Total Pageviews

Tuesday, December 28, 2010

Lộc Tồn Hay Thiên Lộc là Ruộng Phước cho tất cả mọi người.

(Tử Vi Dưới Mắt Nghiệp Quả, bài 1)

Tưởng cũng nên nhắc lại, Tử Vi Dưới Mắt Nghiêp Quả (TVDMNQ) không lý luân Âm Dương Ngũ hành ở trạng thái Tỉnh của lá số mả luận xét tính Động của Âm Dương Ngũ hành qua Tâm Tương, Hình Tương, Sắc khí, Âm thanh, Bênh Lý, Chì tay,..

Thí dụ: Tư vi thủ mệnh, Thổ mệnh, Mộc cục có được Trán là Phục tê quán đính, sắc khí tươi nhuân, Phúc có đủ ở lưng, tinh quang sáng mà không phạm hung, nô, sát khí, bụng có 3 lằn (ngấn, văn), Âm thanh trầm mà có âm vang, chỉ tay có trí đao và tâm đao cách nhau rông rãi, nạng ba lên các gò Mộc, Thổ, Thái dương, Quyền xương, pháp lệnh dai nỡ rộng và rỏ nét, ngón cái và ngón trỏ mâp chắc (tránh dẹp yếu đuối có thể gây sát quân)

Theo Tử vi Nghiêm Lý cũa cụ Thiên Lương : "Lôc tồn là Thiên Lộc được ấn đinh theo hàng Thiên-Can của tuổi, là Lộc Định-Mênh đã được đặt sẵn ở thiên bàn phát cho từng hạng người, đã được sắp xếp theo tuổi nhất định ỡ vị trí nhất định, nếu kẻ bàng quang lạm dụng sẽ có hâu quả bù trừ. Đây là căn quả luân hồi không thể Tham Sân Si mà được.".

Thật vậy, đó là sự thừa hưởng Quả Phước Thiện mà đương số đã tạo trong nhiều kiếp trước.

Tử vi gắn liền với Phậc học qua lý Nhân Duyên Quả và là hàm Hạt (Từ=Hạt,Vi=sóng) cơ bản của dòng nghiêp lực. Tỉm hiểu Tử vi không thể bỏ qua việc tìm hiểu Phật pháp. Phật Pháp cao thâm, trí huệ trong sạch thì sự hướng dẫn, dẫn dắt đương số sẽ vô cùng chính xác, phát huy khả năng, tái năng phù hợp vói thiện nghiệp trong nhiều kiếp trươc, triệt tiêu bất thiện nghiệp dọn đương cho đương số một khi được nhân lảnh vai trò xã hội giao phó.

Theo Tử Vi dưới mắt Nghiệp Qủa (Nhân Duyên Quả) thì Lộc tồn là Ruộng phước và người chăm sóc thủa ruông ấy là Bác Sĩ., Lộc tồn đâu thì Bác sĩ ở đó, "ruông phước luôn đi theo người cho".

1- Bác sĩ đươc đinh nghỉa là người cứu nhân độ thế, dưới một góc độ nào đó, Bác sỉ có thể đươc xem là Bố thí độ trong Phật giáo. Con người chính là con bênh, trước tiên, con bệnh của dòng nghiêp lực.

Lời Thề Hải Thượng Lãn Ông :

"Nhân danh sự đau khổ của nhân loại, với sự khiêm nhường, lòng trắc ẩn và sự tận tuỵ với sức khoẻ của bệnh nhân, tuỳ vào khả năng và lí trí, tôi xin hứa sẽ giữ những nguyên tắc sau đây:

Tôi sẽ luôn thành thật với bệnh nhân. Khi báo tin buồn cho bệnh nhân, tôi sẽ hết sức khéo léo với một tinh thần hiểu biết và thông cảm.

Tôi hứa sẽ lựa chọn cách chuẩn đoán và điều trị thích hợp cho mỗi bệnh nhân, giải thích rõ nhất cái lợi và cái hại mà tôi biết.

Tôi sẽ để cho bệnh nhân lựa chọn cách chăm sóc của họ. Khi bệnh nhân không quyết định được thì thân nhân của bệnh nhân sẽ lựa chọn thay cho bệnh nhân.

Tôi sẽ tích cực hết mình điều trị cho mọi bệnh nhân trong mọi hoàn cảnh.

Tôi sẽ thông cảm cho những bệnh nhân nghiện rượu, nghiện ma tuý.

Biết rằng mình không hoàn toàn và bản thân y khoa cũng không hoàn thiện, tôi sẽ cố gắng trị khỏi khi có thể, nhưng luôn luôn xoa dịu bệnh nhân.

Tôi sẽ chỉ làm xét nghiệm khi tin rằng kết quả xét nghiệm có thể cải thiện việc điều trị cho bệnh nhân.

Tôi sẽ tự nguyện đưa bệnh nhân đến một bác sĩ khác nếu tôi tin rằng ở đó bệnh nhân được điều trị tốt hơn tôi.

Tôi sẵn sàng cung cấp các hồ sơ bệnh án cho bệnh nhân và giai đoạn họ khi được yêu cầu.

Tôi chỉ thực hiện trên bệnh nhân và gia đình họ những gì tôi muốn thực hiện trên chính tôi và gia đình tôi .

Tôi sẽ không dùng bệnh nhân làm thí nghiệm trừ khi họ bằng lòng.

Tôi sẽ là sinh viên trong suốt thời gian hành nghề, luôn cố gắng học hỏi ở sách vở và trên bệnh nhân.

Tôi sẽ cố gắng làm tròn trách nhiệm của thầy thuốc để săn sóc bệnh nhân tốt hơn và học hỏi ở họ để phục vụ bệnh nhân khác.

Tôi sẽ phục vụ cho tất cả bệnh nhân không phân biệt giới tính, nòi giống, màu da, và tín ngưỡng, không phân biệt lối sống và giàu nghèo.

Tôi sẽ hy sinh một số thời gian để chăm sóc miễn phí cho người nghèo, kẻ vô gia cư, người bất hạnh và người cô đơn.

Tôi khuyến khích bệnh nhân tìm ý kiến khác trước khi chấp nhận ý kiến của tôi.

Tôi sẽ không bỏ mặc một bệnh nhân nào dù họ mắc bệnh lây nhiễm kinh tởm nhất.

Tôi luôn luôn đối xử với các đồng nghiệp với sự kính trọng và ngưỡng mộ, nhưng không ngần ngại tố cáo công khai những bác sĩ hay bệnh viện làm những việc xấu, tham lam hay lừa đảo.

Tôi sẽ nhiệt tình bảo vệ những đồng nghiệp tốt khi họ bị vu khống là làm việc xấu, tham lam hay lừa đảo".

2- Quốc Ấn luôn luôn ờ vị trí Tam hợp cùng Bác Sĩ có ý nghĩa: Cái "học" (mọi ngành nghê / Bác sĩ) có chứng nhận, bằng cấp (Quốc Ấn) cũng thay đổi được con tạo. Sự chăm chỉ chăm sóc cái học đạt thành quã là bẳng cấp, chứng nhân là nhân tố thay đổi Lộc tồn dễ nhận biết.

Bác sĩ theo nghĩa thông thường, hẳn nhiên có bằng cấp cao nhất, thế nhung, Quốc Ấn vẫn theo sau (tam hợp). Đây chính là Ý thức trong Duy thức học. Cái học cũa Ý thức là cái học bất tận từ kiêp này qua kiếp khác :

" Ý thức đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình giáo dục, giúp cho con người vươn đến một sự toàn tri (giác ngộ). Ý thức là người cầm đuốc soi sáng cho toàn thể ngôi nhà tâm thức và thế giới hiện tượng khách quan. Và chỉ có ánh sáng của ý thức mới có thể đem lại cho cuộc đời của chính mỗi con người một đời sống hiểu biết thật sự. Tuy nhiên, nên nhớ rằng ý thức là vô ngã và không vĩnh hằng, chỉ trợt té một cái và ngất xỉu là ý thức băng tiêu. Những gì còn lại ở đây là hạt giống, tập khí và nghiệp nằm trong lòng Tàng thức, ngay cả khi thân thể này đã yên giấc nghìn thu. Do đó, con người sẽ mãi mãi chìm đắm trong thế giới luân hồi - tái sinh ; và con người sẽ thật sự giải thoát - giác ngộ khi và chỉ khi nào mọi hạt giống ô nhiễm, mọi tập khí trần lao, và mọi nghiệp thức cấu uế, bất thiện không còn hiện hữu trong lòng Tàng thức.

(http://www.quangduc.com/tamly/34tamluhocpg.html)

Và Ý thức "Cái học Bác Sĩ" đạt tới Chứng Thực của Trí Huê (Quốc ấn) chính là lúc Tử vi chuyển qua Phập học, đó là con đường Giải thoát, như đã nói "Không một ai có thể nhảy từ lá số này sang lá số khác ngoại trừ người đó đã rủ bỏ Nghiêp." và Tử vi bây giờ, chỉ là loài hoa bằng lăng mang sắc tím, tên gọi Tử vi, được dùng tô điễm các đại sảnh đương bên Trung Quốc nhiều thế kỷ.

3- Sinh Bênh Lão Tử. Con người sinh ra không tránh được già hóa rồi chết, chĩ có Bệnh thì còn có thầy có thuốc, Bác sĩ là người đại diên chính thức điều tri Bệnh. Vòng Thiên Can lại khởi đầu bằng Bác Sĩ. Ý và nghĩa đã rõ rệt.

Vòng Lộc tôn không an trực tiếp như vòng Tràng Sinh hay Thái Tuế mà khởi đầu bằng hành động Gieo Chủng Tử (Tân Huân Tử), nói một cách khác hành động Tâm ÝThức đó có khả năng thay đổi những biến số theo sau nó.

Cụ Nguyễn Du trong Truyện Kiều viết
Sư rằng phúc họa đạo trời
Cõi nguồn cũng ở lòng người mà ra
Có trời mà cũng có ta

Vòng Thiên can (Hoạ phúc đạo Trới) , Chử Hiếu của nàng Kiều ( Ta / Bác Sĩ ).

Có người nói:" tai sao tôi bố thi rất nhiều mà không thấy gì cả"," Bác ơi, 12 người con bác vượt biên không môt chút khó khắn, đó là cái quã mà bác gặt được ." .

Có người hỏi:" tôi vẫn thường tụng kinh, cúng dường, bố thí mà sao vẫn gặp tai nạn, sa thải....", Nhìn vào anh ấy hắc khí, ám khí đang phân tán, nhuận khí đang trở về trên trên khuôn mặt anh ta, "Cuộc đối thoại này không nói lên cái trân quý mà anh đang có? Sự sống lành lặng?"

Có lẻ cái Tham Sân Si đã khuất lấp cái bao dung của đạo trới, cái hảnh động mang tên "Bác Sĩ" chỉ trả lại cho họ cái phúc khí âm thầm chở che khi ác nghiệp bùng vỡ, mà không ầm ỉ bộc phát vật chất như họ mong đợi, một núi vàng ở đàng sân sau.

Chúng ta nên dừng lại, một chút suy nghỉ về cụm từ Bác sĩ và thử hỏi: tai sao Bác-Sĩ mà không là Đại-Phu, hay Y-sỹ, như người Trung Hoa vẫn dùng? đây chính là chìa khóa tìm về cội nguồn Tử Vi, là chia khóa tìm về cội nguồn Âm Dương Ngũ hành mà người sáng tạo dể lại. Cũng như lần theo dấu chân Đức Phật đã một lần Đản Sinh trước đó. Bác sỉ là một danh từ vượt thới gian khi các linh mục Francesco de Pina, Gaspar d'Amaral, Antonio Barbosa và Alexandre De Rhodes chưa bướt chân lên dất Lạc việt vào thế kỷ 17 sau Tây Lịch, thì Ý vả nghĩa Bác-Sỉ được dùng trong Tử vi trước đó rất lâu.

Đoạn sau được trích từ
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_H%C3%A1n-Vi%E1%BB%87

Có nhiều từ Hán-Việt đã mang ý nghĩa khác với nghĩa gốc trong tiếng Hán. Ở Trung Quốc, bác sĩ = PhD và y sĩ = medical doctor; ở Việt Nam, tiến sĩ = PhD và bác sĩ = medical doctor trong khi y sĩ = "nhân viên y tế được đào tạo ngắn hạn (3 năm), được quyền khám và điều trị bệnh" (hệ đào tạo này chỉ tồn tại trong điều kiện đất nước còn chiến tranh hoặc khó khăn kinh tế, nay không còn nữa.

Cụm từ Bác-Sỉ chỉ có nghĩa cứu nhân độ thế với người Lac Việt và chỉ người Lạc Việt. Tử vi qua ông kính Lac Việt hướng dẫn bời Phật pháp mới có thể lột hết sự thâm thuý của bộ môn này qua Lý Nhân Duyên Quả.

Tìm hiễu Bác Sĩ, bướt khởi đầu của vòng Lộc tồn, vòng con tạo trong Tử vi là tìm hiểu Bố thí Độ, là tìm hiểu phát triên "Ý-thức" để đạt đến Trí Huệ Bát Nhã.

Bố thi là gì? Bố thí trong ý niệm mộc mạc nhất là cho không, biếu không, cúng dường, tặng không.

Để thực hiện được sự Bố thí thì phải có người cho(Ta), người nhận (là ruộng phước vi chính ở nơi họ mà ta gieo hạt giống phước đức nên gọi là ruộng phước) và vật cho (Vật bố thí).

Có hai loại ruộng phước:

1) Ruộng phước nhỏ (Karunàpunyaksetra) : Vì lòng thương hại (karunà) người nhận nên ta phát tâm bố thí. Những hạt giống thương hại sẽ cho ra những cây lúa nhỏ, nên gọi là ruộng phước nhỏ.

2) Ruộng phước lớn (satkàrapunyaksetra) : Vì có tâm kính trọng (satkàra) người nhận nên ta phát tâm bố thí. Những hạt giống kính trọng sẽ cho ra những cây lúa lớn, nên gọi là ruộng phước lớn. (Bố Thí Ba-La-Mật / Thích Trí Siêu )

Theo Phật giáo thì Vật bố thi đươc chia ra làm Tài thi, Pháp thí và Vô-úy thí :
1- Tài thi : của cải , tiền bạc và hiến tặng thân thể. Hiến tặng thân thể là một hành động cao quý nhất cùa Tài thí, một chiến sĩ hy sinh một phẩn thân thể cho Tỗ Quốc, hiến tặng một cơ quan trong cơ thể cho bênh nhân nan y. Tuy nhiên trai gái yêu nhau chết cho nhau không có nghĩa là hiên tặng thân thể !!

2-Pháp Thí : đem giáo lý hay Phật pháp giảng dạy cho người khác nhằm tu thân hướng thiên với mục dích tối hậu là giải thoát khòi vòng sinh từ. Thiếu mục đích tối hâu là Giải thoát thì Pháp thí mất ý nghĩa rất nhiều.

3-Vô Úy thí : trân an tinh thần, xoa dịu tinh thần cho những ai bi khủng khoàng, lo sợ trong mọi tình huông như sa thải, khủng khoàng tâm lý, mất thân nhân, sắp chết..

Lục tổ, kinh Kim cang chư gia :

Tuy có ăn mặc mà tánh ngu mê, là kiếp trước bố thí cúng dường mà không thọ trì kinh điển.

Còn thông minh trí huệ nhưng lại nghèo hèn thiếu ăn thiếu mặc là kiếp trước trì kinh nghe pháp mà không bố thí cúng dường.

"Bố thí là một kho tàng phước đức luôn luôn đi theo người chủ (tức người cho) đời này sang đời khác; bố thí xây dựng hạnh phúc và tiêu trừ đau khổ; người biết bố thí thì ai cũng thương mến; bố thí làm cho tâm (người cho) được an vui, khi gần chết tâm không sợ hãi; bố thí tiêu trừ lòng tham lam bỏn xẻn; người biết bố thí thì chư Thiên ủng hộ; bố thí là con đường trong sạch mà tất cả thánh nhân đều đã đi qua; bố thí là một thiện nghiệp sẽ cho ra quả báo tốt; bố thí là hành động của những người hùng; bố thí sẽ tiêu trừ sự nghèo và đóng cửa dẫn đến ba đường ác (địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh); bố thí giữ gìn công đức; bố thí là điều kiện đầu tiên của con đường dẫn đến Niết Bàn; bố thí là gốc rễ của tất cả thiện pháp; bố thí là nhà ở của những người cao quý, là thú vui của những bậc Thánh (Arya) và Vĩ nhân; bố thí là một cái gương sáng đáng để cho những người thiếu phước đức và trí huệ noi theo"

(trích từ http://www.thuvienhoasen.org/trisieu-botathanh-00.htm)

Để thay đổi dỏng định mệnh, một trong những hạnh đâu tiên, theo Tử vi Dưới Mắt Nghiêp Quả là thực hiên hạnh bác sĩ, thực thi lời thề Hãi thượng Lãn Ông, là sinh viên trong suốt thời gian hành nghề, phục vụ cho tất cả moi người không phân biệt giới tính, nòi giống, màu da, và tín ngưỡng, không phân biệt lối sống và giàu nghèo, hy sinh một số thời gian để chăm sóc cho người nghèo, kẻ vô gia cư, người bất hạnh và người cô đơn.

Bố thí gìn giữ công đức qua Thiên quan Thiên phúc, chuyển nghiệp Song Hao thành dòng Thiện nghiệp tiêu trừ chương ngại và sự ngheo khó, đốc thúc Tướng Quân quẵng Kinh Dương , thu hồi Đà La mỡ kho Lộc tồn.

Mười hai cung, mười hai tương quan, chì một Hạnh Bố thí đủ để thay đổi những gì tưởng đã an bải.

Mười hai cung, mười hai tương quan, chì một Thiện Tân Huấn Tử đủ để thay đổi Dòng Nghiêp Lực.

No comments:

Post a Comment