Total Pageviews

Monday, November 28, 2011

Trí Tuệ Bát Nhã Tâm Kinh 1.1

Tâm Kinh Bản Anh Ngữ
Maha Prajna Paramita Hridaya Sutra
The Heart Sutra

1- Maha Prajna Paramita Hridaya Sutra Avalokiteshvara Bodhisattva, when practicing deeply the Prajna Paramita, perceived that all five skandhas in their own being are empty and was saved from all suffering.

2- O Shariputra, form does not differ from emptiness, emptiness does not differ from form. That which is form is emptiness, that which is emptiness, form. The same is true of feelings, perceptions, impulses, consciousness.

3- O Shariputra, all dharmas are marked with emptiness. They are without birth or death, are not tainted, nor pure; do not increase, nor decrease. Therefore, in emptiness no form, no feelings, no perceptions, no impulses, no consciousness, no eyes, no ears, no nose, no tongue, no body, no mind, no color, no sound, no smell, no taste, no touch, no object of mind, no world of eyes, through to no world of mind consciousness. No ignorance and also no extinction of it, through to no old age and death and also no extinction of it. No suffering, no origination, no stopping, no path, no cognition, also no attainment, with nothing to attain.

4- The Bodhisattvas depend on Prajna Paramita and their minds are no hindrance. Without any hindrance no fears exist. Far apart from every deluded view they dwell in Nirvana.
In the Three Worlds all Buddhas depend on Prajna Paramita and attain unsurpassed, complete, perfect Enlightenment.

5- Therefore know: the Prajna Paramita is the great transcendent mantra, is the great bright mantra, is the utmost mantra, is the supreme mantra, which is able to relieve all suffering and is true, not false.

6- So proclaim the Prajna Paramita mantra, proclaim the mantra that says:
Gyate, gyate, paragyate parasam gyate, bodhi Svaha!



Skandhas: In Buddhist phenomenology and soteriology, the skandhas (Sanskrit) or khandhas (Pāli, aggregates in English) are any of five types of phenomena that serve as objects of clinging and bases for a sense of self.[1] The Buddha teaches that nothing among them is really "I" or "mine".

Bản tiếng Hán của ngài Huyền Trang:

QuánTựTại BồTát hành thâm Bátnhã Balamậtđa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai Không độ nhất thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử, sắc bất dị Không, Không bất dị sắc, sắc tức thị Không, Không tức thị sắc; thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.
Xá Lợi Tử, thị chư pháp Không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.
Thị cố Không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức, vô nhãn nhĩ tỵ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận, vô khổ tập diệt đạo, vô trí, vô đắc, diệc [vô bất đắc].
Dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đỏa y bát nhã ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh niết bàn.
Tam thế chư Phật y Bátnhã Balamậtđa cố đắc Anậuđala Tammiệu Tambồđề.
Cố tri Bátnhã Balamậtđa, [thị đại thần chú,] thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thực bất hư. Cố thuyết Bátnhã Balamậtđa chú, tức thuyết chú viết,
Yếtđế yếtđế balayếtđế balatăng yếtđế bồđề tátbàha.

Trí Tuệ Bát Nhã Tâm Kinh

1- Nương vào công đức vô lượng, Bồ tát Quán Thế Âm, an định, tự tại tiến sâu vào nguồn kinh mạch Kim, Thủy, Hỏa, Môc, Thỗ và rằng khi vượt qua khiếu đó (cỗng, gate) hợp thể năm chất đều là Không, liền thóat khòi mọi khổ ách.

2- Này người con Xá Lợi, hinh tướng cũng là Không, Không cũng là hình tướng, rằng phi vật chất, vật chất là không hai không khác. Thọ Tưởng Hành Thức đều như vậy

3- Này người con Xá Lợi: Hết thảy các pháp đều không. Không sanh cũng không diệt, không dơ cũng không sạch, không thêm cũng không bớt. Và rằng tánh không, không có hình tướng, cho nên không có nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, nên không có đối tượng của mắt, tai, mủi, lưởi, thân, cũng không có cái biết của sắc, thanh, hương, vị, xúc. Không có vô minh, không có hết vô minh, không có già chết và cũng không có hết già chết. Không có khổ nạn nên không có tập, diệt, đạo, không có tri thức hiểu biết, cũng không có được mất, vì không có gì được hay mất.

4- Giờ đây Đại bồ Tát nương vào trí tuệ Bát Nhã, nên tâm không còn chướng ngại, nên không còn sợ hãi, lìa xa được điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn. Các vị Phật trong quá khứ, hiện tại, tương lai đều nương theo Trí Tuệ Bát Nhã nầy mà đắc quả vô thượng chánh đẳng chánh giác.

5- Cho nên phải biết rằng Trí Tuệ Bát Nhã" là đại thần Lực, là vô thượng lực, là lực vô đối vô song có khả năng tiêu trừ khổ nạn, là chân thật, là sự thật không gian dối.

6- Vì thế, nên biết rằng Trí Tuệ Bát Nhã được tuyên nói trong kinh rằng:
"Vượt qua, vượt qua, vượt qua cổng đó, thể nhập vào trái tim vô thượng, Giác ngộ rồi!"

-------------------------------------
Chú Giải Tâm Kinh
1- Tâm kinh được mỡ đầu bằng "Nương vào công đức" xác định không một ai có thề chứng đạt, kiến tánh mà không hôi đủ công đức, tiếp liền đó danh hiệu Bổ tát Quán thế Âm được nêu lên như một cảnh tỉnh, một nhân mạnh "công đúc viên mãn", mọt điều kiên ắc có và đủ.

Vậy Công đức là gì? Tại sao lai cần thiết đề vươt qua cổng đó.



-------------------------------------
Chú thích 1 :

Thức thuộc phi vật thể (năng lượng, KHÔNG) khi qua "sự vân dụng của Y Lý" thì Thức trở thành Khí (vật chất, SẮC), tiến trình này gọi là Khí Hoá, và thông qua các khiếu mà ta nhận được khi kết hợp Thận, Tỳ, Can, Tâm, Phế (Đông Y) và Nhãn, Nhỉ, Tỷ, Thiệt, Thân.

-"Thận khai khiếu ở Tai". Thận thuộc Thủy
-"Tỳ khai khiếu ở miệng" hay "Thân nhục khai khiếú ở Miệng". Tỳ thuộc thuộc Thổ
-"Can khai khiếu ở mắt". Can thuộc Mộc
-"Tâm khai khiếu ở lưỡi". Tâm thuộc Hỏa
-"Phế khai khiếu ở mũi". Phế thuộc Kim

1. Nhãn thức ---> hóa khí--->"Can khai khiếu ở mắt". Can thuộc Mộc
2. Nhĩ thức---> hóa khí--->"Thận khai khiếu ở Tai". Thận thuộc Thủy
3. Tỷ thức---> hóa khí--->"Phế khai khiếu ở mũi". Phế thuộc Kim
4. Thiệt thức---> hóa khí--->"Tâm khai khiếu ở lưỡi". Tâm thuộc Hỏa
5. Thân thức---> hóa khí--->"Tỳ khai khiếu ở miệng"/" Thân nhục khai khiếú ở Miệng". Tỳ (Thân nhục) thuộc Thổ
Đoc thêm (Tử Vi Dưới Mắt Nghiệp Quả, bài 4.4)


"Muốn trở về với Chân Tánh Bổn Nguyên Thanh Tịnh thì phải nương vào Thân Xác Thô Kệch này, là hiện tướng của vô lượng những quang minh đã bị lưu ngại cô động lại. Phải dựa vào Năm Giác Quan Thô Phù của nó gồm Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân " (Trích từ DUY THỨC TAM THẬP TỤNG LƯỢC GIẢI / Thích Trí Châu)

DuyThucTamThapTungLuocGiai ThíchTríChâu : Click here

Như vậy "hiện tướng của vô lượng những quang minh đã bị lưu ngại cô động lại." theo Từ Vi Dưới mắt Nghiệp Quả là sự cô đọng lại cúa Khí trong tiến trình Tiền Ngũ Thức được Khí hóa thành Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân tương tự quá trình hơi nước và nước,..

Chú thích 2 :

Dòng hải lưu là chuyển động trực tiếp, liên tục và tương đối ổn định của nước biển và lưu thông ở một trong các đại dương của Trái Đất. Các dòng hải lưu có thể lưu thông trên một quãng đường dài hàng ngàn kilômét. Chúng là rất quan trọng trong việc xác định khí hậu của các lục địa, đặc biệt ở những khu vực gần biển. Ví dụ nổi bật nhất là dòng Vịnh (còn gọi là hải lưu Gulf Stream từ tiếng Anh Gulf Stream), dòng hải lưu này làm cho phần tây bắc châu Âu có nhiệt độ cao hơn bất kỳ khu vực nào có cùng vĩ độ. Một ví dụ khác là quần đảo Hawaii, ở đó khí hậu có tính cận nhiệt đới và mát hơn đáng kể so với các khu vực có cùng vĩ độ nhiệt đới với nó do dòng hải lưu California gây ra. Tuy nhiên, tầm quan trọng của các dòng hải lưu cũng được làm sáng tỏ thêm bởi hiện tượng El Niño, trong đó sự đảo ngược tạm thời của dòng hải lưu sinh ra những sự thay đổi khí hậu có tính khắc nghiệt hơn dọc theo bờ biển phía tây Nam Mỹ. Các hiệu ứng của El Niño trải rộng đến tận nước Úc.

Các dòng hải lưu bề mặt nói chung được lưu thông bởi gió và có xu hướng chảy theo các xoắn ốc cùng chiều kim đồng hồ ở bắc bán cầu và ngược chiều kim đồng hồ ở nam bán cầu do hiệu ứng Coriolis. Trong các dòng hải lưu chuyển động bởi gió thì hiệu ứng xoắn ốc Ekman làm cho dòng chảy tạo ra một góc nào đó so với hướng gió.

Các dòng hải lưu sâu được lưu thông do các độ chênh lệch (gradient) của mật độ và nhiệt độ. Luân chuyển nhiệt muối, còn được gọi là "băng tải đại dương", được dùng để chỉ các dòng hải lưu sâu chảy trong lưu vực dưới đáy các đại dương. Các dòng lưu chuyển này chảy sâu dưới đáy biển và do đó khó phát hiện và đôi khi còn được gọi là các con sông ngầm dưới đáy biển.

Các dòng hải lưu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình di cư và phân tán của các sinh vật.
HaiLuu

Chú Thich 3

- Thiên 'Kinh Mạch' ghi: "Kinh mạch có nhiệm vụ doanh cho sự vận hành của khí, nó 'chế' để cho khí trở thành 'độ lượng', bên trong nó làm cho khí của ngũ hành vận hành thành thứ tự, bên ngoài nó làm cho lục phủ phân biệt nhau" (LKhu 10, 1).
- Thiên 'Hải Luận' ghi : "12 kinh mạch, trong thì thuộc vào tạng phủ, bên ngoài lạc với tứ chi và cốt tiết" (LKhu 33, 1).
- Nan thứ 23 Nan Kinh ghi: 'Kinh Mạch là nơi vận hành của khí huyết, là nơi để cho khí Âm Dương thông nhau nhằm làm cho cơ thể tươi tốt" (NKinh 23, 6).
Như vậy chức năng của kinh mạch là vận hành khí huyết nuôi dưỡng toàn thân.
Khí tuần hành trong hệ thống kinh lạc gọi là 'Kinh khí'. Dưới sự thúc đẩy của kinh khí, khí huyết tuần hành không ngừng trong kinh lạc, không ngừng đưa dinh dưỡng đến toàn thân, bảo đảm chức năng sinh lý bình thường của các tổ chức trong cơ thể và bảo đảm sự liên hệ ăn khớp giữa các tổ chức đó. Nếu tuần hoàn khí huyết mất điều hoà sẽ gây ra bệnh.
YhocCoTruyen

Kinh (經 - đường dọc, sợi thẳng) là đường chính đi thông mọi chỗ. Lạc (絡 - đan lưới, mạng) là những nhánh phân ra từ Kinh.)

Kinh Lạc làm thành một mạng lưới nối tiếp, chằng chịt, phân bố khắp toàn thân. Kinh Lạc liên kết các tạng phủ, các tổ chức lại với nhau thành một chỉnh thể thống nhất.
Năm 1986, bác sĩ Jean Claude Darras và các nhà y học tại viện Neker đã chụp hình được các đường Kinh Lạc bằng một máy ảnh điện tử đặc biệt. Các nhà khoa học tiêm vào một số huyệt một dung dịch chứa Tecnetic (một hoá chất có tính phóng xạ). Máy ảnh bắt được những tia Gamma phát ra từ chất này. Qua đó người ta thấy: Sau khi tiêm vào các huyệt, dung dịch chứa Tecnetic nói trên đã lan tỏa theo các Kinh phần nào trùng hợp với những Kinh được miêu tả trong các sách châm cứu. Ngược lại, nếu tiêm vào một điểm khác trên cơ thể thì dung dịch chỉ tụ lại một chỗ, không hề lan tỏa.
Đáng chú ý nhất là các nhà y học đã xác định được rằng các Kinh châm cứu được chụp ảnh hoàn toàn không tương ứng với đường đi của mạch máu, đường gân hoặc đường dây thần kinh. Đó là các Kinh chức năng chạy theo những đường mà cho đến nay khoa học chưa hề biết đến.
Hệ thống Kinh chính gồm 12 đường kinh, xếp theo thứ tự tuần hoàn kinh khí: Thủ Thái Âm Phế Kinh, Thủ Dương Minh Đại Trường Kinh, Túc Dương Minh Vị Kinh, Túc Thái Âm Tỳ Kinh, Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh, Thủ Thái Dương Tiểu Trường Kinh, Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh, Túc Thiếu Âm Thận Kinh, Thủ Quyết Âm Tâm Bào Kinh, Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu Kinh, Túc Thiếu Dương Đởm Kinh, Túc Quyết Âm Can Kinh.
KinhMach

Chú thích 4

Tâm-kinh (Hṛdaya Sūtra, 心經) thường đi một tập với kinh Kim-cang, là kinh duy nhất sánh với kinh Kim-cang trong sự thịnh hành phổ biến. Thật ra, hai kinh này là có kết hợp gần gũi với nhau cả về bản chất và hình thức, nhưng hoàn toàn không thích hợp để nói về phương diện so sánh cao thấp lẫn nhau, mặc dù Tâm-kinh là một tác phẩm cực kỳ cô động, nội dung chỉ gồm có một trang giấy duy nhất trong hầu hết các bản, hiện nay có hai bản dịch một dài và một ngắn.
Hai bản này giống nhau về thân bài, nhưng bản dài hơn thì có thêm giới thiệu, kết luận và phần tường thuật về nhân duyên Đức Phật giảng kinh. Kinh này thật ra cũng là một cuộc đối thoại, mặc dù chỉ có một người nói, trong đó hai vấn đề (sắc và không) được hình thành, tức là hai thái cực mà giữa đó một năng lực được tạo ra để thiết lập dòng chuyển hoá biện chứng.
Nhân vật trong kinh là Bồ-tát Quan-thế-âm (Bodhisattva Avalokiteśvara) là hình ảnh nổi bật nhất trong văn học Bát-nhã Ba-la-mật và ngài Xá-lợi-phất (Śāriputra,). Bồ-tát Quan-thế-âm thuyết giảng cho vị đại đệ tử lớn là Xá-lợi-phất. Ngài đã đưa ra quá trình tiến triển tâm linh của ngài đã đạt được Trí tuệ thâm sâu tối thượng.
Đặc biệt, kinh này là một bản tuyên ngôn của lý Tứ-diệu-đế trong ánh sáng nổi bật của tư tưởng Tánh-không. Như trong hầu hết các kinh rất ngắn khác, phần lớn những lời kinh đều lấy từ kinh Bát-nhã Ba-la-mật loại ‘Lớn’ (dài). Tuy nhiên, những phần này được thống nhất với nhau thành một thể khéo léo đầy sức thuyết phục và những nấc thang biện chứng theo tầng bậc cái này tiếp cái khác rất lô-gíc qua pháp thoại của Bồ-tát Quan-thế-âm ban cho tôn giả Xá-lợi-phất. Như thể thông điệp của Tuệ giác Bát-nhã là chưa đủ cô động hoàn toàn, bài kinh lại thêm vào một kết luận chính xác của một đoạn thần chú ngắn tạo thành một sự cô động tinh túy thực sự: "Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề ta bà ha". ‘Vượt qua, vượt qua, vượt qua bờ kia, vượt qua hai bờ, ôi giác ngộ! (堨諦,堨諦波羅堨諦,波羅增堨諦,菩提薩婆訶).332Âm điệu thích đáng của những thần chú này làm cho tâm tư của con người dường như mở ra để thâm nhập vào Trí tuệ tối hậu.
Bát-nhã Tâm-kinh cũng nổi tiếng và gây ân tượng như Kinh Kim-cang. Bản gốc tiếng Phạn của hai kinh này được tìm thấy trên lá buông ở Nhật, bản kinh ngắn hơn được mang đến đó khoảng năm 609 và bản dài hơn được mang đến vào năm 850. Trong khoảng thời gian sáu thế kỷ, bảy bản dịch của kinh được ra đời như của ngài Cưu-ma-la-thập (Kumārajīva, 摎摩羅什) hoặc đệ tử của ngài (năm 400), Huyền-trang (Hsuan-tsang, 玄莊,năm 649), Pháp-nguyệt (Dharmacandra, 法月,năm 741), Đại-huệ (Prajñā,大慧, năm 790), Tuệ-nhãn (Prajñācakra, 慧眼,năm 861), Thi-hộ (Fa-cheng, 施護, năm 856) và Đà-na-ba-la (Dānapala, 陀那杷羅, năm 1000). Kinh Bát-nhã cũng được Vô-cấu-hữu luận sư (Vimalamitra, 無垢有) dịch ra tiếng Tây tạng. Có những bản dịch và những bản sớ giải của Mông cổ và Mãn-chu (Manchu). Ở phương Tây có hơn 10 bản dịch tiếng Anh, bên cạnh đó còn có sáu bản dịch tiếng Pháp và một bản tiếng Đức. Điều này cho thấy sự phổ biến của Tâm-kinh.333
Trung-Anh Phật học Tự điển (Dictionary of Chinese Buddhist Terms, 中英佛學辭典) đã định nghĩa như sau:
"Bát-nhã Tâm-kinh có nhiều bản dịch với nhiều tựa đề khác nhau, bản của ngài Cưu-ma-la-thập được sử dụng phổ biến, đã nói lên bản chất của các kinh Tuệ giác. Có nhiều sớ giải về bản kinh này."334
Nhìn chung, trung bình cứ mỗi trăm năm có hai bản dịch mới của Bát-nhã Tâm-kinh được ra mắt độc giả, mỗi bản có sự cải thiện hơn. Bởi lẽ tính chất cô động và tinh hoa của kinh, nên Bát-nhã Tâm-kinh rất được phổ biến và phát hành rộng rãi khắp Trung hoa, Việt nam và nhiều nước khác.
Bát-nhã Tâm-kinh thuộc đa-hệ phái, bởi lẽ được tất cả các hệ phái Phật giáo chấp nhận như là một giáo nghĩa tinh yếu của Đại-thừa Phật giáo, không chỉ bởi các truyền thống nghiên cứu học giả mà còn các truyền thống tu tập của thiền và tịnh độ. Bởi tính chất ngắn ngũi và cô động, bài kinh này thích hợp cho cá nhân hay tập thể dễ nhớ và đọc tụng. Kinh rất phổ biến cả giới xuất gia và tại gia ở các nước như Việt nam, Trung hoa, Nhật bản, Đại hàn… thường tụng ở cuối mỗi buổi lễ. Sự phổ biến rộng rãi của kinh là một trong những điểm đặc biệt của Phật giáo Đại-thừa ở nửa sau thiên niên kỷ thứ nhất. Nói một cách khác, tinh hoa của toàn thể kinh điển Đại-thừa được chứa trong 262 từ của bản Hán dịch Tâm-kinh. Thế nên, ta mới thấy sự quan trọng của kinh này thế nào!
TâmKinhDocThem

Chú Thich 5

Và khi đạt đến Bát địa (Bất động địa) thì Mạt na chấm dứt câu sinh ngã chấp (sự bám víu vào ngã chấp hay tập khí - ngã chấp, nó có mặt cùng với [together - câu sinh] lúc con người vừa sinh ra). Sự câu sinh chấm dứt nghĩa là Tàng thức được giải thoát (release) mọi ràng buộc, bám víu của Mạt na. Vì thế ở đây, Mạt na thức chuyển thành Bình đẳng tánh trí (Samatàjnàna) - tức năng lực thấu thị của tuệ giác có thể nhận thức và thấy rõ toàn chân pháp giới trong một hiện hữu (existence). Đây là nội dung của "Một là tất cả, tất cả là một", hay "trên đầu sợi lông, tôi thấy suốt cả ba đời chư Phật ", hoặc "trong một niệm tôi thấy ba đời..." v.v... như được trình bày trong Hoa Nghiêm (Gandavyùha), qua sớ giải của ngài Pháp Tạng. 

Cho đến khi hành giả đạt đến Sơ địa (Hoan hỷ địa) thì sự phân biệt ngã và pháp được đoạn trừ, nhưng tập khí câu sinh của ngã và pháp vẫn còn tiềm phục (ngủ yên) trong Tàng thức. Khi đạt đến Thất địa (Viễn hành địa) thì chủng tử Câu sinh của sự chấp ngã được đoạn tận, dòng vận hành của các pháp được điều phục, Tàng thức lúc này chỉ thuần vô lậu. Đến khi sắp bước vào Phật vị, chủng tử câu sinh pháp - chấp được đoạn tận, Ý thức chuyển thành "Diệu quan sát trí" - trí tuệ có năng lực quan sát khắp "ba nghìn thế giới". 

khi đạt đến Bát địa (Bất động địa), hành giả đã đoạn trừ câu sinh pháp chấp, không còn cảm thọ sinh tử. Do đó tên gọi Dị thục thức không còn nữa mà được gọi là Vô cấu thức và chuyển thành Đại viên cảnh trí (tuệ giác vĩ đại)

khi Tàng thức chuyển thành Đại viên cảnh trí thì 5 thức này biến thành "Thành sở tác trí". 

TamLyHocPhatGiao_ThichTamThien

[6]  Bốn trí Bồ đề là trí huệ giác ngộ. Những gì bốn?
1)       Đại viên cảnh trí: Do công năng tu tập chuyển đệ bát thức, tức tàng thức phàm phu, chứa chủng tử hữu lậu thành Nhất thiết chủng trí, tức tổng thể tất cả Như Lai công đức. trí này như gương lớn sáng sạch chiếu soi tất cả sắc tướng trang nghiêm, duyên cảnh thanh tịnh, gồm thâu chiếu soi sự lý pháp giới viên dung, nên gọi là Đại viên cảnh trí.
2)       Bình đẳng tánh trí: Chuyển thức thứ bảy Mạt na chấp ngã đạt thành lý vô ngã. Đối tất cả chúng sanh khởi tâm vô duyên trí đại từ bi, không còn nhiễm chấp, nên gọi là Bình đẳng tánh trí.
3)       Diệu quan sát trí: Chuyển ý thức thứ sáu la thức bén nhạy quán sát lanh lợi tướng của các pháp, đạt thành trí quán sát diệu dụng thuyết pháp đoạn nghi, gọi là Diệu quan sát trí.

4)       Thành sở tác trí: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân. Do tu hành chuyển năm thức này thành thanh tịnh trí, thành trí biến hóa phương tiện quyền xảo làm lợi ích cho tất cả hàng phàm phu Nhị thừa. Như Đức Như Lai hiện thân độ, quốc độ và các thần thông độ đều do sở tác diệu dụng của Thành sở tác trí.

Tóm lại, tám thức của phàm phu do chuyên cần công phu tu tập mà chuyển tám phàm thức thành bốn thánh trí Bồ đề.

ThangMan-ThichDucNiem
(còn tiếp)

Tuesday, November 22, 2011

Mộc đại: Yếu tố thứ năm sau Đất, Gió, Lủa, Nước

Tứ Đại hay bốn cái lớn trong vũ trụ, theo kinh điển của Phật Giáo gồm đất, nước, gió, lửa. (Về Thân tứ Đại tìm đọc Tử Vi Dưới Mắt Nghiệp Quả, bài 4.4)

Mọi sự vật hiện hữu trong vũ trụ đều có một giá trị tương đối, ví dụ khi nói tới kim loại, thì Vàng là kim loại quý phổ biến nhất, ngay chính sự đầu tư vàng cũng là một nơi trú ẩn an toàn chống lại bất kỳ cuộc khủng hoảng, kinh tế, chính trị, xã hội hay tiền tệ dựa trên đó, chẳng hạn như: giảm thị trường đầu tư, tiền tệ thất bại, lạm phát, chiến tranh và bất ổn xã hội. Vàng là không giống như một trái phiếu và vàng không thể trở thành vô giá trị như một trái phiếu có thể.

Và cũng như thế khi tìm hiểu Mộc đại, chúng ta không thể bỏ qua một loài hoa cao quý đươc bàn tới rất phỗ biến trong kinh sách Phật giáo và là biểu tượng của sự thuần khiết, tinh thần bất khuất vô nhiễm, là vươn dậy trong mọi nghịch cảnh, vượt lên trên những bùn lầy trần tục như sự giải thoát khỏi phiền trược, là tiêu biểu đặc trưng cho tinh thần bất nhiễm trần của đấng Giác ngộ và cũng tượng trưng cho trí tuệ, cho triết lý cao siêu của Phật giáo, nếu không muốn nói thì khi nói tới hoa sen là nói tới Phật tánh, là bồ tát, là thánh nhân.

Hoa sen đã được người bình dân tôn quí để ví với những người có tâm hồn thanh cao, sống nơi bụi trần đầy danh lợi mà không bị những thứ ô uế cám dỗ, ràng buộc:
 
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng;
Nhụy vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

hay trong các bài tán :

Nơi hải hội Liên-trì
Đức Phật A Di Đà
Cùng Quán Âm, Thế Chí
Ngự trên đài hoa sen
Phát thệ nguyện rộng lớn
Tiếp dẫn chúng hữu tình
Nguyện mọi loài chúng sinh
Đồng vãng sinh Cực-lạc
Nam mô Liên Trì Hải Hộ Phật Bồ Tát
DocThemTaiDay

(còn tiếp)