Total Pageviews

Saturday, January 1, 2011

Nguồn Gốc Âm Dương

(Tử Vi Dưới Mắt Nghiệp Quả, bài 3)

Xin tham thảo thêm Vi diệu Pháp, Lô trình Tâm, Nghiệp, có thể qua trang Thưvienhoasen, Quãng đức, zencomp.com

(Xin Tìm đọc Vi diêu pháp Toát yêu / Nārada Mahā Thera do cụ Phạm Kim Khánh chuyển dịch)

Lộ trình Tâm
Lộ trình tâm là tiến trình sanh diệt của tâm. Tùy theo trường hợp sanh khởi lộ trình tâm được phân ra lộ dài, lộ ngắn, lộ lớn, lộ nhỏ. Tùy theo nơi chốn sanh khởi, lộ trình tâm được phân biệt làm hai loại: lộ trình qua ngũ môn và lộ trình qua ý môn. Ðơn vị đo lường trong lộ trình tâm được gọi là tâm Sát Na.

Tâm Sát na
Trong trạng thái thụ động, khi tâm không bị kích thích bởi đối tượng, được gọi là tâm Hộ kiếp (Bhavaṅga). Khi bị kích thích bởi đối tượng thì một tâm sẽ khởi lên trên mặt tâm Hộ kiếp, rồi chìm xuống để một tâm khác khởi lên (thông thường chúng ta không thể giữ mãi một tâm không cho chìm vào tâm Hộ kiếp). Như vậy, đời sống của một tâm bao gồm 3 giai đoạn: Sanh (Uppāda), Trụ (Ṭhiti) và Diệt (Bhaṅga). Ðời sống đó được gọi là tâm sát na (Cittakhana).

Duy Thức Tông phân biệt có 8 Tâm Vương và 51 Tâm Sở. Hoạt động của Tâm Vương là hoạt động chủ đạo. Hoạt động Tâm Sở là hoạt động phụ thuộc của Tâm Vương. Vương nghĩa là vua, còn sở là sở hữu. Tâm Sở có nghĩa là những pháp sở hữu của Tâm Vương.
Gọi là tâm sở vì đó là những thành phần phụ thuộc vào tâm, nương vào tâm để sanh khởi lên. Nói cách khác, tâm sở là pháp luôn luôn phối hợp (sampayoga) với tâm.
Tâm và tâm sở hòa trộn vào nhau, nhưng phải hòa vào tâm như sữa hòa vào nước, tất cả những điều ấy là tính chất của tâm sở. Tuy tâm sở nương theo tâm sinh lên, nhung không phải tâm sinh trước rồi tâm sở sinh lên sau, mà nương sanh theo cách đồng “hiện hữu’, trong bộ Patthāna (Đại Xứ luận) có gọi cách trợ sanh này là hājātapaccaya (Đồng sanh duyên), nghĩa là tâm làm năng duyên trợ sanh cho tâm sở là sở duyên bằng cách đồng sanh. Ví như ngọn lửa vừa sanh lên, ánh sáng hiện ra ngay và người ta gọi “ánh sáng của ngọn lửa”, ngọn lửa ví như tâm còn ánh sáng ví như tâm sở.

Thí dụ tâm sỡ Sân:
"Do sa (sân) xuất nguyên từ ngữ căn Du là khó chịu, buồn rầu. Theo quan niệm thông thường “sân” là cách thức “nóng nảy” của tâm. Thật ra, “phẩn nộ” hay “nóng nảy” chỉ là trạng thái thô thiển của tâm sở sân, trạng thái trung bình của tâm sở sân là buồn rầu (soka), khóc than (parideva), khó chịu (domanassa), đau đớn xác thân (dukkha) và trạng thái vi tế của tâm sở sân là “không hài lòng”, “không an lạc”, “không thích thú”, “không hân hoan”.
Những từ ngữ chỉ cho tâm sở sân là: hiṃsa (sát hại), palāsa (ác ý hay thù oán), kodha (phẫn nộ), soka (buồn rầu), parideva (than khóc – than thở, khóc), domanassa (khó chịu), dukkha (khổ )."
Nghiệp Do Nghiệp mà con người tái sanh, vậy Nghiệp là gì?

Theo từ nguyên, nghiệp, tiếng Sanskrit gọi là karma, Pàli gọi là kamma có nghĩa là hành động có tác ý (volitinan action). Nói cách khác, nghiệp luôn luôn được bắt nguồn từ những tạo tác của tâm(y) thông qua những hoạt động của thân, miệng, và ý, gọi chung là tam nghiệp. Do đó, một hành động (tạo tác), nếu không phát sinh từ tâm thì không thể gọi là nghiệp, mà hành động chỉ được gọi là hành động hay hành động duy tác (kriyà). Và như vậy, định nghĩa của nghiệp là: hành động có tác ý, hay hành động được phát sinh từ tâm. Cái mà gọi là nghiệp ở đây là những gì thuộc pháp hữu lậu (nghiệp hữu lậu), tức là những gì thuộc thiện - ác, khổ đau - hạnh phúc v.v...nó găn liền với đời sống đạo đức, luân lý của con người, với những cảm thọ vui buồn - khổ lạc, mà không phải là những gì thuộc vô lậu - giải thoát. Do đó, trong một số trường hợp, khi các kinh văn đề cập đến nghiệp và lậu, chúng ta cần hiểu rằng đó là một lối diễn đạt nhằm phân biệt giữa cái thiện, ác và cái đã thoát ly mọi ý niệm về thiện, ác. Chẳng hạn, Tham - sân - si là nghiệp bất thiện, nghiệp ác; nhưng tự thân không tham - không sân - không si là cái nghiệp thiện, hay cái nghiệp thanh tịnh - giải thoát. Bởi lẽ,thanh tịnh - giải thoát tự bản thân nó đã thoát ly mọi khái niệm thiện - ác, hữu - vô. Do vậy, khi bàn đến nội dung của nghiệp , ở đây chúng ta chỉ thuần túy nói đến nghiệp thiện và nghiệp ác, tức là nghiệp hữu lậu mà không nói đến nghiệp vô lậu. Cố nhiên, định nghĩa "Nghiệp là hành động có tác ý, hay hành động được phát sinh từ tâm" chỉ được dùng cho tất cả nghiệp hữu lậu., tức là mọi vấn đề liên quan đến thiện và ác. Nghiệp có thiện tánh, ác tánh, vô ký tánh. Tuy nhiên chỉ có ác và thiện tánh mới là nghiệp, chứ vô ký tánh không đủ sức mạnh tạo thành quả nên không gọi là nghiệp.

Đức Phật dạy : "Nầy các Tỳ Kheo, Như Lai xác nhận rằng chính tác ý là nghiệp. Có ý muốn làm mới có hành động bằng thân, khẩu hay ý" (Anguttara Nikãya iii 415). Thế nhưng tất cả những ý nghĩ Lời nói việc làm đó đều phát xuất từ căn bản thức tức là Thức Thứ Tám còn gọi là tâm, tất cả do tâm tạo và giữ gìn những hạt giống thiện ác. "Không kềm chế tâm tức nhiên không kềm chế được việc làm, lời nói và tư tưỡng. Kềm chế tâm tức là kềm chế thân, khẩu, ý. Chính tâm dẫn dắt thế gian. Chính tâm lôi kéo thế gian. " (Atthasãlini tr. 68; The Expositor, phần I tr. 91). Kinh Hoa Nghiêm cũng đã minh định "Nhất thiết duy tâm tạo"

Dưới mắt Tử Vi Nghiệp Quà khi mà "tự thân không tham - không sân - không si là cái nghiệp thiện, hay cái nghiệp thanh tịnh - giải thoát. Bởi lẽ, thanh tịnh - giải thoát tự bản thân nó đã thoát ly mọi khái niệm thiện - ác, hữu - vô" là rũ Nghiêp và không là đối tượng nghiên cứu Tử vi.
Hình Đồ bát quái và Duy thức học.

Dưới mắt Tử Vi Nghiệp Quà, do Nghiệp có thiện tánh, ác tánh, vô ký tánh, hỉnh thái của hệ tám thức bây giờ là vân hành của tư duy theo nguyên tắc Thiện, Ác và Vô ký, tuy nhiên vì Vô Ký, như trên đã nói, không đủ sức mạnh tạo quả và đối tượng Tử vi chỉ là con người còn Tham sân si, chưa rủ bỏ nghiệp. Và như thế sự vân hành Tư duy theo nguyên tắc Thiên Ác là hỉnh thái của hệ tám thức .

Nhìn qua hình đồ bát quái Thái cực đồ, ta có thể thấy ngay được sự vận hành Tâm Thiên và Tâm Ác hay hình thái của 3 tâm thức ( Ý thức, Mat na thức, tàng thức, 5 thức còn lại sẽ nói sau)
- Hai dấu châm (mắt cá) là Ý thức Thiên / Ý thức Ác ( Ta không biết mắt cá nào là Thiên hay Ác) - Hai con cá nằm ngược nhau là Mạt na Thức Thiên / Mạt na thức Ác( Ta không biết cá nằm xuôi hay ngược là Thiên hay Ác) - Phía sau Mạt na thức là Tàng thức. Thấy được qua đưởng tròn giới hạn của Mạt na thức.

Vì Thiên tâm và Ác tâm thay đổi theo không gian thới gian, có lúc, có nơi Thiên Tâm được xem là Ác tâm hay ngược lại. Sự biến đỗi do quan niện Thiên-Ác qua không gian thới gian đó chinh là lẻ Biến Dịch (Dich). Ở Không gian thới gian này hành đông này được xem là Thiện một hành động này" ở không gian thời gian kia lại là Bất thiện. Ở Không gian thới gian "A" hành đông "SAT" được xem là Ác và cũng một hành động "SAT" ở không gian thời gian "B" lại là Thiện. Thiên tâm Ác tâm cũng chỉ là giả lập. Chính tâm dẫn dắt thế gian. Chính tâm lôi kéo thế gian.

Do đó, ta không biết "con cá" nào là Mạt na Thiên hay Ác cũng như Ý thức nào là Ác hay Thiện.
(Tìm đọc Vi diêu pháp Toát yêu / Nārada Mahā Thera do cụ Phạm Kim Khánh chuyển dịch)
Tiến Trình Tâm Phát Sanh Xuyên Qua Năm Căn Môn

Sáu loại tâm thức là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.
Tùy theo các môn, những tiến trình tâm là:
1. Tiến trình liên quan đến nhãn môn, 2. Tiến trình liên quan đến nhĩ môn, 3. Tiến trình liên quan đến tỷ môn, 4. Tiến trình liên quan đến thiệt môn, 5. Tiến trình liên quan đến thân môn, và 6. Tiến trình liên quan đến ý môn.
Hoặc, tùy theo loại thức, những tiến trình tâm là:
1. Tiến trình liên quan đến nhãn thức, 2. Tiến trình liên quan đến nhĩ thức, 3. Tiến trình liên quan đến tỷ thức, 4. Tiến trình liên quan đến thiệt thức, 5. Tiến trình liên quan đến thân thức, và 6. Tiến trình liên quan đến ý thức.
Thi dụ tiến trinh tâm qua nhãn thức

Tâm, chủ thể, tiếp nhận đối tượng từ bên trong hay bên ngoài. Khi đang ngủ mê, tâm được gọi là an nghỉ, hay nói cách khác là ở trong trạng thái Bhavaṅga. Chúng ta luôn luôn có một trạng thái tâm tiêu cực như thế khi tâm không tương ứng với ngoại cảnh. Luồng Bhavaṅga (Hộ Kiếp) ấy bị gián đoạn khi có một đối tượng nhập vào tâm.
Lúc ấy tâm Bhavaṅga rung động trong một sát na (chặp tư tưởng) và tan biến.
Kế đó Ngũ Môn Hướng Tâm (Pañcadvārāvajjana) khởi sanh và diệt. Ðến giai đoạn nầy dòng trôi chảy tự nhiên bắt đầu bị kiểm soát và chuyển hướng về đối tượng.
Tức khắc sau đó nhãn thức khởi sanh và diệt, nhưng không hiểu gì hơn ngoài sự thấy đối tượng.
Tiếp theo tác hành nầy của giác quan có một chặp tư tưởng tiếp thâu đối tượng đã nhận (Sampaṭicchana) gọi là Tiếp Thọ Tâm.
Rồi đến khả năng dò xét (Santīraṇa, Suy Ðạc Tâm) trong chốc lát quan sát đối tượng đã tiếp thâu.
Sau đó đến giai đoạn nhận định gọi là Xác Ðịnh Tâm (Voṭṭhapana) phân biện lựa chọn. Ðây là giai đoạn mà ý chí tự do góp phần của nó.
Sau đó là giai đoạn tâm lý cực kỳ quan trọng -- giai đoạn Javana, Tốc Hành, hay Xung Lực. Chính ở giai đoạn nầy mà hành động được xét là thiện hay bất thiện. Nghiệp được tạo ở giai đoạn nầy. Nếu nhận định chân chánh (yoniso manasikāra, có sự chú ý chân chánh) Javana trở nên thiện. Nhận định sai lầm (ayoniso manasikāra) luồng Javana trở nên bất thiện. Trong trường hợp một vị A La Hán luồng Javana nầy không thiện, cũng không bất thiện, mà chỉ thuộc về cơ năng, hành (kiriya, duy tác, chỉ có tác hành mà không tạo hậu quả). Giai đoạn Javana nầy thường trôi chảy trong bảy sát na tâm (chặp tư tưởng). Lúc lâm chung chỉ có năm chặp. Toàn thể tiến trình chỉ tồn tại trong một thời gian cực nhỏ. chấm dứt bằng tâm ghi nhận, hay Ðăng Ký Tâm (Tadālambana), kéo dài hai chặp.
Tức khắc sau tiến trình xuyên qua năm căn môn dòng tâm chìm biến vào Bhavaṅga. Kế đó phát sanh xuyên qua ý môn một tiến trình tâm lấy đối tượng của nhãn quan được thâu nhận trong tâm, nói trên, làm đối tượng. Tiến trình nầy phát sanh xuyên qua ý môn, trôi chảy như sau:
Ý môn hương Tâm ---> Javana (7 sát na tâm) ---> Đăng ký tâm. Luồng tâm chìm biến vào bhavaṅga trở lại, và hai tiến trình phát sanh như vậy trước khi đối tượng thật sự được hay biết.
Một gạch (___), Dương thay cho Tâm Thiên / Tâm Ác, Một vạch đứt (_ _ ) cũng thay cho Tâm Thiên / Tâm Ác
Ý môn hương Tâm ---> Javana (6 sát na tâm + 1 sát na tâm) ---> Đăng ký tâm. sát na tâm thứ 7 dùng để đăng ký hay tên quẻ dich, nó mang ý nghỉa toàn quẻ, ý nghĩa tông quát cua Javana
ý môn hướng tâm -->Javana (6 hào + tên quẻ)---> Đăng ký tâm
Như vây Âm dương là Tâm Thiên / Tâm Ác, Dich là Lộ rinh Tâm qua Ý môn.
Chú Ý:
Âm và Dương không có nghĩa Ác hoặc Thiện mà TÙY vào Không Gian Thời Gian mà có nghĩa Thiên Hoặc Ác : TÙY KHÔNG THỜI GIAN Sinh Trụ Diệt (3 hào) là một lô trinh Sát na tâm mất một thành phân Sinh hoặc Tru hoặc Diệt sẽ không là Tâm sát na nũa.
Có vân hành thì có SINH và đó cũng ý niêm Động Tỉnh trong Từ vi.
Trong khái niêm Tâm theo thời gian tâm(Sát na tâm, Sinh Tru Diêt) vá Lý nhân duyên qủa thì lộ trình tâm Javana (Sống, cận tử) có thề viết lại:
Sát na tâm (Nhân) + Duyên (những tâm tương ứng liên kết vào, n sat na tâm) ---> Sát na Tâm (Quả)
(Sinh Trụ Diệt) + Duyên (những tâm tương ứng liên kết vào, n sat na tâm) ----> (Sinh Trụ Diệt)
(Háo 1,Hào 2,Hào 3) + Duyên (những tâm tương ứng liên kết vào, n sat na tâm) ----> (Hào 4, Hào 5, Hào 6)
Mỗi chặp tư tưởng bao gồm ba thì, gọi là tiểu sát-na : Khởi Sanh, hay điểm xuất phát (một hào) ; Trụ, tịnh, hay phát triển (một hào); Diệt chấm dứt, hay tan rã (một hào) và như thế một quẽ đơn được lâp thành. ( 8 quẻ đơn)
Mỗi đơn vị tâm hoại diệt tạo điều kiện cho một đơn vị khác khởi phát và cùng lúc, chuyển tất cả năng lực cho đơn vị kế nối ấy. và đây là sự hình thành quẻ Kép, là lý do và là căn nguyên của sự chồng quẻ.(64 quẻ kép), cũng đã giải thích ở trên.
Qua "hàm Tử vi" mà Thiện hay Ác được nhận diện đâu là Thiên đâu là Ác; được nhân biết, xác định qua tính lý, sự đắt hãm, tính khí của "sao". Cũng như thế, Thiên Ác qua "Lăng Kính Dich", Thiện hay Ác được nhận diện đâu là Thiên đâu là Ác mà quân tữ hay lành và tiêu nhân hay dữ. Bàn thân Thiên Ác trong "bát quái đồ" thì không xác đinh. nhưng qua Hàm Tư vi thì đươc nhân diên, qua lăng kính Dich thì được nhân diện. Chính nhờ Hàm Tử vi mà hành trình hướng thiên hướng thiện được chỉ rõ cho định mạng dù hẳn hiu hay ưu đải, chính nhờ lăng kinh Dich mà Tâm Đạo, đạo của tâm đươc chỉ rõ cho Thiện nhân lẫn Ác nhân trên bướt ngoặc thăng trâm khúc khuỷ đường đời lẫn ở nơi đỉnh cao danh vọng mà chỉ ra hanh, trinh, chính, trung, cát hung, tiến, lùi, đứng, ở, lợi, hại, người trên, kè dười .. không gì mà không dung chứa trong lộ trinh tâm -Dich.

No comments:

Post a Comment