ta đã thực hành Bồ Tát Ðạo để thanh tịnh tâm Bồ đề và kính thờ vô lượng chư Phật. Ta ở trong vô số kiếp mà chưa từng có một niệm nhỏ chẳng theo lời giáo huấn của Như Lai. Ta chẳng bao giờ có tâm sân hận và trụ vào ngã và ngã sở, không một sát na nào rời bỏ Bồ đề. Ta chỉ an trụ tâm trong đại bồ đề thượng và dùng tâm đại bi cứu giúp chúng sinh, trang nghiêm cõi Phật. Trong nội tâm và ở ngoài cảnh giới đều xả hết, cho đến cả mạng sống của ta cũng không hề tiếc rẻ. Nếu nói những việc ta đã làm thì vô cùng tận. Ðại dương bát ngát còn có thể cạn khô, chứ những hạnh nguyện của ta bình đẳng, thanh tịnh, tùy thuận chúng sinh mà ứng hiện khắp nơi, làm cho ai nấy đều được an vui, hết khổ.

84.000 pháp môn của Phật dạy, tuy chia ra nhiều bộ phái, tính tướng và lý sự khác nhau, dị biệt ở phần tiểu tiết, nhưng pháp nào cũng chỉ nhằm vào một mục tiêu: cứu khổ chúng sinh, đưa tới giác ngộ, giải thoát cho mình và cho muôn loài." (BTD ,trang1122)
Ðạo Phật là đạo Như Thật, "chuộng sự thực hành, không ưa lý thuyết suông, rườm rà, trừu tượng, chỉ để thỏa mãn óc tò mò của lý trí mà thôi. Ðạo Phật vụ ở hỗ "thân chứng" tức thực nghiệm bản thân, và coi nhẹ những sự hiểu biết qua sách vở, kinh điển, vì HỌC mà không HÀNH thì không thể nào tới được bờ bến Giác, đạt tới Chân lý… "

Và để thực thi "BỒ TÁT ÐẠO, hay Con Ðường Lý Tưởng" được viên mãn, chúng ta hãy nhất tâm phát nguyện:

Chúng sanh vô biên thề nguyện độ
Phiên não vô tận thề nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thề nguyện học
Phật đạo vô thượng thề nguyện thành


Nguồn Gốc Ngũ Hành Nạp Âm 1

(Tử Vi Dưới Mắt Nghiệp Quả, bài 4.7)









(trích từ Quán Âm Bồ Tác / Thich Viêm Lý)


"" Hiện tướng bản thể vũ trụ là một trò chơi vừa có tính thực và bất thực, hay vừa có tính hòa âm và bất hòa âm. Nếu người biết được trò chơi này, là người nắm được thực tại trên mười đầu ngón tay; thì trái lại, kẻ không nắm được thực tại trên mười đầu ngón tay, kẻ đó không biết được hòa âm vũ trụ trong trò chơi này. Nói thế không có nghĩa là bản thể vũ trụ ở trong tình trạng phân sáp làm đôi vàđối lập nhau; nhưng nó chỉ là một. Tuy thế, về mặt tùy thể, chúng ta nhìn bản thể vũ trụ như là một phức thể, tùy theo kiến giác của mỗi chúng ta. Vì tùy thể này, nói lên được sự hiện hữu của duyên nghiệp trong mỗi chúng ta đang ở trong tình trạng sinh khởi, nối tiếp và ràng buộc vào nhau, mà hiện ra các khổ tướng báo thân có sai khác. Nhưng về mặt nhất thể , thì hiện tướng chính là bản thể, và bản thể chính là hiện tướng.

Do đó, cuộc đại hòa âm, hay bất đại hòa âm trong vũ trụ, cũng tùy theo đó mà hiện hữu như một thực tại giữa chúng ta, không thể không chấp nhận. Vì kẻ biết được hay không biết được trò chơi cùng đang nằm trong quỹ đạo của ý niệm, nhưng khi ý niệm vừa khởi lên, liền sau đó phát hiện ra âm thanh hoặc tương đồng hoặc tương khắc với với thế giới âm thanh bên trong hay bên ngoài. Tuy nhiên trong thế giới ngũ trược này, hầu hết chúng sanh đã mang vào trong mỗi tướng thể một khổ quả nào đó, cùng nằm trong một cộng nghiệp không thể tránh khỏi luật tắc luân hồi, đã mang và sẽ đưa chúng sanh vào con đường khổ. Chính vì khổ ngiệp của chúng sanh đang vây khổn mà các đức Phật Thế tôn cùng các vị Bồ tát xuất hiện ra thế gian này, với hạnh nguyện đại từ, đại bi, ban vui cứu khổ cho mọi loài. Cùng ở trong hạnh nguyện đó, sự xuất hiện của Bồ tát Quán Thế Âm được các kinh công nhận là độc đáo nhất trong hạnh nguyện của các vị Bồ tát. Ngài đã chứng ngộ bằng âm thanh qua nhĩ căn viên thông, và lấy âm thanh là tiêu đích trong việc cứu khổ cứu nạn cho tất cả chúng sanh. Với danh hiệu Đại từ đại bi tầm thinh cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồt tát, đã nói lên đầy đủ ý nghĩa hạnh nguyện đó.

Trong nhiều bộ kinh, có nói về đức Quán Thế Âm Bồ tát; nhưng chúng ta không thấy đề cập đến phương pháp chứng ngộ của Ngài. Duy bộ kinh Lăng Nghiêm có đề cập đến sự chứng ngộ ấy, kinh Lăng Nghiêm trực chỉ ghi rõ rằng: Sau khi đức Thế tôn gạn hỏi chỗ sở chứng của 24 Thánh đệ tử xong, đến lượt Bồ tát Quán Thế Âm bày tỏ chỗ sở chứng của mình như sau: " Quán Thế Âm Bồ tát bạch rằng: Tôi nhớ là: hà sa số kiếp về trước, có một vị Phật hiệu là Quán Thế Âm; vị Phật đó dạy tôi muốn vào chánh định thì phải theo nghe-nghĩ-tu. Từ trong nghe, khi trở về tự tánh thì sở duyên biến mất và con đường vào trở nên vắng lặng (sở không có, năng không có chỗ duyên, nên năng vẫn không hiện hữu, ở trong tự tánh vắng lặng). Hai tướng động và tịnh không sinh. Từ từ mà tiến lên như vậy, thì nghe và đối tượng bị nghe đều hết. Nghe đã hết không trụ, thì giác và đối tượng của bị giác đều không khi không giác đã tròn đầy, thì không và đối tượng .không đều diệt. Khi sinh và diệt đã mất, thời cảnh tịch diệt hiện ra trước mắt." Thế giới phơi mở trước chúng ta như là một hiện hữu, vượt khỏi không gian thời gian. Cảnh giới này không bị ràng buộc bởi xuất thế gian và thế gian, hay các pháp hữu vi và vô vi. Cảnh giới này trên đồng với Như Lai một từ lực, dưới hợp với tất cả chúng sanh trong sáu đường, và đồng với chúng sanh một lòng bi ngưỡng.

Đến đây, chúng ta thấy hạnh nguyện của Quán Thế Âm trong kinh Lăng Nghiêm cùng kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn, gặp nhau trong lòng bi ngưỡng đối với chúng sanh đại thể. Nhưng về ý nghĩa danh từ có sự khác nhau. Trong kinh Lăng Nghiêm ý nghĩa luôn luôn ở trong chiều hướng phản phục cái nghe nơi tự tánh. Như vậy, cái nghe ở trong chiều hướng nội. Một khi tâm đã phản phục, thời cảnh sở quán sẽ không còn, nên không có sự đối đãi giữa năng và sở nữa. Lúc đó Như lai tạng tâm sẽ hiển bày ra trước mắt. Lúc đó tâm năng văn và cảnh sở văn sẽ tiêu tan dung hội. Như vậy kinh Lăng Nghiêm lập cứ trên nhân hạnh mà gọi là Quán Thế Âm. Ngược lại trong kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn lại lập cứ trên quả đức để hiển nghĩa, thì Âm chính là tiêu đích của văn tầm cứu. Dù là tịch thinh hay là động thinh, nghe của Quán Thế Âm Bồ tát cũng thấu suốt tất cả. Âm thinh từ trạng thái tâm lý đến lúc phát ra ngoài, phải qua một tiến trình chuyển động của cơ thể. Có sự liên hệ giữa một ý niệm khi phát khởi, và các sợi thần kinh liên hệ chuyển động để thoát ra ngoài cửa miệng, lúc đó mới tạo thành âm thanh thật sự. Âm thanh này sẽ dàn trải ra vô tận, và sẽ tạo thành âm thanh sống của vũ trụ. Trong những biến động tiếp giao này, cùng với những âm thanh khác, sẽ tạo ra những điệu hòa âm, hay bất hòa âm, tùy theo lối dung nạp của mỗi âm thanh từng người, từng loại chúng sanh. Ở đây trạng thái tịch thanh không tự hữu, mà chỉ hiện hữu trong mỗi người, mỗi sự vật, chính ngay trong ý niệm, trong mặc thức, không phát ra bên ngoài, hay chưa khởi phát ra ngoài, nhưng nó có tác động của tâm thức can thiệp vào. Ở đây, còn gọi là tâm thanh, là tiếng nói của tâm. ""


Trở lại hệ tám thức:

1. Nhãn thức: sự nhận thức của thị giác - mắt.
2. Nhĩ thức: sự nhận thức của thính giác - tai.
3. Tỷ thức: sự nhận thức của khứu giác - mũi.
4. Thiệt thức: sự nhận thức của vị giác - lưỡi.
5. Thân thức: sự nhận thức của thân giác - cơ thể.

Thức thuộc phi vật thể khi qua "sự vân dụng của Y Lý" thì Thức trở thành Khí, tiến trình này gọi là Khí Hoá, và thông qua các “KHIẾU” mà ta nhận được khi kết hợp Thận, Tỳ,Can,Tâm Phế và Nhãn, nhỉ, Tỷ, Thiệt, Thân.

"Thận khai khiếu ở Tai". Thận thuộc Thủy
"Tỳ khai khiếu ở miệng" hay "Thân nhục khai khiếú ở Miệng". Tỳ thuộc thuộc Thổ
"Can khai khiếu ở mắt". Can thuộc Mộc
"Tâm khai khiếu ở lưỡi". Tâm thuộc Hỏa
"Phế khai khiếu ở mũi". Phế thuộc Kim

1. Nhãn thức ---> hóa khí--->"Can khai khiếu ở mắt". Can thuộc Mộc
2. Nhĩ thức---> hóa khí--->"Thận khai khiếu ở Tai". Thận thuộc Thủy
3. Tỷ thức---> hóa khí--->"Phế khai khiếu ở mũi". Phế thuộc Kim
4. Thiệt thức---> hóa khí--->"Tâm khai khiếu ở lưỡi". Tâm thuộc Hỏa
5. Thân thức---> hóa khí--->"Tỳ khai khiếu ở miệng"/" Thân nhục khai khiếú ở Miệng". Tỳ (Thân nhục) thuộc Thổ

Khi qua các KHIẾU, một âm thanh đươc vang lên như con sáo diều vi vu trong chiều lộng gió , cái khác biệt là âm thanh sáo diều là sự thay đội nhanh chóng áp suất trong ngoài Lỗ thổi tạo nên dao dông "không khí" qua Lỗ Thổi và chỉ một chiều từ trong ra ngoài

Khi các thức trước, Nhãn, Nhĩ, Tì, Thiệt, và Thân thức( Phi vật chất, KHÔNG) xuyên qua các Khiếu đươc khí hóa mà thanh Mộc Thủy, Kim, Hỏa, Thổ (Vật chất, SẮC) hay ngược lại, âm thanh do sự biến đổi thuận nghịch này, chỉ có thể nghe qua pháp môn Quán thế Âm, , là "Lắng Nghe" cái "Tự Tâm" và từ cái "Tự Tâm" đó mà Nghe được mọi âm trên thế gian.

"Từ trong nghe, khi trở về tự tánh thì sở duyên biến mất và con đường vào trở nên vắng lặng (sở không có, năng không có chỗ duyên, nên năng vẫn không hiện hữu, ở trong tự tánh vắng lặng). Hai tướng động và tịnh không sinh. Từ từ mà tiến lên như vậy, thì nghe và đối tượng bị nghe đều hết. Nghe đã hết không trụ, thì giác và đối tượng của bị giác đều không khi không giác đã tròn đầy, thì không và đối tượng .không đều diệt. Khi sinh và diệt đã mất, thời cảnh tịch diệt hiện ra trước mắt." Thế giới phơi mở trước chúng ta như là một hiện hữu, vượt khỏi không gian thời gian. Cảnh giới này không bị ràng buộc bởi xuất thế gian và thế gian, hay các pháp hữu vi và vô vi."

Nói như vậy, để đạt tới sự "lắng nghe" cao diệu đó đòi hỏi sự tu tập dài lâu không những trong hiện tại mà còn do sự tích lũy Công Đức trong quá khứ qua vô lượng kiếp tu tập Bổ Tát Đạo. Điễm quan trọng không phải là "lắng nghe" vì chỉ "Lắng nghe" đơn thuần thì kết quả chỉ là "nghe-thấy" đươc "tự tâm" như các đạo sư Thiền thường nói "Trực chỉ chơn Tâm", hay "Kiến Tánh ".

Vượt qua nội tại đó đòi hỏi người tu tập còn phải qua quá trình tu tập Từ Bi Hỷ Xả hay Tứ Vô Lượng Tâm. Vì chỉ có Tứ Vô Lượng Tâm mới có thể "Thanh-Tịnh" cái "Tánh","Chơn Tâm", mà "Tâm Như Lai" hiển lộ. Vì Tứ Vô Lượng Tâm mới có thề dung chứa, hàm chứa mọi chúng sinh, nói khác, là có thể dung chứa tâm chúng sinh vào tâm mình mà "Tri Huệ Bát Nhả" nãy sinh.

Để hiểu rõ hơn "Tâm Như Lai","Tri Huệ Bát Nhả", chúng ta hãy đơn giãn quay trở lại lược sử Đức Phật

(Xem tiếp Nguồn Gốc Ngũ Hành Nạp Âm 2, TVDMNQ bài 4.8)

Sunday, January 9, 2011

Nguồn Gốc Ngũ Hành Nạp Âm

(Tử Vi Dưới Mắt Nghiệp Quả, bài 4.6)




Âm nhạc là gì? Là sự kết hợp có nghệ thuật của Động và Tỉnh . Ở một khoảng nào đó, tiếng động có tần số 64HZ-23,000HZ, con ngưởi thu nhân đươc qua thính giác và gọi sự kết hợp có nghệ thuật đó là âm nhạc của loài người. Với súc vật dao động trong khoảng 16HZ(voi) - 150.000 HZ (một loại cá heo, porpoise), ngoài khả năng “nghe thấy” của loài người chắc hẳn cũng mang nhịp điệu âm nhạc.


Nghệ thuật ở đây là môt sự kết hợp khéo léo tài tình những phương tiên tạo âm kèn, trống, sáo, .., để diễn đạt một trạng thái tâm ý, vui buồn, trầm tư, nỗi loạn,.. Âm thanh dùng trong âm nhạc thường có bốn đặc tính: cao độ, trường độ, cường độ và âm sắc, (tiếng ca, đàn dương cầm, đàn vĩ cầm, đàn ghita, sáo, kèn, đàn tranh, đàn bầu,.. cùng tấu lên một đoạn nhạc ở cùng một độ cao, do sắc thái khác nhau mà tai ta phân biệt được tiếng của từng nhac sĩ, nhạc cụ … Đặc tính này gọi là âm sắc.)

Tuy nhiên, từ khi phim (bộ) xuất hiện thì thâm chí tiếng chó sủa, mèo cào, bom rơi, đạn bay ... cũng được lồng theo dòng nhạc chính,(Do Re Mi Fa Sol La Si , / Họ Xữ Xàng Xe Cống Liêu,/Cung Thương Giốc Chủy Vũ) , tạo nên một phong cách mới trong hỉnh thức soạn nhạc. Không một tiếng động nào không thể xử dụng như là một nhạc khí nhằm diễn đạt một cách sống động một trạng thái tâm ý vui buồn, trầm tư, nội loạn ... Nói khác nhà soạn nhac phim bộ đã đem lại "chiều thứ ba" cho âm nhac thuần túy, hay âm nhạc vũ trụ thu hẹp.


Tiến xa hơn, bên ngoài khoảng thu nhận thính giác, Động -Tỉnh của vũ trụ hay âm nhạc của vũ trụ mang tinh cách vỉ mô như sự va chạm của vẫn thạch, tiếng chuyển mình của một ngôi sao vừa tạo lập, tiếng gảo thét của vật chất đang cuốn về lỗ đen, ở thế giới vi mô tiêng rít lên của năng lương, alpha, beta, gamma… đươc phóng thich từ phân tử Uranium 238, Thorium 234, C14… đang tự hủy hoại, hay nhịp điệu sóng điên từ từ các ngôi sao xa gần…


Trờ lại phần âm nhạc thuần túy loài người


http://hailinhquehuong.net/Nhacly_canban/nhacly_qh_4caodo.html

(Trích)
1- Quãng nhạc là khoảng cách âm thanh giữa 2 dấu nhạc. Tên quãng được gọi bằng số. Từ dấu nhạc đầu tiên đến dấu nhạc cuối có bao nhiêu bậc cơ bản thì là quãng bấy nhiêu.
Thí dụ : Đô-Mi : Có 3 bậc là đô, rê, mi, nên gọi là quãng 3.
Tính chất các quãng : Ngoài tên gọi bằng số, các quãng nhạc còn có tính chất đúng, trưởng, thứ, tăng, bội, giảm tuỳ theo số nửa cung được thêm hay bớt trong cùng một quãng nhạc.
2- Thang âm là chuỗi các âm thanh liên tiếp nhau trong vòng một quãng 8. Có nhiều loại thang âm khác nhau tuỳ theo số lượng các bậc cơ bản (chẳng hạn thang ngũ âm có 5 bậc cơ bản, thang thất âm có 7 bậc cơ bản) và tuỳ theo khoảng cách độ cao giữa các bậc cơ bản (chẳng hạn thang ngũ âm thông thường và ngũ âm ngoại thường, thang thất âm trong bình ca và thất âm trong nhạc cổ điển).

Khoảng cách về cao độ tương đối giữa các bậc không đồng đều nhau.

Khoảng cách nhỏ nhất trong thất âm gọi là nửa cung : Mi - Fa và Si - Đô.

Khoảng cách lớn nhất giữa hai bậc cơ bản đi liền nhau gọi là nguyên cung : Đô - Rê, Rê - Mi, Fa - Sol, Sol - La, La – Si

Như vậy khoảng cách âm thanh giữa Đô thấp và Đô cao kế tiếp gồm 12 nửa cung, hoặc 6 nguyên cung. Nói cách khác, quãng tám (Đồ - thấp và Đố - cao) gồm 12 âm cách nhau đều đặn từng nửa cung một.

++ theo GS Trần văn Khê :


Trong thang âm Việt Nam hoàn toàn chỉ có ngũ cung ( 5 nốt nhạc trong một bát độ)

Có 5 thang âm không bán cung căn bản :

1. Do – Re – Mi- Sol – La – Do

2. Do – Re – Fa – Sol – La – Do

3. Do – Re – Fa – Sol – Sib – Do

4. Do – Mib – Fa – Sol – Sib – Do

5. Do – Mib – Fa – Lab – Sib – Do

Ngoài ra còn có những thang âm đặc thù như :

thang âm vọng cổ Do – Mi b+ - Fa – Sol – La – Do

Thang âm Sa Mạc Do – Mib+ - Fa – Sol – Sib – Do

Trong nhạc sắc tộc Gia Rai , Ba-Na vùng Cao nguyên Trung phần có một thang âm ngũ cung có bán cung Do – Mi – Fa – Sol – Si – Do

++ Theo Âm Nhạc Cổ Truyền Huế Và Âm La Chuẩn Quốc Tế A=440 cps, Nguyễn Đức Mai


Nhạc ngũ âm Việt Nam:
Thật ra hệ thống ngũ âm là hệ thống chung của cả nhạc tây Phương lẫn nhạc Việt Nam . Bài hát tạm biệt Auld Lang Syne (Ce n'est qu'un au revoir) mà cả thế giới đều biết là một bài hoàn toàn ngũ âm giống hệt nhạc cổ Việt Nam .
Should our ac - quaint - ance be for - got and ne - ver brought to mind ? C F F F A G F G A F A A C D Họ Xàng Xàng Xàng Cống Xê Xàng Xê Cống Xàng Cống Cống Liu Ú
Should our ac - quaint - ance be for - got and days of auld lang syne D C A A F G F G A F D D C F Ú Liu Cống Cống Xàng Xê Xàng Xê Cống Xàng Xự Xự Họ Xàng
For auld lang syne my dear for auld lang syne D C A - F G F G D C A - C D Ú Liu Cống Xàng Xê Xàng Xê Ú Liu Cống Liu Ú
We'll take a cup of kindness yet for days of auld lang syne F C A A F G F G A F D D C F Xáng Liu Cống Cống Xàng Xê Xàng Xê Cống Xàng Xự Xự Họ Xàng


Âm nhạc phát xuất từ tiếng nói và mọi người Việt Nam dù muốn hay không, có ý thức hay hoàn toàn không hay biết, đều mang sẵn nhạc ngũ cung trong huyết quản của mình . Nhiều nhạc sĩ đã viết lên những ca khúc đượm tình dân tộc được mọi người ưa chuộng và còn tồn tại mãi mãi với dân tộc là chính vì viết theo ngũ cung mà chính người sáng tác cũng không biết . Các bài Em Bé Quê của Phạm Duy, Hòn Vọng Phu I và III của Lê Thương và rất nhiều bài thành công khác nữa đều viết theo nhạc ngũ cung .
Năm 1971, Linh Mục Đỗ Bá Công và tôi đã thành lập Ca đoàn Hợp Xướng Sinh Viên SÔNG HƯƠNG . Chúng tôi mời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, lúc đó ở Huế tham gia sinh hoạt với ca đoàn với tư cách là cố vấn nghệ thuật . Trong một lần sinh hoạt, bạn Sơn sáng tác ngay tại chỗ một ca khúc ngắn cho các sinh viên trong ca đoàn cùng hát . Bài hát rất dễ thương, mang tính chất triết lý sâu sắc Phật giáo mà về sau ai cũng nhớ, trở thành rất được ưa thích và phổ biến tại Huế thời đó .
Chính Trịnh Công Sơn cũng không biết là mình viết theo nhạc ngũ cung Huế - cũng như bài Nối Vòng Tay Lớn viết theo điệu nhạc chầu văn Huế - cho đến khi được tôi cho biết và chứng minh cụ thể . Bài đó như sau (tôi không biết về sau này bạn Sơn đặt tên bài đó là gì):


Đâu có đâu em nầy, đâu có cái chết đầu tiên F A G F - D C F A A A F G Xàng Cống Xê Xàng-Xự Họ Xàng Cống Cống Cống Xàng Xê
Và có đâu bao giờ, đâu có cái chết sau cùng F A G F - D C F A A A G F Xàng Cống Xê Xàng-Xự Họ Xàng Cống Cống Cống Xê Xàng
Tự mình biết riêng mình C F A - G F D - C Họ Xàng Cống-Xê Xàng Xự-Họ
Và ta biết riêng ta C F A G - F F Họ Xàng Cống Xê-Xàng Xàng


Nhạc ngũ âm Việt Nam và âm chuẩn quốc tế A=440cps
Có người nói rằng mọi người Việt Nam từ lúc sinh ra đều đã là bậc thầy về thẩm âm . Ðiều này có cơ sở vì tiếng Việt có sáu thanh, mà người Việt nào cũng phân biệt được rõ ràng không nhầm lẫn . Một giáo sư ngôn ngữ học người Mỹ đã phải mất gần sáu tháng trời mới phân biệt chính xác các từ sau đây trong một bài tập về thẩm âm : Ma (Ghost) - Mà (But) - Má (Cheek) - Mạ (Young rice plant) - Mả (Tomb) - Mã (Horse) .


Do ưu điểm này về thẩm âm mà trong âm nhạc, người Việt Nam không cần có âm chuẩn . Họ có thể chơi và thưởng thức ca nhạc ở bất cứ cao độ (pitch) nào cũng được trong khi nhạc Tây phương chỉ có 12 bậc trong thang âm bán cung (chromatic scale) .


Với những người đã quen nghe nhạc mới và nhạc Tây phương với âm chuẩn A=440cps, thì khi nghe nhạc cổ truyền Việt Nam, khó lòng thưởng thức nổi . Vì nhận ra điều này và cũng vì mục đích nghiên cứu, muốn tiện ghi lại bằng ký âm pháp Tây phương, tôi đã dùng nhiều phương cách để đưa các tài liệu nhạc cổ Huế về đúng âm chuẩn.


Trong các cuộc trình diễn, tôi luôn luôn yêu cầu các nhạc công lên dây đàn đúng theo âm chuẩn, thường là bằng cây hắc tiêu (clarinet) mà tôi có . Hai bậc thiệt dùng trong cổ nhạc là Họ 1, tức là Họ = C và Họ 5, tức Họ = G
Bậc thiệt (không thăng, không giáng):
Họ Xự Xàng Xê Cống
Họ 1 C D F G A
( 1 ((11/2(( 1 (( 1 (
Họ Xự Xàng Xê Cống
Họ 5 G A C D E
( 1 ((11/2 (( 1 (( 1 (


Bậc Họ 1 có thể sử dụng cho các ban nhạc không có đàn Tranh . Khi có đàn Tranh thì nên sử dụng bậc Họ 5 vì dây số 1 là dây thấp nhất của đàn Tranh là dây G thấp . Khi có Sáo, thường là Sáo Ðô, thì đàn nên lên dây Họ 1 và không dùng đàn Tranh . Có đàn Tranh thì phải dùng Sáo Xôn . Ðối với người thổi sáo bậc (như đã nói đến trong bài "Tôi và Chiếc Sáo Tre Việt Nam" đăng ở TK21 số 118 & 119 Xuân Kỷ Mão) mà ngày nay không thấy còn ai, thì đàn lên dây theo bậc nào cũng được .
Nhờ lối lên dây đàn theo âm chuẩn này mà nhiều người bỗng thấy nhạc Huế do tôi tổ chức trình diễn nghe hay hơn nhiều.
Trong số những người nói cho tôi biết điều này có Ông Ngô Khắc Tỉnh - lúc đó là Tổng Trưởng Giáo Dục và nhạc sĩ dương cầm Jacob Feurring. Ðối với các tài liệu đã thu băng sẵn mà không theo âm chuẩn, tôi dùng các máy chạy băng từ có phần điều chỉnh cao độ (pitch control) để chỉnh lại cho đúng âm chuẩn và in lại sang băng mới để dùng cho nghe và nghiên cứu.
Tóm lại nhạc Huế có toàn bộ 36 bậc, như sau :
Bậc thiệt (không thăng, không giáng):
Họ Xự Xàng Xê Cống
Họ 1 C D F G A
( 1 ((11/2(( 1 (( 1 (
Họ Xự Xàng Xê Cống
Họ 5 G A C D E
( 1 ((11/2 (( 1 (( 1 (
Thang bậc bán âm:
Bậc 1 C D F G A
Bậc 2 C# D# F# G# Bb
Bậc 3 D E G A B
Bậc 4 D# F G# Bb C
Bậc 5 E F# A B C#
Bậc 6 F G Bb C D
Bậc 7 F# G# B C# D#
Bậc 8 G A C D E
Bậc 9 G# Bb C# D# F
Bậc 10 A B D E F#
Bậc 11 Bb C D# F G
Bậc 12 B C# E F# G#


Cọng thêm 24 bậc phụ với các khoảng sai biệt 1/4 và 3/4 nốt .
Khi chỉnh theo âm chuẩn quốc tế A=440 cps, ta nên dùng 12 bậc chính như sau:
Bậc 1 C D F G A
Bậc 2 C# D# F# G# Bb
Bậc 3 D E G A B
Bậc 4 D# F G# Bb C
Bậc 5 E F# A B C#
Bậc 6 F G Bb C D
Bậc 7 F# G# B C# D#
Bậc 8 G A C D E
Bậc 9 G# Bb C# D# F
Bậc 10 A B D E F#
Bậc 11 Bb C D# F G
Bậc 12 B C# E F# G#

++ Tìm hiều thêm tại http://viet-guitar.vn/forum/index.php?showtopic=18204


Hợp âm (Chord) là sự tập hợp các âm theo quy luật nhất định. Nền tảng để tạo nên hợp âm là các quãng 3. Có 2 loại quãng 3 là quãng 3 trưởng (ký hiệu 3T) và quãng 3 thứ (ký hiệu 3t). Quãng 3 trưởng có nội hàm là 2 cung. Quãng 3 thứ là 1,5 cung. Lấy ví dụ trên hợp âm Đô trưởng (gồm 3 nốt Đồ Mi Sol): Âm Đồ được gọi là âm gốc (bậc 1) Âm Mi gọi là âm giữa (bậc 3 tính từ Đồ) Âm Sol gọi là âm ngọn (bậc 4 tính từ đồ) Ta thấy khoảng cách từ âm Đồ (bậc 1) tới âm Mi (bậc 3) là quãng 3 trưởng (= 2 cung ) Khoảng cách âm Mi tới Sol (bậc 5) là quãng 3 thứ (= 1,5 cung). Như vậy ta thấy tập hợp các âm theo quãng 3 (tính từ âm gốc bậc 1) theo nguyên tắc 3 trưởng+ 3 thứ (3T + 3t) đó chính là công thức để xác định tất cả các hợp âm trưởng.
4. Cấu tạo của hợp âm: Trưởng: +2+1.5 (C: Đồ-mi-sol) Thứ: +1.5+2 (Am: La-si-đô) Bảy: +2+1.5+1.5 (G7: Sol-si-rê-fa)


*Cách phối âm lạ:
Cách này nghe có vẻ giống như cách trên nhưng thật ra có khác chút ít. Bởi vì cách phối âm ở đây mang nghĩa rộng lớn hơn việc sử dụng hợp âm nghịch rất nhiều.
Trong trường phái nhạc ấn tượng (impressionism), một số nhạc sĩ như Ravel, Glinka, Debussy đã sáng tác ra một thang âm của riêng họ. Trong nhạc của Grieg đôi khi cũng thấy xuất hiện âm hưởng này.
Theo đó thang âm này gồm: C-D-E-F#-G#-A#-C.
Điểm khác biệt lớn nhất của thang âm này so với thang âm cổ điển đó là các cao độ luôn cách liền nhau 1cung, hoàn toàn không có những nửa cung như mi-fa hay si-do. Khi thang âm này được sáng tạo ra, thời ấy nó đã bị phản đối rất dữ dội. Bởi vì người ta cho là nó làm thoái trào tinh hoa của hòa âm cổ điển vốn đã tồn tại mấy trăm năm. Nhưng đến giờ người ta đã công nhận cái hay của nó như một trường phái: trường phái ấn tượng.


Một số nền văn hóa trên thế giới có những thang âm rất riêng biệt mà nó làm ra tính đặc trưng của mỗi dân tộc. Nền âm nhạc của Hội Thánh Công Giáo La Mã, mà nhất là trong thể bình ca (Gegrolian) phát triển thịnh đạt vào thời trung cổ, người ta sử dụng những cách phối âm rất kỳ lạ, người ta sử dụng cách chuyển từ một hợp âm thứ qua một hợp âm thứ tương ứng. (vd: Em-->Am hay C#m-->F#m). Cách chuyển này thật sự đã tạo ra một cảm xúc rất khác. Bởi vì tính chất của hợp âm nghịch đó là sự xung đột và mâu thuẫn. Nhưng ở đây, người ta không dùng hợp âm nghịch mà chuyển từ thứ qua thứ là có một ngụ ý riêng. Cho nên nó làm cho giai điệu nghe hết sức hài hòa, thanh thản, bình an...


Như vậy hợp âm có tuân theo một quy tắc như hợp âm bình thường không ? hay nó được tùy sử dụng ở người nhạc sĩ ?


Câu trả lời là:


“ Nó không tuân theo một quy luật hay một nhạc sĩ nào hết. Tất cả đều phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự sáng tạo của mỗi người. 2 yếu tố quan trọng này sẽ quyết định bản nhạc được hòa âm hay hoặc dở. Kinh nghiệm càng nhiều sẽ giúp người hòa âm xử lý bản nhạc tốt hơn. Đến những đoạn quan trọng, nếu biết vận dụng đúng hợp âm có thể tạo ra hiệu quả biểu cảm rất cao. Nhưng nếu cứ làm y như công thức thì sẽ làm cho bản nhạc trở thành một mớ hỗn độn, người nghe không còn thấy đâu là điểm nhấn. Nói chung, chỉ có kinh nghiệm và thời gian mới dạy cho bạn cách đặt chúng sao cho phù hợp.”

Giải Mã Huyền Sử

(Tử Vi Dưới Mắt Nghiệp Quả, bài 4.5)

Chử Đồng Tử

Người lảnh đạo Lac việt sẽ phải làm gì trươc cái xã hội lúc bấy giờ, khi mà tự do ngôn luân, tư tưởng bi giai cấp khống chế ngăn cấm, tham vọng đồng hóa từ phong tục tập quan của giai cấp thống trị áp đạt lên người dân Lạc việt. Gần một ngàn năm dưới ách thống trị của người Trung quốc chắc chắn sẽ không bỏ qua một hình thức nội dung chất chứa hình ảnh con dân Lạc việt,
Thử nghĩ, với 30 năm ,với chủ nghĩa Mác Lê-nin (1945-1975),sử sách, văn chương phải phục tùng chế độ.. thì 1000 năm Bắc thuộc, khi mà khác giông khác nói thì cái ách gông xiềng như thế nào.?? nếu không là:

Trăm năm bia đá thì mỏn
ngàn năm bia miêng hảy còn trơ trơ.

và Huyền sử được hình thành chất chúa sữ liệu ẩn dấu bên trong. Linh mục Dominique Luong Kim Đinh trong Kinh Hùng có đoạn:

"Huyền thoại chính là tự truyện của một dân tộc bao hàm những kinh nghiệm tích luỹ từ không biết bao đời tiên tổ kết tinh lại. Xuyên qua đó thường được kể lại bằng những nét lung linh cái sứ mệnh của dân tộc, nên đó quả là những di bảo thiêng liêng chứa chấp những giá trị thâm sâu nằm giáp miền tiềm thức.

Có thể nói tác giả đã dựng nên những huyền thoại cũng chính là tiềm thức cộng thông của tất cả tiên tổ đã góp phần vào việc kiến tạo dân nước. Nói đến tiềm thức là nói đến sự vượt biên cương lý trí phân minh, nên trở thành âm u.

Vì thế những niên đại, những địa danh, cũng như các nhân vật phải được hiểu một cách co dãn chập chờn, vì đó chỉ là những mảnh vụn của lịch sử được huyền sử dùng như tiêu biểu để nói lên những tư tưởng hướng dẫn cuộc sống của dân tộc, nên mang tên này hay tên khác, xảy ra nơi nọ hay nơi kia đều không quan trọng.

Huyền sử thuộc vòng trong tiềm ẩn không nhằm ghi chép sự kiện hay biến cố ngoại diện như sử kýmà cốt nhằm phác họa những hình ảnh văn hóa, những mẫu mực chung của lối sống, nghĩ, cảm, là những dạng thức có liên hệ mật thiết với hoàn cảnh nơi ấy, nên khi nào con cháu muốn tìm ra những làn sóng ngầm của lịch sử dân tộc cùng những cái nhìn soi dọi vào đời sống hiện đại để tìm ra những mẫu mực căn bản thì cần phải mở một cuộc hội thoại thâm thiết với những di bảo nọ. Việc đó có thể gọi theo tiếng nói ngày nay là làm triết lý. Như thế triết lý ở đây là một cuộc đào sâu kinh nghiệm sống của tiên tổ để lấy chất liệu tạo dựng những dạng thức canh tân hợp cảm quan thời đại. "

Sử Thần Ngô Sỹ Liên trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đã xếp phần này vào Ngoại Kỉ, dù là phân ngoại kỳ nhưng vân mang ngụ ý, ông vẫn thiết tha ngày kia từ huyền sử, một trang sử sẽ được viết lại, những ẩn dụ sẽ được phơi bày, trã lại cho lịch sử Việt những trang sữ bị xáo nhòa trong qúa khứ.


Lỉnh nam Trích quái: Chừ Đồng Tử

Hùng Vương truyền ngôi đến vua cháu ba đời, có sinh được một người con gái tên là Tiên Dung Mỵ Nương, tuổi vừa mười tám, dung mạo tú lệ, nguyện không lấy chồng, chỉ thích ngao du thiên hạ. Vương chiều mà nghe theo. Mỗi năm khỏang tháng hai, tháng ba, nàng sửa soạn thuyền ghe, lênh đênh ngòai biển, vui chơi quên cả ngày về. Lúc bấy giờ ở làng Chử Xá có người tên là Chử Vy Vân sinh được một người con trai tên là Chử Đồng Tử, hai cha con tính vốn hiền lành, nhà ngheo lại gặp nhà cháy, của cải khánh kiệt tận chỉ còn một cái khố vải, cha con ra vào thay đổi nhau mà mặc. Bị bệnh già, cha bảo con rằng:- Ta chết thì chôn lộ thể cũng được, để cái khố lại cho con mặc kẻo xấu hổ.

Cha chết, người con không nỡ làm thế, cứ để cả khố mà chôn. Chử Đồng Tử bấy giờ thân hình trần truồng, đói rét khôn xiết, mới cầm cần câu đi đến bờ sông câu cá, trông thấy thuyền buồm đi qua, đứng dưới nước mà xin ăn. Nào ngờ thuyền của Tiên Dung bỗng đến đó; nghe thấy tiếng chuông trống đàn sáo, thấy những nghi trượng cờ xí, Đồng Tử sợ hãi, không biết trốn vào đâu, trông thấy trong bãi phù sa có chòm lau sậy, lơ thơ năm ba gốc, bèn ẩn thân vào đó, đào cát thanh huyệt để giấu mình, lại lấy cát vùi lên trên. Giây lát, thuyền của Tiên Dung ghé vào đó; nàng dạo chơi trên bãi cát, truyền lấy mùng màn vây kín cả chỗ lau sậy để tắm.

Tiên Dung vào trong màn, cởi áo múc nước dội tắm; cát chảy, thân hình Đồng Tử lộ ra, hồi lâu Tiên Dung biết là con trai. Tiên Dung nói:- Ta đã không thích lấy chồng, nay lại gặp người này cùng lộ thân với nhau trong một huyệt cát, có lẽ trời khiến thế chăng? Thôi ngươi hãy dậy mà tắm rửa đi. Rồi ban cho áo quần, cùng nhau xuống thuyền ăn uống hoan lạc; người trong thuyền đều cho là mộtsự gặp gỡ tốt lành xưa nay chưa từng có. Đồng Tử nói rõ sự tích cho Tiên Dung nghe; Tiên Dung thương xót, bảo làm vợ chồng.

Đồng Tử cố từ. Tiên Dung nói:- Việc này tự trời tác hợp, việc gì mà từ chối?

Những người tháp tùng vội đem việc ấy tâu lên với Hùng Vương; Hùng Vương giận bảo rằng:- Tiên Dung không biết trọng danh tiết, không biết tiếc tiền của ta, đi chơi giữa đường lại hạ giá, lấy người nghèo, còn mặt mũi nào mà thấy ta nữa, từ nay mặc kệ nó, không cho trở về nước nữa.
Tiên Dung nghe tin, sợ không dám trở về mới cùng với Đồng Tử mở chợ búa, lập phố xá, cùng nhân gian mậu dịch, dần dần nơi ấy thành một ngôi chợ lớn (nay là chợ Hà Lõa); thương nhân ngọai quốc qua lại buôn bán, kính sự Tiên Dung Đồng Tử làm chủ.

Có một nhà đại thương đến nói với Tiên Dung rằng:- Quý nhân xuất ra một thoi vàng, năm nay cùng với người nhà buôn ra ngòai biển mà mua vật quý, sang năm sẽ lời được một thoi.Tiên Dung bảo Đồng Tử rằng:- Vợ chồng ta do trời định khiến, ăn mặc là của trời cho, bây giờ nên lấy một thoi vàng cùng với người nhà buôn đi ra biển mà mua hàng đem về làm kế sinh nhai.

Đồng Tử bèn cùng đi với người nhà buôn; ngòai biển có một hòn núi tên là Quỳnh Viên Sơn; trên núi có một chiếc am nhỏ, người đi buôn ghé thuyền ở đấy mà múc nước; Đồng Tử lên chơi trên am, có một tiểu tăng tên là Phật Quang truyền phép cho Đồng Tử.



(Ánh sáng phát ra từ Đức Phật : Phật Quang)


Đồng Tử mới lưu lại am nghe thuyết pháp, giao vàng cho người đi buôn mua hàng, dặn lúc nào trở về thì ghé lại am để cho Đồng Tử về.

Nhà sư mới tặng cho Đồng Tử một cái gậy và một cái nón, bảo rằng:- Linh thông tại đây đó.
Đồng Tử trở về, đem chuyện đạo Phật nói hết với Tiên Dung, từ đó giác ngộ, bỏ chợ búa, nghề buôn, đem nhau đi tìm thầy học đạo. Một hôm trời đã tối mà chưa đến nhà trọ, họ mới ở lại giữa đường, cắm gậy úp nón lên trên để che. Đêm đến canh ba, thấy hiện ra thành quách, lầu son đền báu, đài các lăng miếu, kho tàng miếu xà, vàng bạc châu ngọc, chiếu giường, mùng màn, tiên đồng ngọc nữ, tướng sĩ thị vệ la liệt đầy ở trước mặt.

Sáng ngày ai trông thấy cũng lấy làm kinh dị, tranh nhau đem những vật hoa hương, ngọc thực đến dâng hiến và xưng thần. Văn võ bá quan phân quân túc vệ, biệt lập thành một nước.
Hùng Vương hay tin cho là con gái mình làm loạn mới phát binh đi đánh; quan quân đến rồi, quần thần xin phân quân án ngữ.

Tiên Dung rằng:- Chuyện này không phải tự ta làm ra, cũng là trời giun gửi; sinh tử tại thiên, ta đâu dám chống cha, phải thuận chịu điều chính, chờ lệnh chém giết.

Lúc bấy giờ những người mới tập họp, sợ hãi mà chạy tán loạn, chỉ còn bọn người cũ ở lại với Tiên Dung.

Quan quân kéo đến đóng doanh ở bãi Tự Nhiên, chỉ còn cách một con sông lớn; ngày sắp tối nên chưa kịp tiến binh. Chừng đến nửa đêm, hốt nhiên gió lớn thổi làm nổi sóng đổ cây; quan quân đại loạn; bộ đảng, thành quách của nàng Tiên Dung nhất thời nhổ đi bay lên trời; đất ở chỗ ấy sập xuống thành một cái đầm lớn.

Sáng ngày, dân gian không trông thấy thành nữa, cho là linh dị bèn lập miếu đường, thời thường đến tế, gọi đầm ấy là Nhất Dạ Trạch, châu ấy là Man Trù Châu (hoặc gọi là Tự Nhiên Châu), chợ ấy là Hà Lõa Thị.

[ ---- Sau đến thời Nam Đế, binh nhà Lương sang xâm chiếm nước ta, vua sai Triệu Quang Phục làm tướng đem binh ngăn giữ. Quang Phục điều động dân chúng tàng ẩn ở trong đầm, cái đầm ấy sâu rộng bùn lầy, khó bề tiến lui; Quang Phục cỡi chiếc thuyền độc mộc qua lại cho tiện, thường nhân đêm tối, dùng thuyền mà đột xuất đánh phá cướp lấy lương thực, làm kế trĩ cửu cho giặc kiệt quệ. Ba bốn năm trường giặc không đánh được. Bá Tiên than rằng:- Đời xưa gọi là đầm nhất dạ thăng thiên, ngày nay lại là cái đầm nhất dạ đạo kiếp. Gặp lúc Hầu Cảnh tác loạn bên Trung Hoa, vua Lương triệu Bá Tiên về, ủy quyền cho tỳ tướng Dương Sằn thống lĩnh quần chúng. Quang Phục trai giới thiết đàn ở trong đầm, đốt hương cầu đảo. Thóat thấy thần nhân cỡi rồng giáng xuống giữa đầm, bảo Quang Phục rằng:- Ta lên trời nhưng linh dị còn ở đây, người có lòng thành cầu đảo, ta đến để giúp bình loạn tặc.Rồi cởi vuốt rồng đưa cho Quang Phục bảo giắt vào đầu đâu mâu, hễ đánh đâu là được đó. Nói đoạn lại bay lên trời. Quang Phục y như lời dặn đem binh đột kích, binh Lương đại bại, chém được tướng Dương Sằn ở trận tiền, binh Lương lui chạy. Quang Phục nghe tin Nam Đế mất, bèn tự lập lên làm Triệu Vương, đóng đô ở quận Vũ Ninh núi Trâu Sơn. ]

Chử Hiếu
"Chừng đến nửa đêm, hốt nhiên gió lớn thổi làm nổi sóng đổ cây; quan quân đại loạn; bộ đảng, thành quách của nàng Tiên Dung nhất thời nhổ đi bay lên trời; đất ở chỗ ấy sập xuống thành một cái đầm lớn. Sáng ngày, dân gian không trông thấy thành nữa, cho là linh dị bèn lập miếu đường, thời thường đến tế, gọi đầm ấy là Nhất Dạ Trạch, châu ấy là Man Trù Châu (hoặc gọi là Tự Nhiên Châu), chợ ấy là Hà Lõa Thị. "

và:

"Tiên Dung rằng: Chuyện này không phải tự ta làm ra, cũng là trời giun gửi; sinh tử tại thiên, ta đâu dám chống cha, phải thuận chịu điều chính, chờ lệnh chém giết."

Kết hơp hai đoạn trên :
1- "bay lên trời" Trời = Thiên = quẻ Càn = Cha2- "chờ lệnh chém giết."3- "chỉ còn bọn người cũ ở lại với Tiên Dung. "
Nhu vây Tiên Dung trở về với phụ vương cùng với Đông tử và gia nhân củ, không có gia nhân mới. "người mới" chỉ là hư cấu, không thật, làm nội bật sự trở về với Phụ vương, lúc đi và lúc vể. Chử hiêu của Tiên Dung củng được nhấn mạnh qua câu nói.
Chúng ta sẽ thấy cái nghi kỵ của câp lảnh đạo và hành xử của cấp thuộc hạ là một ám ảnh của dân tộc.(xin đoc lại chủ đề Chu Nguyen Chương / Mai Thôn / TuviLySo.net)

Ý nghĩa của Gậy và Nón

"Nhà sư bèn tặng cho Đồng Tử một cây gậy và một cái cái nón, vừa bảo:
"Các việc linh thông đều ở đó rồi!."

Đồng Tử trở về, đem chuyện đạo Phật nói hết với Tiên Dung, từ đó giác ngộ, bỏ chợ búa, nghề buôn, đem nhau đi tìm thầy học đạo.

Một hôm trời đã tối mà chưa đến nhà trọ, họ mới ở lại giữa đường, cắm gậy úp nón lên trên để che.
"gậy" và "NÓN" có nghĩa :

1 - Gây = rắn / Ác nhân --------- "NÓN" = che chở /Thiên nhân ---> Thiện /Ác
2 - Gậy = có hình dáng số 1 ----- "NÓN= có hình dáng Zero ----> nhi phân .

Cách tính toán dựa vào nhị phân. Có lẻ bàn tính là một trong ứng dụng nhị phân. Và dĩ nhiên không thể bỏ qua chử viết vì một khi đả có con số, bài tình, con toán, thì nền văn minh phải đả xuất hiện.

Sự phát triễn của văn minh này, nền văn minh dựa trên Tâm lý Phật giáo và Lộ trình Tâm (Đạo Tâm / Dịch), mà người Trung quốc thời du mục khởi lòng tham chiêm đoạt. và cũng chính vì thấy được hiễm họa người Trung Quốc, hiễm họa 1000 năm mất nước mà các bộ kinh đươc an bài rất tế nhị, kín đáo qua hệ tám thức, bí mật cũa huyền sử, với danh từ vượt thời gian "Bác sĩ" và chỉ có thể mỡ ra bởi người Lạc việt.

3 --------"cắm gậy úp nón lên trên " có nghỉa sự phối hợp của Gây và Nón hay 1 và Zero,3a ------ là nói đến sự xữ dụng Âm Dương qua Dich hay Lộ trình tâm3b ------ là nói đến sự xử dụng của 1 và Zero trong phép nhị phân mà người phương Tây nhìn thấy qua quẻ dich.
(Xin đọc Từ vi dưới mắt Nghiệp quả / nguồn gốc Âm Dương Ngũ Hành ; Tuvilyso.net, Nhớ Huế.Org)

4 - "Gậy và Nón", khi đi chung với nhau thì mang nghỉa luật pháp. Gậy là dùng sửa sai Ác nhân, "Nón" che chở người vô tội, nhân dân,... nghĩa là cơ cấu nhà nước, hành chính, luật pháp đã hình thành. Một cơ cấu được dụa trên căn bản "Tâm lý Phật giáo" xuyên qua hệ tám thức và Lộ trình tâm, Đạo của tâm.

Một sự hài hòa tất yếu, được minh chứng qua thới đại Hùng vương, người dân Lac việt đã có 2622 năm yên bình, một văn minh chảy dài 2622 năm, trong lich sử của cà thế giới không một quốc gia nào có thể so sánh và chỉ một triều đại, trước sau như một: Hùng Vương.
Tách riêng Dich (lộ trình tâm) chỉ dẫn tới Lảo tử, Không tử, Trang Tử , Mạnh Tử...nghĩa là vẫn "đi bên cạnh" dòng lich sử Trung quốc.

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, 18 đời vua Hùng: 2879-258 TCN
Trải qua 18 đời
1, Kinh Dương Vương, Lộc Tục
2, Lạc Long Quân, Sùng Lâm
3, Hùng Quốc Vương, Lân Lang
4, Hùng Diệp Vương, Bảo Lang
5, Hùng Hy Vương, Viên Lang
6, Hùng Huy Vương,
7, Hùng Chiêu Vương
8, Hùng Vi Vương
9, Hùng Định Vương
10, Hùng Úy Vương
11, Hùng Chinh Vương
12, Hùng Vũ Vương
13, Hùng Việt Vương
14, Hùng Ánh Vương
15, Hùng Triều Vương
16, Hùng Tạo Vương
17, Hùng Nghị Vương
18, Hùng Duệ Vướng

18 đời Hùng Vương :

nếu đọc con số 18 như sau "Mười" viết 10 , đọc con số "Tám" viết 8 và "18 đời" bây giờ là 108 đời, do đó trung bình một đời Vua Hùng khoảng 24 năm.

Với người phật tử thì con số 108 có ý nghĩa là chuổi Tràng Hạt. Tràng hạt xuất hiên có nghỉa Phập Pháp xuất hiện, và đây cũng là đất nước của Phật, đất nước được lảnh đạo bởi chánh pháp, Tâm lý phật Giáo và Đạo của Tâm.. Nếu như Do Thái với Thiên Chúa là tổ phụ của họ.(??? người viết không rành về Thiên Chúa giáo, xin đính chánh nêu sai sót) .

Khi liệt kê 18 đời Hùng Vương thì lại có nghĩa 18 vị A la Hán của chúng ta, của người Lac việt. 18 vị A la hán cùng với Phật tử sẽ theo lich sử dưng nước mà lẩn lượt xuất hiện bảo vệ, thông lảnh, dẫn dắt người dân Lạc việt vượt gềnh vượt thác, vượt chông gai hiểm nguy..

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Thời đại Hùng vương có từ lúc nào ? Nói đền Dich, nói đến Tử vi, ... bói toán nói chung, ta không thề tách rời hệ thống lich pháp. Không có lich pháp làm căn bản cho Ngũ hành nạp âm thì không một môn, gọi là huyền bí- bói toán đươc hình thành.

Lịch Pháp Việt Nam

(Trich Luc Độ Tâp Kinh/ Ts Lê Manh Thát)
Lục độ tập kinh ngày nay có cả thảy 91 truyện. Trong số các truyện này có một số truyện ta có thể truy về thời các vua Hùng còn nắm giữ quyền hành, nghĩa là trước biến cố năm 43sdl, khi cuộc kháng chiến vệ quốc do Hai Bà Trưng lãnh đạo thất bại. Cơ sở cho một việc truy tìm như vậy dựa trên một hiện tượng khá đặc thù của những truyện này. Đó là hiện tượng sử dụng lịch pháp. Trong Lục độ tập kinh có 10 truyện đề cập đến đơn vị thời gian, tức các truyện:
Truyện 9, ĐTK152, tờ 4b19, cl và c9:"Một thời 90 ngày" (nhất thời cửu thập nhật), "hai thời 180 ngày" (nhị thời bánh bát thập nhật), "thỉnh ở lại ba thời" (thỉnh lưu tam thời).


Truyện 14, tờ 9a13 "Hai mươi mốt ngày thì đến núi Đàn Đặc" (Tam thất nhị thập nhật nãi chí Đàn Đặc sơn) Truyện 24, tờ 14c23: "Bố tát thấy Phật, vui vẻ qui y, thỉnh Phật và Tăng ở lại nhà mình bảy ngày cúng dường trọn lễ" (Bồ tát đồ Phật, hân nhiên tự quy, thỉnh Phật cập Tăng thất nhật lưu gia, dĩ lễ cúng dường); cùng truyện tờ 15a2: "Bảy ngày như thế, đều không lười mõi" (thất nhật nhược tư đô vô giải)
Truyện 25 tờ 15c27: "Ở thai mười tháng" (Xử thai thập nguyệt).
Truyện 61, 34a2: "Mười ngày sau" (thập nhật chi hậu)
Truyện 76 tờ 40b12: "Bé trong bụng mẹ... ba tam tuần ngày, thân thể thành hình" (Nhi tại mẫu phục.. tam thập bát thất nhật, thân thể giai thành)
Truyện 79, tờ 42b9-12: "... rồng vui vẻ làm mưa gió bảy ngày bảy đêm. Đức Phật ngồi ngay không động không lay, không thở, không hít. Bảy ngày không ăn thì được thành Phật. Lòng vui, không còn tưởng. Rồng rất vui mừng, cùng bảy ngày không ăn, mà không có niệm đói khát. Hết bảy ngày, mưa gió tạnh" (... Long hỉ, tác phong vũ thất nhật thất dạ. Phận đoạn tọa, bất dộng bất dao bất suyễn bất tức. Thất nhật bất thực, đắc Phật. Tâm hỉ, đô vô hữu tưởng. Long đại hoan hỉ, diệc thất nhật bất thực, vô cơ khát niệm. Thất nhật tốt, phong vũ chỉ)
Truyện 83, tờ 44c17: "Vua vui vẻ bày tiệc, rượu nhạc bảy ngày" (Vương hỉ, thiết tửu vi nhạc thất nhật); cùng truyện tờ 45a8: "Bẻ trúc để ghi thì đi đường bảy ngày mới về tới vương quốc" (dĩ trúc vi soán hành đạo thất nhật, nãi chí vương quốc); tờ 46a14-16: "Vua nói: Hãy ở lại bảy ngày nữa [...] sau bảy ngày có đại thần vương đến chỗ vua trời chúc mừng" (Vương viết "Thả lưu thất nhật [...], thất nhật chi hậu, hữu đại thần vương chỉ thiên vương sở hạ viết...); tờ 45c1 "Bố thí bảy ngày; không ai thiếu thốn mà không được đầy đủ" (bố thí thi thất nhật, vô phàm bất túc).
Truyện 88, tờ 50b13-23: "Trong một trăm năm, phàm có ba trăm mùa xuân, hạ đồng. Mỗi mùa có một trăm. Lại trong 1200 tháng, các tiết Xuân, Hạ, Thu, Đông, mỗi thứ bốn trăm thánh. Trong ba vạn áu ngàn ngày, xân một vạn hai ngàn ngày. Hạ nóng, đông lạnh, mô4i thứ một vạn hai ngàn ngay. Trong một trăm năm, một ngày hai bữa... Trong 100 năm, đêm ngủ trừ năm mươi năm... Con người thọ 100 tuổi chỉ vui có mười năm" (Bách tuế chi trung phàm cánh tam bách thời, xuân hạ đông nguyệt các cánh kỳ bách dã. Cánh thiên nhị bách nguyệt xuân hạ đông tiết các cánh tứ bách nguyệt. Cánh tam vạn lục thiên nhật, xuân cánh vạn nhị thiên nhật, hạ thử đông hàn, các vạn nhị thiên nhật. Bách tuế chi trung, nhất nhật tái phạn... Bách tuế chi trung, dạ ngọa trừ ngũ thập tuế... Nhân thọ bách tuế, tài đắc thập tuế nhĩ). Ta thấy truyện 98 này ghi nhận một năm có 360 ngày, chia thành ba mùa [thời], mỗi mùa có 120 ngày, ậy mỗi mùa có 3 tháng: "Trong một trăm năm phàm lại có 300 mùa, xuân hạ đông mỗi mùa có 100, tức 1200 tháng, xuân hạ đông tiết, mỗi tiết có 400 tháng, tức 36.000 ngày, mùa xuân lại có 12.000 ngày, mùa hạ nóng, mùa đông lạnh, mỗi mùa 12.000 ngày". Rõ ràng, một ghi nhận như thế bộc lộ quan điểm lịch pháp của Phật Giáo Ấn Độ, mà ta ngày nay còn tìm thấy trong Xá đầu luyện thái tử nhị thập bát tú kinh, ĐTK1501 tờ 419c1-2 & b4-6 và Phạn bản Sàradùlakarnàvadàna của nó hiện còn bảo lưu: "Ba mươi ngày là một tháng, kể 12 tháng là một năm", và một năm chỉ có ba mùa là dông, xuân và hạ. Điểm lôi cuốn là Xá đâu luyện thái tử nhị thập bát tú kinh do Trúc Pháp Hộ dịch vào khoảng những năm 265-313, thì trước đó hơn nửa thế kỷ", Trúc Luật Viêm và Chi Khiêm lại thực hiện một bản dịch sớm hơn dưới tên Ma đăng già kinh gồm hai quyển thượng hạ. Ngoài chuyện ghi nhận ở quyển hạ ĐTK1500 tờ 409a13-4 là "ba mươi ngày đêm gọi là một tháng, 12 tháng này gọi là một năm"; còn nói ở tờ sau [410a18-9]: "Hễ năm thì có 365 ngày... tháng có 30 ngày". Dầu sao đi nữa, việc chia một năm có 360 ngày thành 12 tháng và ba mùa của Lục độ tập kinh có vẻ là một phản ảnh khá trung thành quan điểm lịch pháp của Phật giáo vào những thế kỷ trước và sau dl. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu tiếp, ta thấy truyện 9 của Lục độ tập kinh 1 ĐTK152 tờ 4b19 và 4c1& c9 lại nói đế "một mùa 90 ngày" (nhất thời cửu thập nhật) và "hai mùa 180 ngày" (nhị thờ bách bát thập nhật). Thế cũng có nghĩa một năm có tới bốn mùa, chứ không phải ba mùa. Lịch pháp Ấn Độ thời tiền Phật giáo của giai đoạn Vệ đà tiền kỳ, tức khoảng những năm 1500-100tdl, thường chia 12 tháng cuả một năm thành 6 mùa là lạnh ['sarad] và rét [vasanta], hạ [grìsma], mưa [varsa], thu ['sarad] và rét [hemanta], như Rigveda x.90; 6; i.131, 4 v.v... đã ghi. Đến giai đoạn Vệ đà hậu kỳ [1000-300tdl], sáu mùa vừa kể trên rút gọn lại còn ba mùa là đông, hạ và mưa, và xếp đặt các tháng còn lại cho phù hợp, mà ta có thể thấy trong Taittiriya samhità. Việc rút gọn lại còn ba mùa này sau đó đã được nền lịch pháp Phật giáo chấp nhận, như đã nói trên. Vậy, rõ ràng sự kiện truyện 9 nói tới bốn mùa dứt khoát không liên hệ với lịch pháp Ấn Độ và Phật giáo. Thế phải chăng nó chịu ảnh hưởng của lịch pháp Trung Quốc?.


Đúng là lịch pháp Trung Quốc từ thời Ngũ đế [2550-2140tdl] đã đề cập tới bốn mùa xuân hạ thu đông, như Nghiêu điển trong Thượng thư chú sở 2 tờ 5b10-6b3 dã viết [vua Nghiêu] bèn sai hai họ Hy, Hòa xét chuyển vận của trời, trăng và sao, để thế mệnh trời, mà báo cho dân biết thời tiết [...] Khi ngày dài nhất, sao là Hỏa, thì là giữa hạ [...]. Khi đêm dài nhất, sao là Hư, thì là giữa thu [...] Khi ngày ngắn nhất, sao là Mão, thì là giữa đông [...]. Tuy vậy, nó cũng viết tiếp: "Vua nói: Này các ngươi Hy, Hòa năm quay lại sau ba trăm với 6 tuần và 6 ngày, lấy tháng nhuận đặt đúng bốn mùa, để nên năm".


Viết như thế, không những lịch pháp Trung Quốc từ xa xưa đã xác định mỗi năm có 365 ngày, mà còn dùng chế độ 10 ngày là một tuần. Chế độ 10 ngày một tuần này được sử dụng rất là phổ biến. Đọc Tả truyện chú sở 43 tờ 2b11 và 44 tờ 2b5 các năm Lỗ Chiêu Công thứ 5 và 7, ta thấy nói "số của ngày là mười" (nhật chi số thập), "trời có mười ngày" (thiên hữu thập nhật). Thiên Chu quan của Lễ Ký cũng ghi nhận : "Họ Phùng tướng giữ các việc 12 năm, 12 tháng, 12 giờ, 10 ngày (thập nhật), 28 ngôi sao". Đặc biệt, hệ thống 10 ngày đây không chỉ tồn tại trên sách vở hiện lưu truyền, mà còn thấy trên các văn tự giáp cốt mới khai quật, như Quách Mạt Nhược_1 đã chứng tỏ. Nói cách khác đi, lịch pháp Trung Quốc chỉ dùng hệ thống 10 ngày, để chia ngày của tháng, mà thời Nghiêu Thuấn đã gọi là tuần. Hệ thống này Lục độ tập kinh 6 ĐTK 152 tờ 34a2 trong truyện 61 chỉ sử dụng một lần, và chỉ dùng chữ 10 ngày trơn, tức "sau mười ngày", mà không dùng đến chữ tuần. Ngược lại, hệ thống tuần ngày được nói đến một cách rộng rãi. Cụ thể là các truyện 14 tờ 9a13, 24 tờ 14c23, 54 tờ 31b12, 79 tờ 42b9-12 và 83 tờ 44c17, tờ 45a8 & c1 và tờ 46a15. Đặc biệt, truyện 76 tờ 40b12 để tính thời gian thai nhi ở trong bụng mẹ, đã dùng số 38 bảy ngày [tam thập bát thất nhật]. Điều này có nghĩa dù truyện 9 có nói tới hệ thống bốn mùa, hệ thống ấy không nhất thiết phải xuất phát từ lịch pháp Trung Quốc.


Kết luận đây hoàn toàn phù hợp với một báo cáo của Lưu An [? - 122tdl] về quan hệ lịch pháp giữa Trung Quốc và Việt Nam thời cổ đại còn ghi lại trong Tiền Hán thư 64 thượng tờ 2a10-b1 nói rằng: "Việt là đất phương ngoài, là dân cắt tóc xăm mình, không thể lấy phép tắc của nước mủ đai mà xử lý nó. Từ thời Tam đại hưng thịnh, Hồ và Việt không chịu nhận chính sóc, chẳng mạnh không thể phục chúng, chẳng uy không thể ngăn chúng, cho là đất không thể ở, là dân không thể chăn, không đáng làm phiền Trung Quốc".


Bảo là "từ thời Tam đại, Hồ và Việt không chịu nhận chính sóc", Lưu An muốn xác nhận rằng từ những triều đại nhà Hạ (2140-1711tdl), nhà Thương (Ân 1711-1066tdl) và nhà Chu (1066-256tdl), người Việt ta đã không "chịu chính sóc", tức đã không dùng lịch pháp Trung Quốc. Do thế, việc truyện 9 chia 360 ngày của một năm thành 4 mùa, mỗi mùa 90 ngày, phải nói là xuất phát từ lịch pháp Việt Nam thời Hùng Vương hậu kỳ, nếu không phải là tiền kỳ cùng lúc với thời Ngũ đế (2550-2140tdl) bên Trung Quốc.


Xác định này càng được củng cố thêm, khi ta phân tích lịch pháp Ấn Độ, để xem thử tình trạng sử rộng rãi hệ thống 7 ngày có xảy ra, như đã xảy ra trong Lục độ tập kinh hay không. Đúng là người Ấn Độ từ xa xưa rất thích con số 7, mà chứng cớ có thể tìm thấy dễ dàng trong Rigveda i.62,7 [nói đến phần của thế giới, 7 rặng núi, 7 tiên nhân], i.63,7 [7 suối, 7 đại cương, 7 thành phố], i.72,6 [7 ngọn lửa, 7 âm, 7 lễ, 7 bước lên trời..] v.v... Tuy nhiên trong lịch pháp của họ không dùng tới hệ thống tuần 7 ngày. Mahàbhàrata 1.1.35 sau khi kể về sự hình thành thế giới và mọi vật sinh xuất, đã viết:
samvatsarartavo màsàh paksàhoràtrayah kramàt / yac cànyad api tat sarvam sambhùtam lokasàk sikam / 35 năm, mùa, tháng, tuần, ngày, đêm cũng lần lượt xuất sinh và đó là sự sinh của tất cả mọi vật được biết trên thế gian này.
Chữ mà chúng tôi dịch là tuần, trong tiếng Phạn là paksa. Và chữ paksa thực tế không có nghĩa là tuần, như ta thường hiểu theo dạng 10 ngày cuả tuần Trung Quốc hay dạng 7 ngày của tuần hiện nay. Ngược lại, trong lịch pháp Ấn Độ nó dùng để chỉ đơn vị 15 ngày, mà trong lịch pháp tiền kỳ gọi là nguyệt tiền [pùrva/apùryamàna-paksa] và nguyệt hậu [apara/apa-ksìyamàna], rồi sau đó gọi là bạch nguyệt ['sukla/'suddha] và hắc nguyệt [krisna/tàmisra], như có thể thấy trong Áo nghĩa thư Kausìtaki upanisad, các kinh Kausika, Kàtyàyanasrauta, 'Sankhàya nasrauta, bộ luật Manu v.v... Đặc biệt lối chia hắc nguyệt bạch nguyệt này được sử dụng rất phổ biến trong lịch pháp Phật giáo, để qui định các lễ tiết của mình, cụ thể là lễ bố tát [posadha] trong Luật tạng và các lễ khác trong mật giáo. Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát cập chư tiên sở thuyết cát hung thời nhật thiên ác tú diệu kinh, quyển thượng ĐTK 1299 tờ 393a 1-2, viết rất rõ: "Hễ tháng thì có hai phần hắc và bạch. Từ ngày mồng một đến ngày 15 là bạch nguyệt. Từ ngày 16 đến ngày 30 là hắc nguyệt".
Thế rõ ràng trong lịch pháp Ấn Độ và Phật Giáo rất ít sử dụng hệ 7 ngày. Cần chú ý ngay trong tạng kinh Nam truyền bằng tiếng Ba lỵ, thời gian thai nhi nằm trong bụng mẹ cũng chỉ dùng hệ 9 hay 10 tháng [M.i.4.u. Mahàtanhà sankhayasuttam: màtà nava và dasa và màse gab- bham kucchinà pariharati...], chứ không dùng hệ 7 ngày. Còn tuần của lịch pháp Trung Quốc thì dứt khoát có 10 ngày, như câu trong Nghiêu điển dẫn trên cho thấy.

Nói tóm lại, theo chúng tôi, hệ thống lịch chia năm ra làm 360 ngày, rồi phân bổ thành bốn mùa, mỗi mùa gồm có 3 tháng, mỗi tháng có 30 ngay cùng với việc dùng hệ 7 ngày làm tuần là một di sản của lịch pháp thời Hùng Vương còn được bảo lưu trong Lục độ tập kinh qua 10 truyện đã dẫn trên, trừ truyện 88 phản ảnh hệ thống lịch pháp của Phật giáo Ấn Độ. Và để bảo lưu được một hệ thống lịch sử như thế, các truyện ấy phải lưu hành vào thời hệ thống lịch đó đang còn hiệu lực, tức đang còn sử dụng chính thức và công khai. Đối cách nói, chúng phải xuất hiện tại Việt Nam trước biến cố năm 43 sdl, khi nhà nước Hùng Vương bị quân đội nhà Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại. Nếu xuất hiện sau, khi bộ máy cai trị đàn áp của Mã Viện đã thiết lập, thì dứt khoát một bảo lưu như thế không thể nào xảy ra, vì Viện đã cố tình thực hiện một chính sách huỷ diệt tàn bạo chưa từng thấy trong lịch sử, như bắt đày những người lãnh đạo chính trị và tinh thần [cừ soái>, điều tấu lại Việt Luật "hơn mười việc" và thu gom trống đồng, ngoài việc giết sạch những người chống đối vũ trang và xây dựng thêm đồn canh để bảo vệ cho bạo quyền do Viện mới thiết lập.
Xác định được một phần nào hệ thống lịch pháp thời Hùng Vương như vậy không những giúp ta sửa sai một quan niệm lưu hành khá phổ biến trước đây là "Nay không thấy dấu tích gì giúp ta biết cách xếp đặt ngày tháng của dân Lạc Việt xưa", mà còn giúp khẳng định lời đoán của Hoàng Xuân Hãn rằng "văn hóa Trống đồng của nước Văn Lang chắc đã dùng năm 12 tháng, tháng lần lượt 29-300 ngày cũng không hẳn là vô lý"_1. Nhưng quan trọng hơn đối với chúng ta là việc xác định được hệ thống lịch vừa nói đưa ta đến một nhận thức mới không những về Phật giáo nước ta, mà còn về thời đại Hùng Vương cùng những thành tựu nhiều mặt của nó, trong đó có cả tư tưởng, văn học và khoa học kỹ thuật. Riêng đối với Phật giáo nhờ xác định hệ thống lịch, ta cũng xác địhnh được những kinh truyện nào đã truyền vào và lưu hành ở nước ta, khi triều đại Hùng Vương đang còn tồn tại. Và do việc nghiên cứu các kinh truyện ấy, ta sẽ biết học thuyết nào của Phật giáo được nhân dân ta chấp nhận và sinh hoạt Phật giáo vào giai đoạn ấy ra sao. Hiện có 7 truyện như thế đang có mặt trong Lục độ tập kinh và chúng tất phải lưu hành, khi hệ thống lịch Việt Nam đang có hiệu lực, nghĩa là trước năm 43 sdl, lúc triều đại Hùng Vương còn thực hiện chức năng quản lý đất nước của mình."

(Hết đoạn trich)


Theo TS Lê mạnh Thát, ta có thể suy rằng hệ thống lịch pháp TQ với 365 ngày một năn không thỏa mãn diều kiện “Lục thập hoa giáp” ma chỉ con số 360 của lich pháp Lạc việt mới thỏa điều kiện “Lục thập hoa giap” qua ngũ hành nạp âm. Thiếu cơ sỡ này không một môn khoa hoc “Huyền bí” nào có thề hình thành và ứng dụng.


Bảo là "từ thời Tam đại, Hồ và Việt không chịu nhận chính sóc", Lưu An muốn xác nhận rằng từ những triều đại nhà Hạ (2140-1711tdl), nhà Thương (Ân 1711-1066tdl) và nhà Chu (1066-256tdl), người Việt ta đã không "chịu chính sóc", tức đã không dùng lịch pháp Trung Quốc. Nói khác Lich Pháp Lạc việt chắc hẳn đã xuất hiên rât lâu trước nhà Hạ, nói xa Ngũ đế [2550-2140tdl]. Và như thế xác định đươc một phần nào thới đại Hùng vương như sử sách đã ghi 2879-258 không gi sai trái.