Total Pageviews

Monday, January 17, 2011

Nguồn Gốc Ngũ Hành Nạp Âm 1

(Tử Vi Dưới Mắt Nghiệp Quả, bài 4.7)









(trích từ Quán Âm Bồ Tác / Thich Viêm Lý)


"" Hiện tướng bản thể vũ trụ là một trò chơi vừa có tính thực và bất thực, hay vừa có tính hòa âm và bất hòa âm. Nếu người biết được trò chơi này, là người nắm được thực tại trên mười đầu ngón tay; thì trái lại, kẻ không nắm được thực tại trên mười đầu ngón tay, kẻ đó không biết được hòa âm vũ trụ trong trò chơi này. Nói thế không có nghĩa là bản thể vũ trụ ở trong tình trạng phân sáp làm đôi vàđối lập nhau; nhưng nó chỉ là một. Tuy thế, về mặt tùy thể, chúng ta nhìn bản thể vũ trụ như là một phức thể, tùy theo kiến giác của mỗi chúng ta. Vì tùy thể này, nói lên được sự hiện hữu của duyên nghiệp trong mỗi chúng ta đang ở trong tình trạng sinh khởi, nối tiếp và ràng buộc vào nhau, mà hiện ra các khổ tướng báo thân có sai khác. Nhưng về mặt nhất thể , thì hiện tướng chính là bản thể, và bản thể chính là hiện tướng.

Do đó, cuộc đại hòa âm, hay bất đại hòa âm trong vũ trụ, cũng tùy theo đó mà hiện hữu như một thực tại giữa chúng ta, không thể không chấp nhận. Vì kẻ biết được hay không biết được trò chơi cùng đang nằm trong quỹ đạo của ý niệm, nhưng khi ý niệm vừa khởi lên, liền sau đó phát hiện ra âm thanh hoặc tương đồng hoặc tương khắc với với thế giới âm thanh bên trong hay bên ngoài. Tuy nhiên trong thế giới ngũ trược này, hầu hết chúng sanh đã mang vào trong mỗi tướng thể một khổ quả nào đó, cùng nằm trong một cộng nghiệp không thể tránh khỏi luật tắc luân hồi, đã mang và sẽ đưa chúng sanh vào con đường khổ. Chính vì khổ ngiệp của chúng sanh đang vây khổn mà các đức Phật Thế tôn cùng các vị Bồ tát xuất hiện ra thế gian này, với hạnh nguyện đại từ, đại bi, ban vui cứu khổ cho mọi loài. Cùng ở trong hạnh nguyện đó, sự xuất hiện của Bồ tát Quán Thế Âm được các kinh công nhận là độc đáo nhất trong hạnh nguyện của các vị Bồ tát. Ngài đã chứng ngộ bằng âm thanh qua nhĩ căn viên thông, và lấy âm thanh là tiêu đích trong việc cứu khổ cứu nạn cho tất cả chúng sanh. Với danh hiệu Đại từ đại bi tầm thinh cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồt tát, đã nói lên đầy đủ ý nghĩa hạnh nguyện đó.

Trong nhiều bộ kinh, có nói về đức Quán Thế Âm Bồ tát; nhưng chúng ta không thấy đề cập đến phương pháp chứng ngộ của Ngài. Duy bộ kinh Lăng Nghiêm có đề cập đến sự chứng ngộ ấy, kinh Lăng Nghiêm trực chỉ ghi rõ rằng: Sau khi đức Thế tôn gạn hỏi chỗ sở chứng của 24 Thánh đệ tử xong, đến lượt Bồ tát Quán Thế Âm bày tỏ chỗ sở chứng của mình như sau: " Quán Thế Âm Bồ tát bạch rằng: Tôi nhớ là: hà sa số kiếp về trước, có một vị Phật hiệu là Quán Thế Âm; vị Phật đó dạy tôi muốn vào chánh định thì phải theo nghe-nghĩ-tu. Từ trong nghe, khi trở về tự tánh thì sở duyên biến mất và con đường vào trở nên vắng lặng (sở không có, năng không có chỗ duyên, nên năng vẫn không hiện hữu, ở trong tự tánh vắng lặng). Hai tướng động và tịnh không sinh. Từ từ mà tiến lên như vậy, thì nghe và đối tượng bị nghe đều hết. Nghe đã hết không trụ, thì giác và đối tượng của bị giác đều không khi không giác đã tròn đầy, thì không và đối tượng .không đều diệt. Khi sinh và diệt đã mất, thời cảnh tịch diệt hiện ra trước mắt." Thế giới phơi mở trước chúng ta như là một hiện hữu, vượt khỏi không gian thời gian. Cảnh giới này không bị ràng buộc bởi xuất thế gian và thế gian, hay các pháp hữu vi và vô vi. Cảnh giới này trên đồng với Như Lai một từ lực, dưới hợp với tất cả chúng sanh trong sáu đường, và đồng với chúng sanh một lòng bi ngưỡng.

Đến đây, chúng ta thấy hạnh nguyện của Quán Thế Âm trong kinh Lăng Nghiêm cùng kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn, gặp nhau trong lòng bi ngưỡng đối với chúng sanh đại thể. Nhưng về ý nghĩa danh từ có sự khác nhau. Trong kinh Lăng Nghiêm ý nghĩa luôn luôn ở trong chiều hướng phản phục cái nghe nơi tự tánh. Như vậy, cái nghe ở trong chiều hướng nội. Một khi tâm đã phản phục, thời cảnh sở quán sẽ không còn, nên không có sự đối đãi giữa năng và sở nữa. Lúc đó Như lai tạng tâm sẽ hiển bày ra trước mắt. Lúc đó tâm năng văn và cảnh sở văn sẽ tiêu tan dung hội. Như vậy kinh Lăng Nghiêm lập cứ trên nhân hạnh mà gọi là Quán Thế Âm. Ngược lại trong kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn lại lập cứ trên quả đức để hiển nghĩa, thì Âm chính là tiêu đích của văn tầm cứu. Dù là tịch thinh hay là động thinh, nghe của Quán Thế Âm Bồ tát cũng thấu suốt tất cả. Âm thinh từ trạng thái tâm lý đến lúc phát ra ngoài, phải qua một tiến trình chuyển động của cơ thể. Có sự liên hệ giữa một ý niệm khi phát khởi, và các sợi thần kinh liên hệ chuyển động để thoát ra ngoài cửa miệng, lúc đó mới tạo thành âm thanh thật sự. Âm thanh này sẽ dàn trải ra vô tận, và sẽ tạo thành âm thanh sống của vũ trụ. Trong những biến động tiếp giao này, cùng với những âm thanh khác, sẽ tạo ra những điệu hòa âm, hay bất hòa âm, tùy theo lối dung nạp của mỗi âm thanh từng người, từng loại chúng sanh. Ở đây trạng thái tịch thanh không tự hữu, mà chỉ hiện hữu trong mỗi người, mỗi sự vật, chính ngay trong ý niệm, trong mặc thức, không phát ra bên ngoài, hay chưa khởi phát ra ngoài, nhưng nó có tác động của tâm thức can thiệp vào. Ở đây, còn gọi là tâm thanh, là tiếng nói của tâm. ""


Trở lại hệ tám thức:

1. Nhãn thức: sự nhận thức của thị giác - mắt.
2. Nhĩ thức: sự nhận thức của thính giác - tai.
3. Tỷ thức: sự nhận thức của khứu giác - mũi.
4. Thiệt thức: sự nhận thức của vị giác - lưỡi.
5. Thân thức: sự nhận thức của thân giác - cơ thể.

Thức thuộc phi vật thể khi qua "sự vân dụng của Y Lý" thì Thức trở thành Khí, tiến trình này gọi là Khí Hoá, và thông qua các “KHIẾU” mà ta nhận được khi kết hợp Thận, Tỳ,Can,Tâm Phế và Nhãn, nhỉ, Tỷ, Thiệt, Thân.

"Thận khai khiếu ở Tai". Thận thuộc Thủy
"Tỳ khai khiếu ở miệng" hay "Thân nhục khai khiếú ở Miệng". Tỳ thuộc thuộc Thổ
"Can khai khiếu ở mắt". Can thuộc Mộc
"Tâm khai khiếu ở lưỡi". Tâm thuộc Hỏa
"Phế khai khiếu ở mũi". Phế thuộc Kim

1. Nhãn thức ---> hóa khí--->"Can khai khiếu ở mắt". Can thuộc Mộc
2. Nhĩ thức---> hóa khí--->"Thận khai khiếu ở Tai". Thận thuộc Thủy
3. Tỷ thức---> hóa khí--->"Phế khai khiếu ở mũi". Phế thuộc Kim
4. Thiệt thức---> hóa khí--->"Tâm khai khiếu ở lưỡi". Tâm thuộc Hỏa
5. Thân thức---> hóa khí--->"Tỳ khai khiếu ở miệng"/" Thân nhục khai khiếú ở Miệng". Tỳ (Thân nhục) thuộc Thổ

Khi qua các KHIẾU, một âm thanh đươc vang lên như con sáo diều vi vu trong chiều lộng gió , cái khác biệt là âm thanh sáo diều là sự thay đội nhanh chóng áp suất trong ngoài Lỗ thổi tạo nên dao dông "không khí" qua Lỗ Thổi và chỉ một chiều từ trong ra ngoài

Khi các thức trước, Nhãn, Nhĩ, Tì, Thiệt, và Thân thức( Phi vật chất, KHÔNG) xuyên qua các Khiếu đươc khí hóa mà thanh Mộc Thủy, Kim, Hỏa, Thổ (Vật chất, SẮC) hay ngược lại, âm thanh do sự biến đổi thuận nghịch này, chỉ có thể nghe qua pháp môn Quán thế Âm, , là "Lắng Nghe" cái "Tự Tâm" và từ cái "Tự Tâm" đó mà Nghe được mọi âm trên thế gian.

"Từ trong nghe, khi trở về tự tánh thì sở duyên biến mất và con đường vào trở nên vắng lặng (sở không có, năng không có chỗ duyên, nên năng vẫn không hiện hữu, ở trong tự tánh vắng lặng). Hai tướng động và tịnh không sinh. Từ từ mà tiến lên như vậy, thì nghe và đối tượng bị nghe đều hết. Nghe đã hết không trụ, thì giác và đối tượng của bị giác đều không khi không giác đã tròn đầy, thì không và đối tượng .không đều diệt. Khi sinh và diệt đã mất, thời cảnh tịch diệt hiện ra trước mắt." Thế giới phơi mở trước chúng ta như là một hiện hữu, vượt khỏi không gian thời gian. Cảnh giới này không bị ràng buộc bởi xuất thế gian và thế gian, hay các pháp hữu vi và vô vi."

Nói như vậy, để đạt tới sự "lắng nghe" cao diệu đó đòi hỏi sự tu tập dài lâu không những trong hiện tại mà còn do sự tích lũy Công Đức trong quá khứ qua vô lượng kiếp tu tập Bổ Tát Đạo. Điễm quan trọng không phải là "lắng nghe" vì chỉ "Lắng nghe" đơn thuần thì kết quả chỉ là "nghe-thấy" đươc "tự tâm" như các đạo sư Thiền thường nói "Trực chỉ chơn Tâm", hay "Kiến Tánh ".

Vượt qua nội tại đó đòi hỏi người tu tập còn phải qua quá trình tu tập Từ Bi Hỷ Xả hay Tứ Vô Lượng Tâm. Vì chỉ có Tứ Vô Lượng Tâm mới có thể "Thanh-Tịnh" cái "Tánh","Chơn Tâm", mà "Tâm Như Lai" hiển lộ. Vì Tứ Vô Lượng Tâm mới có thề dung chứa, hàm chứa mọi chúng sinh, nói khác, là có thể dung chứa tâm chúng sinh vào tâm mình mà "Tri Huệ Bát Nhả" nãy sinh.

Để hiểu rõ hơn "Tâm Như Lai","Tri Huệ Bát Nhả", chúng ta hãy đơn giãn quay trở lại lược sử Đức Phật

(Xem tiếp Nguồn Gốc Ngũ Hành Nạp Âm 2, TVDMNQ bài 4.8)

No comments:

Post a Comment