Total Pageviews

Sunday, January 9, 2011

Nguồn Gốc Ngũ Hành Nạp Âm

(Tử Vi Dưới Mắt Nghiệp Quả, bài 4.6)




Âm nhạc là gì? Là sự kết hợp có nghệ thuật của Động và Tỉnh . Ở một khoảng nào đó, tiếng động có tần số 64HZ-23,000HZ, con ngưởi thu nhân đươc qua thính giác và gọi sự kết hợp có nghệ thuật đó là âm nhạc của loài người. Với súc vật dao động trong khoảng 16HZ(voi) - 150.000 HZ (một loại cá heo, porpoise), ngoài khả năng “nghe thấy” của loài người chắc hẳn cũng mang nhịp điệu âm nhạc.


Nghệ thuật ở đây là môt sự kết hợp khéo léo tài tình những phương tiên tạo âm kèn, trống, sáo, .., để diễn đạt một trạng thái tâm ý, vui buồn, trầm tư, nỗi loạn,.. Âm thanh dùng trong âm nhạc thường có bốn đặc tính: cao độ, trường độ, cường độ và âm sắc, (tiếng ca, đàn dương cầm, đàn vĩ cầm, đàn ghita, sáo, kèn, đàn tranh, đàn bầu,.. cùng tấu lên một đoạn nhạc ở cùng một độ cao, do sắc thái khác nhau mà tai ta phân biệt được tiếng của từng nhac sĩ, nhạc cụ … Đặc tính này gọi là âm sắc.)

Tuy nhiên, từ khi phim (bộ) xuất hiện thì thâm chí tiếng chó sủa, mèo cào, bom rơi, đạn bay ... cũng được lồng theo dòng nhạc chính,(Do Re Mi Fa Sol La Si , / Họ Xữ Xàng Xe Cống Liêu,/Cung Thương Giốc Chủy Vũ) , tạo nên một phong cách mới trong hỉnh thức soạn nhạc. Không một tiếng động nào không thể xử dụng như là một nhạc khí nhằm diễn đạt một cách sống động một trạng thái tâm ý vui buồn, trầm tư, nội loạn ... Nói khác nhà soạn nhac phim bộ đã đem lại "chiều thứ ba" cho âm nhac thuần túy, hay âm nhạc vũ trụ thu hẹp.


Tiến xa hơn, bên ngoài khoảng thu nhận thính giác, Động -Tỉnh của vũ trụ hay âm nhạc của vũ trụ mang tinh cách vỉ mô như sự va chạm của vẫn thạch, tiếng chuyển mình của một ngôi sao vừa tạo lập, tiếng gảo thét của vật chất đang cuốn về lỗ đen, ở thế giới vi mô tiêng rít lên của năng lương, alpha, beta, gamma… đươc phóng thich từ phân tử Uranium 238, Thorium 234, C14… đang tự hủy hoại, hay nhịp điệu sóng điên từ từ các ngôi sao xa gần…


Trờ lại phần âm nhạc thuần túy loài người


http://hailinhquehuong.net/Nhacly_canban/nhacly_qh_4caodo.html

(Trích)
1- Quãng nhạc là khoảng cách âm thanh giữa 2 dấu nhạc. Tên quãng được gọi bằng số. Từ dấu nhạc đầu tiên đến dấu nhạc cuối có bao nhiêu bậc cơ bản thì là quãng bấy nhiêu.
Thí dụ : Đô-Mi : Có 3 bậc là đô, rê, mi, nên gọi là quãng 3.
Tính chất các quãng : Ngoài tên gọi bằng số, các quãng nhạc còn có tính chất đúng, trưởng, thứ, tăng, bội, giảm tuỳ theo số nửa cung được thêm hay bớt trong cùng một quãng nhạc.
2- Thang âm là chuỗi các âm thanh liên tiếp nhau trong vòng một quãng 8. Có nhiều loại thang âm khác nhau tuỳ theo số lượng các bậc cơ bản (chẳng hạn thang ngũ âm có 5 bậc cơ bản, thang thất âm có 7 bậc cơ bản) và tuỳ theo khoảng cách độ cao giữa các bậc cơ bản (chẳng hạn thang ngũ âm thông thường và ngũ âm ngoại thường, thang thất âm trong bình ca và thất âm trong nhạc cổ điển).

Khoảng cách về cao độ tương đối giữa các bậc không đồng đều nhau.

Khoảng cách nhỏ nhất trong thất âm gọi là nửa cung : Mi - Fa và Si - Đô.

Khoảng cách lớn nhất giữa hai bậc cơ bản đi liền nhau gọi là nguyên cung : Đô - Rê, Rê - Mi, Fa - Sol, Sol - La, La – Si

Như vậy khoảng cách âm thanh giữa Đô thấp và Đô cao kế tiếp gồm 12 nửa cung, hoặc 6 nguyên cung. Nói cách khác, quãng tám (Đồ - thấp và Đố - cao) gồm 12 âm cách nhau đều đặn từng nửa cung một.

++ theo GS Trần văn Khê :


Trong thang âm Việt Nam hoàn toàn chỉ có ngũ cung ( 5 nốt nhạc trong một bát độ)

Có 5 thang âm không bán cung căn bản :

1. Do – Re – Mi- Sol – La – Do

2. Do – Re – Fa – Sol – La – Do

3. Do – Re – Fa – Sol – Sib – Do

4. Do – Mib – Fa – Sol – Sib – Do

5. Do – Mib – Fa – Lab – Sib – Do

Ngoài ra còn có những thang âm đặc thù như :

thang âm vọng cổ Do – Mi b+ - Fa – Sol – La – Do

Thang âm Sa Mạc Do – Mib+ - Fa – Sol – Sib – Do

Trong nhạc sắc tộc Gia Rai , Ba-Na vùng Cao nguyên Trung phần có một thang âm ngũ cung có bán cung Do – Mi – Fa – Sol – Si – Do

++ Theo Âm Nhạc Cổ Truyền Huế Và Âm La Chuẩn Quốc Tế A=440 cps, Nguyễn Đức Mai


Nhạc ngũ âm Việt Nam:
Thật ra hệ thống ngũ âm là hệ thống chung của cả nhạc tây Phương lẫn nhạc Việt Nam . Bài hát tạm biệt Auld Lang Syne (Ce n'est qu'un au revoir) mà cả thế giới đều biết là một bài hoàn toàn ngũ âm giống hệt nhạc cổ Việt Nam .
Should our ac - quaint - ance be for - got and ne - ver brought to mind ? C F F F A G F G A F A A C D Họ Xàng Xàng Xàng Cống Xê Xàng Xê Cống Xàng Cống Cống Liu Ú
Should our ac - quaint - ance be for - got and days of auld lang syne D C A A F G F G A F D D C F Ú Liu Cống Cống Xàng Xê Xàng Xê Cống Xàng Xự Xự Họ Xàng
For auld lang syne my dear for auld lang syne D C A - F G F G D C A - C D Ú Liu Cống Xàng Xê Xàng Xê Ú Liu Cống Liu Ú
We'll take a cup of kindness yet for days of auld lang syne F C A A F G F G A F D D C F Xáng Liu Cống Cống Xàng Xê Xàng Xê Cống Xàng Xự Xự Họ Xàng


Âm nhạc phát xuất từ tiếng nói và mọi người Việt Nam dù muốn hay không, có ý thức hay hoàn toàn không hay biết, đều mang sẵn nhạc ngũ cung trong huyết quản của mình . Nhiều nhạc sĩ đã viết lên những ca khúc đượm tình dân tộc được mọi người ưa chuộng và còn tồn tại mãi mãi với dân tộc là chính vì viết theo ngũ cung mà chính người sáng tác cũng không biết . Các bài Em Bé Quê của Phạm Duy, Hòn Vọng Phu I và III của Lê Thương và rất nhiều bài thành công khác nữa đều viết theo nhạc ngũ cung .
Năm 1971, Linh Mục Đỗ Bá Công và tôi đã thành lập Ca đoàn Hợp Xướng Sinh Viên SÔNG HƯƠNG . Chúng tôi mời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, lúc đó ở Huế tham gia sinh hoạt với ca đoàn với tư cách là cố vấn nghệ thuật . Trong một lần sinh hoạt, bạn Sơn sáng tác ngay tại chỗ một ca khúc ngắn cho các sinh viên trong ca đoàn cùng hát . Bài hát rất dễ thương, mang tính chất triết lý sâu sắc Phật giáo mà về sau ai cũng nhớ, trở thành rất được ưa thích và phổ biến tại Huế thời đó .
Chính Trịnh Công Sơn cũng không biết là mình viết theo nhạc ngũ cung Huế - cũng như bài Nối Vòng Tay Lớn viết theo điệu nhạc chầu văn Huế - cho đến khi được tôi cho biết và chứng minh cụ thể . Bài đó như sau (tôi không biết về sau này bạn Sơn đặt tên bài đó là gì):


Đâu có đâu em nầy, đâu có cái chết đầu tiên F A G F - D C F A A A F G Xàng Cống Xê Xàng-Xự Họ Xàng Cống Cống Cống Xàng Xê
Và có đâu bao giờ, đâu có cái chết sau cùng F A G F - D C F A A A G F Xàng Cống Xê Xàng-Xự Họ Xàng Cống Cống Cống Xê Xàng
Tự mình biết riêng mình C F A - G F D - C Họ Xàng Cống-Xê Xàng Xự-Họ
Và ta biết riêng ta C F A G - F F Họ Xàng Cống Xê-Xàng Xàng


Nhạc ngũ âm Việt Nam và âm chuẩn quốc tế A=440cps
Có người nói rằng mọi người Việt Nam từ lúc sinh ra đều đã là bậc thầy về thẩm âm . Ðiều này có cơ sở vì tiếng Việt có sáu thanh, mà người Việt nào cũng phân biệt được rõ ràng không nhầm lẫn . Một giáo sư ngôn ngữ học người Mỹ đã phải mất gần sáu tháng trời mới phân biệt chính xác các từ sau đây trong một bài tập về thẩm âm : Ma (Ghost) - Mà (But) - Má (Cheek) - Mạ (Young rice plant) - Mả (Tomb) - Mã (Horse) .


Do ưu điểm này về thẩm âm mà trong âm nhạc, người Việt Nam không cần có âm chuẩn . Họ có thể chơi và thưởng thức ca nhạc ở bất cứ cao độ (pitch) nào cũng được trong khi nhạc Tây phương chỉ có 12 bậc trong thang âm bán cung (chromatic scale) .


Với những người đã quen nghe nhạc mới và nhạc Tây phương với âm chuẩn A=440cps, thì khi nghe nhạc cổ truyền Việt Nam, khó lòng thưởng thức nổi . Vì nhận ra điều này và cũng vì mục đích nghiên cứu, muốn tiện ghi lại bằng ký âm pháp Tây phương, tôi đã dùng nhiều phương cách để đưa các tài liệu nhạc cổ Huế về đúng âm chuẩn.


Trong các cuộc trình diễn, tôi luôn luôn yêu cầu các nhạc công lên dây đàn đúng theo âm chuẩn, thường là bằng cây hắc tiêu (clarinet) mà tôi có . Hai bậc thiệt dùng trong cổ nhạc là Họ 1, tức là Họ = C và Họ 5, tức Họ = G
Bậc thiệt (không thăng, không giáng):
Họ Xự Xàng Xê Cống
Họ 1 C D F G A
( 1 ((11/2(( 1 (( 1 (
Họ Xự Xàng Xê Cống
Họ 5 G A C D E
( 1 ((11/2 (( 1 (( 1 (


Bậc Họ 1 có thể sử dụng cho các ban nhạc không có đàn Tranh . Khi có đàn Tranh thì nên sử dụng bậc Họ 5 vì dây số 1 là dây thấp nhất của đàn Tranh là dây G thấp . Khi có Sáo, thường là Sáo Ðô, thì đàn nên lên dây Họ 1 và không dùng đàn Tranh . Có đàn Tranh thì phải dùng Sáo Xôn . Ðối với người thổi sáo bậc (như đã nói đến trong bài "Tôi và Chiếc Sáo Tre Việt Nam" đăng ở TK21 số 118 & 119 Xuân Kỷ Mão) mà ngày nay không thấy còn ai, thì đàn lên dây theo bậc nào cũng được .
Nhờ lối lên dây đàn theo âm chuẩn này mà nhiều người bỗng thấy nhạc Huế do tôi tổ chức trình diễn nghe hay hơn nhiều.
Trong số những người nói cho tôi biết điều này có Ông Ngô Khắc Tỉnh - lúc đó là Tổng Trưởng Giáo Dục và nhạc sĩ dương cầm Jacob Feurring. Ðối với các tài liệu đã thu băng sẵn mà không theo âm chuẩn, tôi dùng các máy chạy băng từ có phần điều chỉnh cao độ (pitch control) để chỉnh lại cho đúng âm chuẩn và in lại sang băng mới để dùng cho nghe và nghiên cứu.
Tóm lại nhạc Huế có toàn bộ 36 bậc, như sau :
Bậc thiệt (không thăng, không giáng):
Họ Xự Xàng Xê Cống
Họ 1 C D F G A
( 1 ((11/2(( 1 (( 1 (
Họ Xự Xàng Xê Cống
Họ 5 G A C D E
( 1 ((11/2 (( 1 (( 1 (
Thang bậc bán âm:
Bậc 1 C D F G A
Bậc 2 C# D# F# G# Bb
Bậc 3 D E G A B
Bậc 4 D# F G# Bb C
Bậc 5 E F# A B C#
Bậc 6 F G Bb C D
Bậc 7 F# G# B C# D#
Bậc 8 G A C D E
Bậc 9 G# Bb C# D# F
Bậc 10 A B D E F#
Bậc 11 Bb C D# F G
Bậc 12 B C# E F# G#


Cọng thêm 24 bậc phụ với các khoảng sai biệt 1/4 và 3/4 nốt .
Khi chỉnh theo âm chuẩn quốc tế A=440 cps, ta nên dùng 12 bậc chính như sau:
Bậc 1 C D F G A
Bậc 2 C# D# F# G# Bb
Bậc 3 D E G A B
Bậc 4 D# F G# Bb C
Bậc 5 E F# A B C#
Bậc 6 F G Bb C D
Bậc 7 F# G# B C# D#
Bậc 8 G A C D E
Bậc 9 G# Bb C# D# F
Bậc 10 A B D E F#
Bậc 11 Bb C D# F G
Bậc 12 B C# E F# G#

++ Tìm hiều thêm tại http://viet-guitar.vn/forum/index.php?showtopic=18204


Hợp âm (Chord) là sự tập hợp các âm theo quy luật nhất định. Nền tảng để tạo nên hợp âm là các quãng 3. Có 2 loại quãng 3 là quãng 3 trưởng (ký hiệu 3T) và quãng 3 thứ (ký hiệu 3t). Quãng 3 trưởng có nội hàm là 2 cung. Quãng 3 thứ là 1,5 cung. Lấy ví dụ trên hợp âm Đô trưởng (gồm 3 nốt Đồ Mi Sol): Âm Đồ được gọi là âm gốc (bậc 1) Âm Mi gọi là âm giữa (bậc 3 tính từ Đồ) Âm Sol gọi là âm ngọn (bậc 4 tính từ đồ) Ta thấy khoảng cách từ âm Đồ (bậc 1) tới âm Mi (bậc 3) là quãng 3 trưởng (= 2 cung ) Khoảng cách âm Mi tới Sol (bậc 5) là quãng 3 thứ (= 1,5 cung). Như vậy ta thấy tập hợp các âm theo quãng 3 (tính từ âm gốc bậc 1) theo nguyên tắc 3 trưởng+ 3 thứ (3T + 3t) đó chính là công thức để xác định tất cả các hợp âm trưởng.
4. Cấu tạo của hợp âm: Trưởng: +2+1.5 (C: Đồ-mi-sol) Thứ: +1.5+2 (Am: La-si-đô) Bảy: +2+1.5+1.5 (G7: Sol-si-rê-fa)


*Cách phối âm lạ:
Cách này nghe có vẻ giống như cách trên nhưng thật ra có khác chút ít. Bởi vì cách phối âm ở đây mang nghĩa rộng lớn hơn việc sử dụng hợp âm nghịch rất nhiều.
Trong trường phái nhạc ấn tượng (impressionism), một số nhạc sĩ như Ravel, Glinka, Debussy đã sáng tác ra một thang âm của riêng họ. Trong nhạc của Grieg đôi khi cũng thấy xuất hiện âm hưởng này.
Theo đó thang âm này gồm: C-D-E-F#-G#-A#-C.
Điểm khác biệt lớn nhất của thang âm này so với thang âm cổ điển đó là các cao độ luôn cách liền nhau 1cung, hoàn toàn không có những nửa cung như mi-fa hay si-do. Khi thang âm này được sáng tạo ra, thời ấy nó đã bị phản đối rất dữ dội. Bởi vì người ta cho là nó làm thoái trào tinh hoa của hòa âm cổ điển vốn đã tồn tại mấy trăm năm. Nhưng đến giờ người ta đã công nhận cái hay của nó như một trường phái: trường phái ấn tượng.


Một số nền văn hóa trên thế giới có những thang âm rất riêng biệt mà nó làm ra tính đặc trưng của mỗi dân tộc. Nền âm nhạc của Hội Thánh Công Giáo La Mã, mà nhất là trong thể bình ca (Gegrolian) phát triển thịnh đạt vào thời trung cổ, người ta sử dụng những cách phối âm rất kỳ lạ, người ta sử dụng cách chuyển từ một hợp âm thứ qua một hợp âm thứ tương ứng. (vd: Em-->Am hay C#m-->F#m). Cách chuyển này thật sự đã tạo ra một cảm xúc rất khác. Bởi vì tính chất của hợp âm nghịch đó là sự xung đột và mâu thuẫn. Nhưng ở đây, người ta không dùng hợp âm nghịch mà chuyển từ thứ qua thứ là có một ngụ ý riêng. Cho nên nó làm cho giai điệu nghe hết sức hài hòa, thanh thản, bình an...


Như vậy hợp âm có tuân theo một quy tắc như hợp âm bình thường không ? hay nó được tùy sử dụng ở người nhạc sĩ ?


Câu trả lời là:


“ Nó không tuân theo một quy luật hay một nhạc sĩ nào hết. Tất cả đều phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự sáng tạo của mỗi người. 2 yếu tố quan trọng này sẽ quyết định bản nhạc được hòa âm hay hoặc dở. Kinh nghiệm càng nhiều sẽ giúp người hòa âm xử lý bản nhạc tốt hơn. Đến những đoạn quan trọng, nếu biết vận dụng đúng hợp âm có thể tạo ra hiệu quả biểu cảm rất cao. Nhưng nếu cứ làm y như công thức thì sẽ làm cho bản nhạc trở thành một mớ hỗn độn, người nghe không còn thấy đâu là điểm nhấn. Nói chung, chỉ có kinh nghiệm và thời gian mới dạy cho bạn cách đặt chúng sao cho phù hợp.”

No comments:

Post a Comment