Total Pageviews

Monday, January 3, 2011

Nguồn Gốc Ngũ Hành 1

(Tử Vi Dưới Mắt Nghiệp Quả, bài 4.1)

Trở lai với hệ tám thức
(Trich từ Tâm Lý Phật giáo / Đại Đức Thích Tâm Thiện)

Tụng ngôn viết rằng:

[15] "Nương vào thức Căn bản [A-lại-da], năm thức tùy duyên hiện, hoặc chung hoặc chẳng chung, như sóng nương vào nước".

A- Khái niệm chung về năm thức giác quan

Trong Duy thức thường nói đến sáu thức cảm quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý thức); ở đây, tiếp theo phần Ý thức, sẽ trình bày về nội dung của 5 thức giác quan (The five consciousness), cũng gọi là năm thức trước (tiền ngũ thức), bao gồm:

1. Nhãn thức: sự nhận thức của thị giác - mắt.
2. Nhĩ thức: sự nhận thức của thính giác - tai.
3. Tỷ thức: sự nhận thức của khứu giác - mũi.
4. Thiệt thức: sự nhận thức của vị giác - lưỡi.
5. Thân thức: sự nhận thức của thân giác - cơ thể.

Năm thức này nương tựa vào Căn bản thức (Tàng thức) hay nói chung là tâm thức (bao gồm cả ý thức) mà hiện khởi (originate) và vận hành (operate). Về chức năng hoạt động, năm thức này liên hệ trực tiếp đến ý thức hay hiện hành trên căn bản của dòng ý thức. Trong năm giác quan nếu cùng hoạt động với ý thức thì gọi là hoạt động chung. Tỉ dụ, công việc dịch của người làm ở phòng truyền hình, cùng lúc anh ta vừa nghe, vừa nhìn, vừa hít thở, vừa ngậm kẹo và vừa biên chép v.v... Làm việc như thế thì ý thức của anh ta cùng hoạt động chung và cùng phân tán đều cho cả năm thức cảm quan; đây là hoạt động chung. Tuy nhiên, nếu làm như thế, năng lượng ý thức bị phân tán, không thể tập trung, và do đó hiệu quả nhận thức bị yếu đi. Ngược lại, nếu năng lượng ý
thức chỉ tập trung vào hoặc nghe (như nghe TOEFL) hoặc nhìn (như mèo ngó chuột)... thì hiệu quả của nhận thức sẽ tốt hơn; đây gọi là hoạt động riêng; tức là, mỗi thức cảm quan chỉ tập trung hoạt động cùng với ý thức, mà không phải cùng hoạt động một lần.

Ở đây, cần ghi nhận rằng sự hoạt động của 5 thức cảm quan trên dòng ý thức được ví như sóng và nước: nước là dòng tâm-ý thức và sóng là 5 thức cảm quan. Đây là mối liên hệ mật thiết của tâm - ý thức và năm thức trước.

B- Các đặc tính và sự liên hệ của năm thức
- Trong ba cảnh: 5 thức này chỉ có Tánh cảnh - thấy biết như thật hiện hữu như là chính nó (To their appearances as they are).

- Trong ba lượng: 5 thức này chỉ có Hiện lượng - như nhìn bình trà biết đó là bình trà...

- Trong ba tánh: 5 thức này có đủ thiện, ác và vô ký.

- Trong 5 thọ: 5 thức này chỉ có khổ thọ, lạc thọ và xả thọ.

- Trong ba cõi:

a) Cõi Dục: 5 thức này có mặt đầy đủ.

b) Cõi Sắc: chỉ có 3 thức: nhãn thức, nhĩ thức và thân thức; tỷ thức và thiệt thức không hiện hành. (Nhãn, nhĩ, thân, tam nhị địa cư).

- Trong chín địa: 5 thức này chỉ hiện hành trong hai địa: Ngũ thú tạp cư địa - tức là cõi Dục; và Ly sanh hỷ lạc địa - tức là cõi Sắc - thuộc Sơ thiền - trong

Nhị địa.

Ở Sơ thiền thì có đủ năm thức, đến Nhị địa chỉ còn 3 thức (nhãn, nhĩ, thân). Vì rằng, từ Nhị địa trở lên, hành giả dầu có tỷ và thiệt nhưng nó không vận hành.

- Trong 51 tâm sở: 5 thức này chỉ tương ứng với 34 tâm sở: 5 tâm biến hành, 5 tâm biệt cảnh, 11 tâm thiện, 3 tâm căn phiền não, 2 trung tùy và 8 đại tùy (phiền não thứ yếu).

- Trong chín duyên:

* Nhãn thức có đủ: 1) Hư không, 2) Ánh sáng, 3) Căn, 4) Cảnh, 5) Tác ý, 6) Phân biệt y, 7) Nhiễm tịnh y, 8) Căn bản y, 9) Chủng tử y.

* Nhĩ thức chỉ có 8 duyên (giống như trên) trừ ánh sáng.

* Tỷ, thiệt và thân thức chỉ có 7 duyên (giống như trên) trừ hư không và ánh sáng.

Theo triết học Duy thức, cho đến khi Tàng thức chuyển thành Đại viên cảnh trí thì 5 thức này biến hành "Thành sở tác trí".

Năm thức lại được chia thành hai, loại đó là tịnh sắc căn và phù trần căn. Tịnh sắc căn là hệ thống thần kinh cảm giác. Tịnh sắc nghĩa là vật chất (sắc) ở dạng tinh tế (tịnh). Tỉ dụ, con mắt là căn, nhưng nó là phù trần căn, vì sự thô kệch của vật chất biểu hiện ra bên ngoài. Còn tịnh sắc căn là phần vi tế (vi mô) liên hệ, vận hành qua trung khu thần kinh cảm giác.

Tóm lại, trong hệ thống tám thức, sự lưu chuyển từ chủng tử (hạt giống) sang hiện hành hoặc từ hiện hành, (current) vào chủng tử của tất cả hiện hữu từ thế giới của các hiện tượng tâm lý cho đến thế giới thực tại khách quan của mỗi hiện tượng sự vật (The world of phenomena), tất cả đều phải tùy thuộc vào các điều kiện sau, bao gồm: Nhân duyên (Hetu pratyaya) - hạt giống trong Tàng thức; Sở duyên (Alambanapratyaya) - đối tượng của nhận thức; Tăng thượng duyên (Adhipatipratyaya) - các điều kiện (hoặc thuận hoặc nghịch) tác động vào nhân duyên; và Đẳng vô giác duyên (Nisyandapratyaya) - sự trôi chảy tương tục của nhân duyên.
(hết đoạn trich)

Trở lại với chìa khóa người sáng tạo đễ lại cho chúng ta, danh từ vượt thới gian, chìa khóa "Bác Sĩ". không gì khác hơn lật lại kinh điên nghành Y- Học Đông phương.

Tham khảo thêm tại : http://www.yhoccotruyen/
(Trích)

THỦY KHÍ
A.- ĐẠI CƯƠNG
- Nhìn vào đồ Thái cực, Phương Bắc, Mùa Đông, buổi tối khuya là dấu hiệu của Thái âm, âm khí ngự trị hoàn toàn, trời đất u tối, lạnh lẽo, cảnh vật điêu tàn, thê lương, tất cả đang đi vào cõi chết, trong khi đó, mọi sinh vật đều lo ẩn núp, trốn tránh cái lạnh lẽo giá buốt của âm khí để cố duy trì và bảo tồn dương khí còn lại, tránh khỏi bị tiêu diệt, để chờ đợi mùa xuân (khởi đầu Thiếu Dương) để phát triển Dương khí đem lại sức sống. Dương khí ở nơi người chính là Thủy khí.

- Thủy khí là nguồn năng lực tàng trữ trong con người, nhằm duy trì sự sống trong tình trạng Thái âm hủy diệt.

- Thủy khí tương ứng với Thái âm, là do nguồn năng lực phát xuất từ Thận, do đó Thận có liên hệ nhiều đối với Thủy khí.

B.- NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA THỦY KHÍ

a) Về cơ thể

1. Tóc

- Thiên "Thượng Cổ Thiên Chân Luận" (TVấn 1) ghi : "Thận suy, tóc rụng".

- Về già, Thủy khí suy, tóc người trở nên bạc, rụng, mất vẻ bóng láng, do đó, giữa tóc và Thủy khí có liên hệ với nhau.

- Huyết do tinh sinh ra, tinh tràng trữ ở Thận, tóc là sản phẩm "thừa ra" của huyết, được huyết nuôi dưỡng, Thận suy không sinh được huyết, tóc sẽ rụng... do đó Thận là căn nguyên của tóc.

- Tóc xanh, óng, dầy, đen huyền, tóc mây... là dấu hiệu Thủy khí sung mãn.

- Tóc khô, rụng, bạc là dấu hiệu Thủy khí suy kém.

- Theo H.Roenigk (Mỹ), hiện nay, số người bệnh rụng tóc trên thế giới rất đông, chỉ riêng ở Mỹ đã tới 20 triệu người, nguyên nhân chủ yếu là do họ hay sợ hãi (sợ mất công ăn việc làm, sợ bị hủy diệt bởi vũ khí hạt nhân...). Theo Nội Kinh, sự sợ hãi làm hại Thận (Khủng thương Thận), Thận suy làm tóc bạc, rụng. Tục ngữ cũng có câu : "Lo bạc râu, Sầu bạc tóc".

- Có nhiều trường hợp đặc biệt, 1 số người trải qua những biến động kinh hãi, thủy khí suy sụp nhanh chóng, tóc và lông mày của họ trở nên bạc trắng trong 1 thời gian ngắn. Trong cuốn "Chúng tôi sẽ chết như sống" do NXB Cầu Vồng, Maxcơva, xuất bản năm 1985, tác giả Anatoli Gôlubếp có kể rằng : bạn ông, ông Tơsurin bị bạc trắng tóc trong 1 đêm, khi vượt qua trận tuyến Satarưigugiơ. A. Caren, trong cuốn : "L? homme cet inconnu" (Con người, 1 đối tượng chưa hiểu được) kể : Trong trận thế chiến 1914 - 1918, 1 người đàn bà người Buổi, bị quân Đức kết án tử hình, đêm hôm trước ngày bị xử bắn, tội nhân bỗng trắng xóa mái tóc. Trong "Đông châu liệt quốc" cũng kể : Ngũ Tử Tư, 1 đêm lo nghĩ cách trốn thoát qua cửa ải nước Sở, đã bạc cả mái tóc đến nỗi lính canh ải không nhận ra.

2. Tai và thính giác

- Thiên "Ngũ Duyệt Ngũ Sứ "(LKhu 32) ghi : "Thận khai khiếu ở Tai".

- Thủy khí sung mãn thì thính giác tinh, có thể nghe được những âm thanh nhỏ và xa.

- Thủy khí suy yếu thì thính giác sút giảm : nghe không rõ, ù tai, lãng tai, điếc, tai kêu như ve, lùng bùng trong tai...

- Uống thuốc lợi tiểu, đi tiểu nhiều thấy mệt, tai lùng bùng. (Thủy suy).

- Những người già, người bệnh nặng, sốt rét... Thủy suy thường thấy ù tai.

3. Xương và răng

- Thiên ?Tuyên Minh Ngũ Khí? (TVấn 23) ghi : "Thận chủ cốt", và "Phần thừa của xương là răng".
- Về già, vào mùa lạnh, người ta thường thấy đau nhức trong xương, ê ẩm trong răng, răng long, rụng... Do đó, giữa xương răng và Thận có liên hệ với nhau.

- Thận ố hàn (Thận ghét lạnh), người đang đau nhức răng và xương, uống nước đá vào thấy đau và nhức hơn.

- Nhức, lạnh trong xương, lạnh cột sống trong chứng sốt rét, cảm giác như kiến bò, giòi bọ rúc trong xương... của những người ghiền xì ke ma túy, là dấu hiệu của những người Thủy khí suy.

- Nóng trong xương, viêm xương là Hỏa của Thận vượng.

- Những người gẫy xương, trong thời gian chờ xương lành lại, nếu giao hợp nhiều, mất tinh dịch làm Thận thủy suy sụp. Thận suy, không sinh được xương rất lâu lành.

- Thận chủ sự phát dục, Thủy khí suy làm sự phát dục của cơ thể giảm sút gây ra hiện tượng chậm mọc răng, chậm lớn, xương mềm yếu, tóc thưa...

- Răng chắc, to, bóng láng là dấu hiệu Thủy khí sung mãn.

- Răng long, đen đục, ê nhức ... là dấu hiệu Thủy khí suy.

- Những người tiếp xúc nhiều với hàn khí (nước đá, nước lạnh...) làm cho Thủy khí suy (Thận ố hàn) dễ sinh ra hư, gẫy, rụng răng...

- Các nhà nghiên cứu trường đào tạo bác sĩ nha khoa ở Philađenphia (Mỹ) cho rằng : "Stress" (khủng hoảng, sợ hãi, cảm xúc...) mãn tính có khả năng gây hỏng răng. Khủng thương Thận, do đó, sợ hãi... có thể làm hỏng răng được.

Bác sĩ Stanley Cobb chuyên gia về thần kinh, cho rằng, sự lo âu, sợ hãi, liên quan mật thiết với các triệu chứng gây ra bệnh thấp khớp.

- Theo Tạp chí Prirôda (Ý), sau khi nghiên cứu 340 người từ 40-80 tuổi thấy rằng, người hút thuốc lá loãng xương mạnh hơn (hút thuốc làm kim suy, Kim suy không sinh được Thủy).

4. Nước tiểu

-Thiên Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận (TVấn 5) ghi : "Nước tiểu là dịch của Thận".

- Nơi người già Thủy khí suy yếu, vào mùa đông, buổi tối, những ngày mưa các cụ thường đi tiểu nhiều, do đó, nước tiểu và thủy khí có liên hệ với nhau.

- Đi tiểu nhiều lần, nhất là tiểu đêm, nước tiểu nhiều và trong là dấu hiệu Thủy của Thận suy.

- Ít tiểu, nước tiểu đỏ, tiểu ít nước, tiểu ra máu là dấu hiệu Hỏa của Thận vượng.

- Bí tiểu vì bọng đái không co thắt là dấu hiệu Mộc của Thận suy.

- Đái gắt, (Tiểu nhiều lần, mỗi lần ra ít nước tiểu) do sự quá co thắt của Bàng quang là dấu hiệu Mộc của Thận vượng.

- Người Thận Thủy bình thường, uống nước vừa đủ khi khát, không đi tiểu quá 4 lần 1 ngày.

- Bác sĩ Bedrich Nejedly, khoa hóa sinh tỉnh Klando (Tiệp Khắc) cho biết : có sự liên hệ giữa việc uống ít nước và bệnh thận. Uống quá ít nước, độ đậm đặc của nước tiểu trong Thận tăng lên và nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây viêm nhiễm đường tiểu. Đây là dấu hiệu hỏa của Thận vượng do Thủy khí của Thận không đầy đủ do thiếu nước cung cấp.

- Tại Thượng Hải, các nhà nghiên cứu đã chiết từ nước tiểu ra 1 loại men có tên là Urokinaza (chống đông máu) để trị bệnh huyết khối, tắc mạch máu Phổi. Nhồi máu cơ tim. Nó còn có tác dụng hòa tan những cục máu nghẽn là vật cản trong hệ thống tuần hoàn. Dùng nước tiểu (biểu hiện của Thận Thủy để điều trị bệnh ở Tâm hỏa là áp dụng luật tương khắc, Thủy khắc Hỏa).

5. Tinh dịch

- Thiên Bản Thần (LKhu 8) ghi : "Thận tàng tinh".

- Tinh khí thật ra do tinh hoa 5 khí của Ngũ hành kết lại chứ không phải chỉ do 1 mình Thận, dù Thận giữ vai trò chủ yếu, do đó, nếu tổng trạng suy nhược, tinh dịch không thể sinh ra nhiều được.

- Ngược lại, đa dục (ham mê tửu sắc quá độ) làm mất tinh dịch quá nhiều, sẽ có thể làm cho cơ thể suy nhược.

- Làm mất nhiều tinh dịch hoặc tinh dịch không đủ, có thể gây nên các chứng bệnh bất lực, hiếm muộn con cái.

- Theo các nhà nghiên cứu : Tắm ngồi lâu trong bồn nước nóng, âm nang nóng liên tiếp, lượng tinh trùng sẽ giảm xuống gây ra tình trạng vô sinh (đây là hiện tượng của Hỏa (nước nóng) làm hại Thủy (tinh dịch). Muốn sản sinh tinh trùng, dịch hoàn phải có nhiệt độ 3505 - 360 nghĩa là thấp hơn thân nhiệt bình thường 1 - 105. Y học phát hiện rằng, khi âm nang nóng lên sẽ gây trở ngại cho việc tạo ra tinh trùng.

- Theo các nhà nghiên cứu, người nghiện thuốc lá nặng cũng giảm số lượng tinh trùng. Mỗi ngày hút khoảng 30 điếu thuốc lá thì 51/100 lượng tinh trùng bị tiêu diệt. Đây là nguyên tắc tương sinh của Ngũ hành : Hút thuốc nhiều làm Kim suy, Kim suy không sinh được Thủy.

- Mộng tinh : Xuất tinh trong lúc ngủ mộng. chứng này tuy do Thận Thủy suy (tinh tiết ra) nhưng thường chủ yếu do Tâm hỏa vượng. Cơn mộng trong giấc ngủ là dấu hiệu Hỏa của Tâm vượng (vì Tâm tàng thần) Tâm hỏa vượng phản khắc Thận Thủy gây ra. Nếu mộng tinh quá nhiều lần, tinh dịch sẽ hao mòn, đưa đến toàn thể các tạng suy yếu, nhất là Thận Thủy, sinh ra chứng Di tinh hoặc Tiết tinh (Tảo tinh).

- Di tinh : Tinh dịch chảy ra tự nhiên, đây là dấu hiệu Thủy của Thận suy trầm trọng. Ở những người bệnh nặng, nếu tinh tự xuất ra là dấu hiệu người bệnh sắp chết vì Thủy của Thận suy kiệt hoàn toàn, không giữ tinh được.

- Tảo tinh : Tinh tiết quá sớm khi giao hợp. Thường do Thủy của Thận suy, nhưng cũng có khi do Hỏa của Tâm vượng phản khắc lại Thận thủy khiến xuất tinh sớm.

- Liệt âm, liệt dương : Triệu chứng suy nhược hoặc bất lực của bộ phận sinh dục nam nữ, đó là dấu hiệu Thủy của Thận suy, chủ yếu là Mộc của Thận suy, đồng thời còn là dấu hiệu của sự suy nhược toàn bộ.

- Người Thận thủy vững vàng, không bị tình dục chi phối và khi giao hợp thì lại hoàn tất 1 cách tốt đẹp. Trái lại người Thận thủy suy, Tâm hỏa vượng thì luôn luôn bị tình dục ám ảnh và thường thất bại khi giao hợp như liệt dương, liệt âm, tảo tinh, lạnh cảm... để rồi sinh ra nhiều tật xấu như thủ dâm, thị dâm, loạn dâm, bạo dâm... làm mất cả phẩm cách.

b) Về chức năng

6. Trí nhớ

- Khi còn trẻ, trí nhớ mạnh mẽ, đầy đủ, ngược lại, đến tuổi già, thủy khí suy yếu, trí nhớ cũng từ đó trở nên tồi tệ, vậy giữa thủy khí và trí nhớ có sự liên
hệ với nhau.

- Các nhà nghiên cứu cho là trí nhớ con người giảm từ từ và đều đặn từ 50 - 60 tuổi, bác sĩ Albert, bệnh viện tâm thần Massachusetts nhận thấy : người ở 60 tuổi trở đi, thường gặp 2 khó khăn :

+ Khó khăn về ngôn ngữ : khó gọi đúng tên người muốn gọi.

+ Khó khăn về trí nhớ : khó nhớ 1 lúc 2 việc cần làm trở lên.

- Các nhà khoa học ở đại học thành phố Berkeley cho rằng ở tư thế nằm dễ nhớ hơn, lý do là do máu dồn lên não.

- Theo tuần báo Liên Xô, tại Nhật, theo các số liệu thống kê của cục đường sắt cho thấy : Trong những tháng oi bức, người ta hay bị quên hơn cả. Từ đầu tháng 5 hành khách bắt đầu dễ quên, vào tháng 8, thời tiết nóng bức đến độ mức đồ vật bỏ quên nhiều gấp 2 lần tháng giêng (nóng bức là biểu hiện của Hỏa vượng, Hỏa phản khắc lại Thủy làm Thủy suy, ảnh hưởng đến trí nhớ).

- "Khủng thương thận (sự sợ hãi làm hại Thận), theo New Scientist số 3-1983, các nhà nghiên cứu đại học Washington (Mỹ) phát hiện thấy Shốc tâm lý (đặc biệt là sự sợ hãi) là nguyên nhân gây ra mất trí nhớ.

- Tại Liên Xô, 1 số trường học đã dùng bóng đèn màu tím, vì ánh sáng màu tím được coi là có lợi cho sự phát triển trí tuệ của học sinh.

7. Ý chí

- Thiên "Tuyên Minh Ngũ Khí " (TVấn 23) ghi : "Thận chủ ý chí".

- Trong châm cứu huyệt vị, ngang với huyệt Thận du là huyệt Chí thất (chí là ý chí, Thất là chỗ chứa nhỏ), vậy giữa Thận và ý chí có liên hệ mật thiết.

- Người điềm Tỉnh, hành động vững vàng trước những biến động hiểm nghèo là người có Thủy khí sung mãn.

- Người Thủy khí suy yếu, thiếu hẳn ý chí : không thể quyết định dứt khoát, không có lập trường.

8. Sự sợ hãi :

- Nội Kinh : "Ở chí của Thận là sự sợ hãi".

- Người Thận thủy suy thường hay sợ hãi.

- Khủng thương thận (sự sợ hãi làm hại Thận), những biến động hăm dọa tính mạng đời sống con người, làm thủy khí suy.

- Alexis Carel, trong "Con người, 1 đối tượng chưa hiểu hết", có kể lại 1 trường hợp phụ nữ, vì quá hãi sợ và từ lúc đó, bà không thấy lại kinh nguyệt hàng tháng của mình nữa. (Kinh nguyệt có liên hệ với Thận, thận suy, ảnh hưởng đến kinh
nguyệt).

9. Lạnh

- Thiên Ngũ Duyệt Ngũ Xứ' (LKhu 37) ghi : "Thận ố hàn" (thận ghét lạnh).

- Về mùa đông, đêm khuya (thời điểm của Thái âm), người ta cảm thấy lạnh. Vậy giữa lạnh và thủy khí có liên hệ với nhau.

- Sờ ngoài da thấy lạnh là Thủy của Thận ở phần Biểu suy (Biểu là phần bên ngoài).

- Người bệnh cảm thấy lạnh nhất là 2 bàn chân, lạnh trong cột sống, lạnh từ trong lạnh ra, dù sờ ngoài da không thấy lạnh là dấu hiệu Thủy của Thận suy ở lý (phần bên trong thuộc Lý).

- Tùy theo cảm giác lạnh ở vùng nào có thể suy ra cơ quan, cục bộ có rối loạn.

+ Thấy lạnh vùng lưng, chân... là dấu hiệu Thủy của Thận suy.

+ Thấy lạnh vùng trán... là dấu hiệu thủy của Tâm suy...

Thận ố hàn do đó, để bảo vệ thận, thường xuyên tránh tiếp xúc của Hàn khí (thời tiết lạnh, nước đá lạnh...). Mặc ấm chống lạnh để bảo vệ Thủy khí của cơ thể.

10. Sự run rẩy

-Thiên Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận (TVấn 5) ghi : "Ở sự biến động của Thận là run rẩy".

- Khi lạnh quá hoặc khi sợ hãi quá người ta thường run rẩy, vậy run rẩy có liên hệ với thủy khí.

- Người hay run rẩy tung biến động là người có thủy khí suy.

11. Tiếng rên rỉ, hắt hơi

- Thiên Ngũ Duyệt Ngũ Sứ (LKhu 32) ghi : "Rên rỉ, hắt hơi là tiếng của Thận".

- Những người bị rét hoặc đang lên cơn kinh hãi thường hay run rẩy và rên rỉ.

- Người ta thường hay hắt hơi vào những ngày mưa, thời tiết lạnh, gió lạnh vào sáng sớm... là dấu hiệu Thủy của Phế suy (vì chứng này thường gây ra kéo dài, mãn tính, do đó, thường là do kim suy kéo theo Thủy suy và Mộc vượng).

12. Sắc đen

- Thiên Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận ghi : "Sắc của Thận là sắc đen".

- Sắc của Thái âm, buổi tối, mùa đông là sắc đen.

- Sắc đen sáng, bóng là dấu hiệu thủy khí sung mãn. Thực tế cho thấy những người da đen, da bánh mật là những người thủy khí sung mãn, khả năng tình dục của họ rất caop.

- Sắc đen u ám là dấu hiệu của thủy khí suy, thường gặp nơi những người bệnh lâu ngày, sốt rét, ghiền xì khe, ma túy...

- Quan sát khuôn mặt nơi đồ hình Thái cực ta thấy :

+ Cằm có sắc đen tối là dấu hiệu Thủy của Thận suy.

+ Trán có sắc đen tối là dấu hiệu Thủy của Tâm suy.

+ Mũi có sắc đen tối là dấu hiệu Thủy của Tỳ suy.

+ Má trái có sắc đen tối là dấu hiệu Thủy của Can suy.

+ Má phải có sắc đen tối là dấu hiệu Thủy của Phế suy.

- Bệnh viện Axiaphânphao (CHDC Đức) thấy rằng những người hay bị đau đầu và co thắt mạch (dấu hiệu của Hỏa vượng) bao giờ cũng thích lựa chọn màu xanh đen và 60% người bị bệnh Cường tuyến giáp (bệnh bướu cổ lồi mắt - Badơđô (Basedow) đặc biệt ưa thích màu tím.

- Da đen bóng, phản ảnh Thủy khí sung mãn, người có sắc da đen bóng là người thủy khí sung mãn. Thận thủy có liên hệ đến sinh dục, vì thế dân tộc da đen thường mạnh về tình dục.

13. Hàn khí và thủy khí

- Sách Y Tông Kim Giám : Trên trời là Hàn dưới đất là Thủy, ở người là Thận, ở thể là cốt, Hàn khí thông với thận, do đó, những bệnh do Hàn khí gây ra đều liên
hệ với Thận.

- Hàn khí là khí lạnh, hay gặp vào mùa đông, phương Bắc, tối khuya và trong kỹ nghệ lạnh.

- Hàn khí là nguồn năng lực cần thiết để chống lại Hỏa và Nhiệt khí làm cho mát dịu. Tuy nhiên, nếu hàn khí quá mạnh thì sự mát mẻ dễ chịu sẽ nhường chỗ cho sự lạnh lẽo, khó chịu.- Thủy khí là nguồn năng lực của cơ thể chống lại Hàn khí, nếu thủy khí suy, không chống lại được Hàn khí sinh ra lạnh lẽo.

- Nước là biểu hiện của thủy khí, có tính Hàn, dùng để chống lại Hỏa khí và Nhiệt khí, tuy nhiên, vì tính hàn của nó nên cũng có thể làm cho Thủy khí suy
(Thận ố hàn), nhất là nước đá lạnh. Uống nhiều nước, gây đi tiểu nhiều vì Thận phải làm việc nhiều dẫn đến tình trạng Thủy khí suy. Do đó, chỉ nên uống nước khi cần thiết và khát thôi.

Xem tiếp (Tử Vi Dưới Mắt Nghiệp Quả, bài 4.2)

No comments:

Post a Comment