Total Pageviews

Monday, January 17, 2011

Nguồn Gốc Ngũ Hành Nạp Âm 2


Ðức Phật giáng sinh, theo truyền thuyết vào ngày 8 tháng 2 lich Ân Độ tại vườn Lâm tỳ Ni thành Ca Tỳ La Vệ. Song thân Ngài là quốc vương Tinh Phạm và hoàng hậu Ma Da, thuộc dòng dỏi Thich Ca. Một hôm hoàng hậu Ma Da nằm mộng thấy voi trắng sáu ngà khai hông phải mà chui vào, không bao lâu sau đó, hoàng hâu thụ thai. Các chiêm tinh gia đều cho rằng Hoàng hậu sẽ hạ sanh một hoàng từ tài đức song toàn. Theo người viết thì Bạch tượng tương trưng cho tinh thần Dân chủ, nó không mang ý nghĩa cũa một thể chế chinh trị, mà là tinh thân bỉnh đẳng mọi chúng sinh, về trí thức, đạo đức và tâm linh, là cởi trói mọi xiềng xích, sáu ngà là sáu mủi nhọn tiến công, khai thị chúng sanh trên con đương tiến về Giác Ngô.

Theo tục lệ hoàng hậu sẽ phải về quê ngoại, ở nước Câu Ly chớ ngày sinh nỡ. Trên dường đi Hoàng hậu ghé vào vườn Lâm Tỳ Ni.

Vườn Lâm tỳ ni nằm dưới chân Hy mã lạp sơn, cách thành Ca tỳ la vệ khoảng 25 km về hương Tây, Lúc bấy giờ đang vào mùa trăm hoa đua nỡ, khoe sắc khoe hương thơm ngạt ngào, chim chóc hót vang một vùng trời như khát khao chờ đợi, xa xa tiếng róc rách con suối nhỏ chảy về hối hả, bên kia rặng rừng già vang vọng tiêng kèn gã voi già như thúc dục muôn thú. Hoàng hậu Maya đang nghỉ chân dưới tàng cây vô ưu, nhìn lên những cụm mây trôi lựng thửng trên bầu trới trong xanh, bà thấy ẩn hiện các chư thiên đông đủ quy tụ quanh vườn Lâm tỳ ni, đúng lúc dó cơn chuyển bụng cũng vừa tới. Hoàng hâu Ma Da hạ sanh hoàng tử Tất Đat Đa.

Lẫn trong đám đông, có Đạo sĩ A-tư-đa vái chào Thái tử với thái độ rất cung kính, rồi cười và lại khóc. Ðược hỏi, đạo sĩ trả lời: ông cười mừng là vì Thái tử có 32 tướng tốt, với lòng từ thương xót chúng sanh mà truyền bá chánh pháp trên thế gian này.

«. Thái tử này sẽ chứng
Tối thượng quả Bồ đề
Sẽ chuyển bánh xe pháp
Thấy thanh tịnh tối thắng
Vì lòng từ thương xót
Vì hạnh phúc nhiều người
Và đời sống phạm hạnh
Ðược truyền bá rộng rãi... (Sutta-Nipata, Kinh tập, 101)

Và ông khóc là vì tuổi đã quá cao, không còn sống được bao lâu nữa để trực tiếp được giáo hóa bởi Ðức Thế Tôn tương lai này.
«... Thọ mạng ta ở đời
Còn lại không bao nhiêu
Ðến giữa đời sống Ngài
Ta sẽ bị mệnh chung
Ta không được nghe pháp
Bậc tinh cần vô tỉ
Do vậy ta sầu não
Bất hạnh và khổ đau.... (Kinh tập, 103)

Lời tiên đoán làm Vua Suddhodana lặng lẽ không vui. Trong lễ đặt tên, vua đặt tên con là Siddhattha (Sĩ Ðạt Ða-Tất Ðạt Ða), họ là Gotama (Cồ Ðàm), với hàm ý là kẻ phải giữ chức vụ mà mình phải giữ; còn có nghĩa là người được toại nguyện, mọi việc đều thành tựu. Ý nhà vua là muốn gởi gắm tất cả vương quyền của mình vào đứa con yêu quý này.

Hoàng hậu Màyà qua đời sau 7 ngày hạ sanh Thái tử; vì thế, sự nuôi dưỡng đều được chăm sóc trực tiếp bởi dì Ma Ha Ba Xà Ba Ðề, em ruột của Hoàng hậu Ma Da.

Khi một thánh nhân xuất hiện sẽ có nhưng hiện tượng báo trước, cũng như nhưng sự kiên lạ lùng được phát hiện, là nhưng kinh nghiêm tích lủy từ vô lương kiêp chợt trợ lại. Điễm nỗi bật nhất của Phật giáo là lới Thề nguyện, Hạnh nguyên hay Đại nguyện, đó là chủng tử Thân Khẩu Ý đươc gieo vào A Lai da thức mà một khi khi hội đủ nhân duyên sẽ cùng với công đức tich lủy mà hiển hiện trong kiếp hiên tại. Sự phát hiện "điễm lạ lùng ấy" chỉ là một thể nghiệm cần thiết cho một hiện thực bướt vào giai đoạn mới hay một thử thách hạnh nguyện phát nguyện trước đó.

Thái tử Siddhattha được nuôi nấng và dạy dỗ một cách toàn diện cả hai lãnh vực văn chương và võ thuật; những thầy giáo giỏi nhất trong nước được mời đến hoàng cung để dạy cho Thái tử các môn học đương đại như Thanh minh (ngôn ngữ, văn học), Công xảo minh (công kỹ nghệ học), Y phương minh (y học), Nhân minh (luận lý học) và Nội minh (đạo học); lúc ấy, Ngài vừa tròn 7 tuổi. Về đạo học, Thái tử đã được học 4 thánh điển Veda. Kinh ghi lại rằng, chỉ trong khoảng thời gian từ 7 đến 12 tuổi, Thái tử đã học thông thạo 5 môn học trên.

Về thời niên thiếu của hoàng tử kinh sách có ghi chép lời chính Đức Phật thuật lại như sau:

"Đời sống của ta thật là tế nhị, vô cùng tinh vi. Trong hoàng cung, chỗ ta ở, phụ hoàng có đào ao, xây những đầm sen. Khi sen xanh đua nhau khoe màu ở đây thì sen đỏ vươn mình phô sắc phía bên kia, và trong đầm bên cạnh, sen trắng đua nhau tranh đẹp dưới ánh nắng ban mai. Trầm hương của ta dùng đều là loại thượng hảo hạng từ xứ Kāsi mang đến. Khăn đóng, khăn choàn và y phục, tất cả đều từ xứ Kāsi. Ngày như đêm, mỗi khi ta bước chân ra khỏi cung điện là có tàng lọng che sương đỡ nắng.

"Phụ hoàng cũng kiến tạo riêng cho ta ba tòa cung điện. Một để ở mùa lạnh, một mùa nóng và một, mùa mưa. Trong suốt bốn tháng mưa ta lưu tại một biệt điện có đầy đủ tiện nghi, giữa những cung tần phi nữ. Cho đến hàng nô tỳ của phụ hoàng cũng được ăn sung mặc sướng chớ không phải như ở các nhà khác, gia đinh chỉ được ăn cơm hẩm và thức ăn cũ." - (Tăng Nhứt A Hàm, phần I, trang 145)

Và chúng ta điều biết, thái tử Tất Đạt Đa từ chối cái định mệnh ngai vàng, cung diện nguy nga, cung tần mỹ nữ, "đời sống tế nhị, vô cùng tinh vi đó" khoác lên mình tấm y vàng, Có phải chăng, trong sâu thẳm tâm thức, bùng lên lời thề nguyên năm xưa, Ngài cùng nô bộc Xa Nặc lên con tuấn mã Kiền Trắc vượt thành ra đi. Lúc đó Ngài được 29 tuổi.

Vào lễ hạ điền, tất cả mọi người, giàu như nghèo, sang như hèn, ăn mặc tốt đẹp để vui chơi hỉ hả một bữa, trước khi bắt tay vào công việc ruộng nương đồng áng. Sáng ngày, đức vua cùng quần thần, áo mão chỉnh tề, ra tận nơi hành lễ. Hoàng Tử Siddhattha cũng được cung phi mỹ nữ đặt trong một cái kiệu, màn che sáo phủ, khiêng ra để dưới bóng mát một cội cây trâm. Hôm ấy đức vua chủ tọa buổi lễ. Thấy mọi người vui vẻ theo dõi cuộc vui, các cung phi có phận sự trông nom hoàng tử cũng lén chạy xem.

Trái hẳn với cảnh nhộn nhịp tưng bừng của buổi lễ, tàn bóng mát mẻ dưới cội trâm và khung cảnh êm đềm như mời mọc suy niệm. Hoàng tử tuổi tuy còn nhỏ nhưng tâm trí đã thuần thục. Khác với những người chỉ biết tìm thích thú trong cuộc lễ, hoàng tử ngồi tréo chân theo lối kiết già, niệm hơi thở, định tâm và đắc Sơ Thiền. Giữa lúc mọi người vui vẻ thưởng thức, các cung phi bỗng sực nhớ lại hoàng tử, vội vã trở về với phận sự. Khi thấy hoàng tử ngồi trầm ngâm hành thiền thì họ lấy làm ngạc nhiên, đến tâu lại tự sự cho vua. Đức vua hối hả đến nơi, thấy hoàng tử vẫn ngồi tham thiền liền đến trước mặt hoàng tử, xá chào con và nói, "Hỡi này con yêu dấu, đây là lần thứ nhì phụ vương đảnh lễ con".

Thái Tử Siddhattha rời hoàng cung tiếp xúc với sanh, già, bệnh, chết, yêu, chia ly, đắt đươc, hận, oán,... nỗi đau khổ của nhân loại ... và mỗi lần trở lại hoàng cung là với băn khoăn ,với lòng trắc ẩn, và cùng tận trong tâm thức, một "chất liệu vô hình" thúc dục Thái Tử không để yên cho Thái Tử an hưởng những lạc thú tạm bợ của đời vương giả khi bên ngoài hoàng cung vang vọng tiếng nhân loại đang trầm luân trong đau khổ. "chất liệu vô hình" đó, một cách nôn na, lòng từ bi vô lượng vô biên hay đúng hơn: Tứ Vô Lượng Tâm đã đến thới kỳ viên mãn.

Như người lang thang bất định, Thái từ Tất Đạt Đa đến học đạo với đạo sĩ Alarama Kalama, bằng trí thông minh xuất chúng, ý chí sắc đá, thái tử đạt tới cảnh giới Vô Sở Hữu Xứ Thiền, nhưng đạo sĩ Gotama, trong tận cùng thâm tâm vẫn chưa thỏa mãn đáp án cởi bỏ xiềng xích của xâu chuôi nhân duyên, đau khổ, sinh lão bệnh tử, phiền não, ô nhiễm.

Thái từ Tất Đạt Đa đến thọ giáo với một vị đạo sư trứ danh khác tên Uddaka Ramaputta. Không bao lâu, vị đệ tử thông minh xuất chúng Gotama đã thấu triệt giáo lý của thầy và chứng đắc đệ bát thiền Vô Sắc tức là tầng cao nhất của thiền Vô Sắc Giới: cảnh giới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, nhưng vẫn không chứng ngộ được chân lý cao thượng hằng mong mỏi.

Với quyết tâm, sáu năm lặn lội tâm sư học đạo, với thông minh xuất chúng, thái tử không tìm được câu trả lời thỏa đáng.

Dưới gốc bồ đề Thái Tử Siddhattha nhập Định, qua bốn mươi chín ngảy đêm, rồi cuối cùng trong một niệm, bằng trí Bát Nhã, Thái Tử Siddhattha chứng Vô Thượng Bồ Đề. Một sát na then chốt, Thái Tử Siddhattha và Đức Phật không hai không khác.

D.T Suzuki trong thiền luận (Tuệ Sĩ dịch) có đoạn :
(Trich từ Thiền Luận D.T.Suzuki /Đại đức Tuệ Sĩ chuyển dịch)
"Những gì Phật dạy lại các đệ tử chẳng qua chỉ là phần tinh luyện của trí thức Phật nhằm chỉ cho môn đệ thấy và thành những gì Ngài đã thấy và đã thành. Kết quả thuần trí thức ấy, dầu được trình bày dưới hình thức triết lý nào, vẫn không lột được tinh thần của sự tâm chứng ấy của Phật. Bởi vậy, muốn nắm lấy yếu chỉ của Phật giáo - tức nội dung của Giác Ngộ - ta phải sống thân thiết với cảnh giới tự chứng ấy của người mở đạo, vì do sự tự chứng ấy Phật mới là Phật, và là giáo chủ của một hệ thống đạo mang tên Phật. Vậy thử xem kinh điển ghi chép sự chứng nghiệm ấy như thế nào, do đâu mà có, và hậu quả (1) ra sao.

Trong Trường bộ kinh, phẩm Đại bản (2), có đoạn Phật thuyết về sáu vị Phật quá khứ ra đời trước Ngài. Đại khái tiểu sử các vị Bồ Tát và Phật ấy đều hao hao giống như tiểu sử của Phật, trừ vài chi tiết phụ thuộc, vì người ta lập luận rằng chư Phật đều giống nhau hệt ở bổn hạnh. Nên khi Thích Ca, Phật của Kiếp hiện tại, thuyết về chư Phật kiếp quá khứ, thuật lại sự tự giác của các cổ Phật, Thích Ca thật ra chỉ tổng kết lại cuộc giáng sanh của ngài ở cõi trần, và mọi chi tiết Ngài thuật lại về chư cổ Phật đều có thể coi là của chính Ngài, ngoại trừ vài điểm về huyết hệ, giai cấp xã hội, chỗ sanh, thọ mạng, v.v... Nhất là sự tâm chứng của Ngài, gọi là Ngộ (3) càng đặc biệt giống hệt....."

"Đến đây nẩy ra câu hỏi đầy ý nghĩa nhất trong lịch sử Phật Giáo. Thật vậy, thử hỏi cái gì trong sự tâm chứng ấy khiến Phật chiến thắng vô minh, gội sạch hết cảm nhiễm? Cái kiến chiếu ấy là gì phóng vào sự vật khiến Phật thấy những cái từ trước chưa bao giờ thấy? Phải chăng đó là giáo lý “khổ đế” do “ái” và ‘thủ” mà có? Phải chăng đó là giáo lý “nhân quả’ mà Phật đã phăng mối đến tận “vô minh”, coi như nguồn gốc của khổ đau phiền não? Chắc chắn không phải vì vận dụng trí óc nhiều mà Phật ngộ đạo. “Không thể dùng trí suy luận thường mà hiểu được” là câu nói thường gặp luôn trong văn học Phật giáo, Pali và Phạn ngữ. Sự hoan lạc Phật trải qua lúc ấy thật sâu đậm quá, thâm thía quá, và hậu quả vô biên quá, không thể thuộc phạm vi suy luận. Trí suy luận chỉ đủ sức đưa đến một sự thỏa mãn thường khi thắc mắc được đánh tan, nhưng không đủ cương yếu để đi vào chiều sâu của đời sống nội tâm. Không phải tất cả nhà thông thái đều là thánh, mà không phải thánh nào cũng là thông thái. Sự quán tưởng bằng lý trí luật nhân quả của Phật, dầu toàn hảo và tuyệt luân đến mấy, vẫn không chắc gì quyết định được sự chiến thắng vô minh, đau khổ, sanh tử và ô nhiễm."

Đúng vậy," Sự quán tưởng bằng lý trí luật nhân quả của Phật, dầu toàn hảo và tuyệt luân đến mấy, vẫn không chắc gì quyết định được sự chiến thắng vô minh, đau khổ, sanh tử và ô nhiễm". Mà ta phải sống thân thiết với cảnh giới tự chứng ấy của người mở đạo. Cảnh giới tự chứng đó là vô lương kiếp tu hành Bồ Tát Đạo, thực hiện lời Đại nguyện Từ Bi Hỷ Xã. (Tứ Vô Lương Tâm)

(Đoạn sau trích từ http://www.thuvienhoasen.org/tdn-hoanghiem-02B.htm)

Chương 53- Bài học do Bồ tát Phổ hiền dạy "Phương Pháp Hành Bồ Tát Ðạo".

"Thiện Tài chiêm ngưỡng thân tướng của Bồ tát tỏa ánh hào quang sáng ngời soi tỏa khắp mười phương pháp giới, phát ra vô lượng hạnh nguyện Ba la mật thanh tịnh. Bồ tát xoa đầu Thiện Tài nói:

" Người có thấy thần lực của ta chăng? Thuở quá khứ, trong nhiều vi trần số kiếp, ta đã thực hành Bồ Tát Ðạo để thanh tịnh tâm Bồ đề và kính thờ vô lượng chư Phật. Ta ở trong vô số kiếp mà chưa từng có một niệm nhỏ chẳng theo lời giáo huấn của Như Lai. Ta chẳng bao giờ có tâm sân hận và trụ vào ngã và ngã sở, không một sát na nào rời bỏ Bồ đề. Ta chỉ an trụ tâm trong đại bồ đề thượng và dùng tâm đại bi cứu giúp chúng sinh, trang nghiêm cõi Phật. Trong nội tâm và ở ngoài cảnh giới đều xả hết, cho đến cả mạng sống của ta cũng không hề tiếc rẻ. Nếu nói những việc ta đã làm thì vô cùng tận. Ðại dương bát ngát còn có thể cạn khô, chứ những hạnh nguyện của ta bình đẳng, thanh tịnh, tùy thuận chúng sinh mà ứng hiện khắp nơi, làm cho ai nấy đều được an vui, hết khổ.

84.000 pháp môn của Phật dạy, tuy chia ra nhiều bộ phái, tính tướng và lý sự khác nhau, dị biệt ở phần tiểu tiết, nhưng pháp nào cũng chỉ nhằm vào một mục tiêu: cứu khổ chúng sinh, đưa tới giác ngộ, giải thoát cho mình và cho muôn loài." (BTD ,trang1122)
Ðạo Phật là đạo Như Thật, "chuộng sự thực hành, không ưa lý thuyết suông, rườm rà, trừu tượng, chỉ để thỏa mãn óc tò mò của lý trí mà thôi. Ðạo Phật vụ ở hỗ "thân chứng" tức thực nghiệm bản thân, và coi nhẹ những sự hiểu biết qua sách vở, kinh điển, vì HỌC mà không HÀNH thì không thể nào tới được bờ bến Giác, đạt tới Chân lý… "

Và để thực thi "BỒ TÁT ÐẠO, hay Con Ðường Lý Tưởng" được viên mãn, chúng ta hãy nhất tâm phát nguyện:

Chúng sanh vô biên thề nguyện độ
Phiên não vô tận thề nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thề nguyện học
Phật đạo vô thượng thề nguyện thành


No comments:

Post a Comment